Số phận đôi cún là biểu tượng của hòa bình và hợp tác trên bán đảo Triều Tiên
Đôi cún này là quà tặng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dành cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cách đây 4 năm đã trở thành đề tài gây tranh cãi trong thời gian gần đây.
Con chó Gomi (trái) và Songgang tại vườn thú ở Gwangju (Hàn Quốc). Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết tranh cãi xoay quanh việc phía nào chịu trách nhiệm tài chính trong chăm sóc cho đôi cún có tên là Gomi và Songgang này.
Sau hội nghị thượng đỉnh tổ chức năm 2018 tại Bình Nhưỡng, Chủ tịch Kim Jong-un đã tặng đôi cún màu trắng thuộc giống chó Pungsan bản địa cho Tổng thống Hàn Quốc khi đó Moon Jae-in. Tuy nhiên, trong tháng 11, ông Moon Jae-in đã quyết định không nuôi chúng nữa với lý do thiếu hỗ trợ tài chính từ chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Ngày 9/12, Gomi và Songgang được chuyển đến một vườn thú của thành phố Gwangju sau thời gian ở tạm tại một bệnh viện thú y ở thành phố Daeju.
Ngày 12/12, Gomi và Songgang với vòng tên đeo quang cổ đã ra mắt các phóng viên và du khách tham quan tại vườn thú ở Gwangju. Tham gia sự kiện có Thị trưởng Gwangju Kang Gijung.
Video đang HOT
Thị trưởng Kang Gijung phát biểu: “Gomi và Songgang là biểu tượng của hòa bình và hợp tác Hàn Quốc – Triều Tiên. Chúng tôi sẽ chăm sóc tốt cho chúng như việc gieo mầm cho hòa bình”.
Gomi và Songgang là quà tặng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dành cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cách đây 4 năm. Ảnh: AP
Gomi và Songgang đã có 6 chó con, tất cả đều được sinh ra tại Hàn Quốc. Trong đó, Byeol được nuôi tại vườn thú Gwangju từ năm 2019 trong khi 5 anh chị em của nó được nuôi tại các vườn thú và cơ sở công cộng khác ở Hàn Quốc.
Lãnh đạo của vườn thú Gwangju cho biết sẽ cố nuôi Byeol cùng bố mẹ của nó, nhưng hiện tại chúng được giữ ở những nơi khác nhau.
Gomi và Songgang đều là tài sản của nhà nước. Khi tại vị, ông Moon Jae-in nuôi chúng tại dinh thự tổng thống. Sau khi mãn nhiệm vào tháng 5, ông Moon Jae-in đã đưa chúng về nhà riêng bởi luật được sửa đổi cho phép các món quà là động vật hoặc cây cối dành cho tổng thống không buộc phải để tại Kho lưu trữ tổng thống.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 11, văn phòng của ông Moon Jae-in cáo buộc chính quyền Tổng thống đương nhiệm Yoon Suk-yeol từ chối cấp chi phí thức ăn và chăm sóc thú y cho hai con chó. Văn phòng Tổng thống Yoon Suk-yeol khẳng định không ngăn cản ông Moon Jae-in nuôi hai con chó và thảo luận về hỗ trợ tài chính vẫn đang diễn ra.
Năm 2000, cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã tặng Tổng thống Hàn Quốc khi đó Kim Dae-jung hai chú cún Pungsan. Ông Kim Dae-jung trong khi đó tặng lãnh đạo Triều Tiên hai chú cún giống Jindo bản địa tại một hòn đảo Hàn Quốc. Hai chú cún Triều Tiên này sống tại một vườn thú ở Seoul và chết vào năm 2013.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Ngày 16/11, tại Hà Nội diễn ra "Đối thoại lao động Việt Nam - Hoa Kỳ" với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh và bà Thea Lee, Phó Thứ trưởng phụ trách các vấn đề lao động quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Đây là cuộc đối thoại lần thứ 16 giữa hai nước sau một số năm gián đoạn.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhấn mạnh việc nối lại Đối thoại lao động định kỳ mang ý nghĩa hết sức quan trọng giúp hai bên chia sẻ thông tin về tình hình lao động, các hoạt động hợp tác và cùng nhau đề xuất các định hướng giải pháp thúc đẩy lao động-việc làm, an sinh xã hội, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày càng có nhiều biến động.
Đánh giá cao những hợp tác hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính với Bộ Lao động Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua, ông Lê Văn Thanh khẳng định: Những hoạt động đó đã góp phần hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách lao động và xã hội nói chung; nâng cao hiệu quả thực thi chính sách và đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những đối tác song phương quan trọng của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Bà Thea Lee, Phó Thứ trưởng phụ trách các vấn đề lao động quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ cũng bày tỏ tin tưởng, việc nối lại Đối thoại lao động sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Phó Thứ trưởng phụ trách các vấn đề lao động quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ Thea Lee phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Tại buổi đối thoại, hai bên đã trao đổi những nội dung theo các chủ đề: Cải cách quan hệ lao động và hợp tác kỹ thuật; nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết vấn đề lao động trẻ em và lao động cưỡng bức; phát triển lực lượng lao động trong nền kinh tế kỹ thuật số; đa dạng và hòa nhập: Những thách thức và cơ hội chính; an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
Đại diện cơ quan hữu quan của Việt Nam đã chia sẻ về những chính sách lao động mới của Việt Nam, trong đó có Bộ luật Lao động sửa đổi (2019), tiến trình thực hiện gia nhập các Công ước của ILO bao gồm Công ước về Tự do hiệp hội và Bảo vệ quyền tổ chức (Công ước số 87) và Công ước về Quyền tổ chức và Thương lượng tập thể (Công ước số 98); chia sẻ thông tin về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về lao động trẻ em, bao gồm các nỗ lực giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của trẻ em trong đại dịch, công tác chăm sóc người khuyết tật.
Đại diện cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ đánh giá cao những nỗ lực chung của Việt Nam trong những năm vừa qua, trong đó có những nội dung phía Hoa Kỳ quan tâm như việc gia nhập các Công ước, vấn đề lao động trẻ em.
Quang cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Bộ Lao động Hoa Kỳ cũng cung cấp thông tin hữu ích về vấn đề an toàn vệ sinh lao động, vấn đề lao động trong nền kinh tế số, góp phần giúp Việt Nam có thêm thông tin căn cứ để định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng cho người lao động.
Trong một ngày làm việc, "Đối thoại lao động Việt Nam - Hoa Kỳ" đã dành thời gian đánh giá nhanh tình hình triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai Bộ trong những năm vừa qua cũng như dự kiến kế hoạch hoạt động giữa hai Bộ trong thời gian tới.
Nghĩa tình kết nối hai bờ biên giới - Bài 3: Sứ mệnh hợp tác và phát triển Dịch COVID-19 bùng phát cùng những biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội đã cản trở dòng hàng hóa thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào. Khi đại dịch được khống chế, các cửa khẩu và chợ biên giới hai nước đã lần lượt hoạt động lại. Các phương tiện đang chuẩn bị thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu...