Số phận cùng cực của mỹ nhân “Hồng Lâu Mộng” Trần Hiểu Húc: Phim vận vào đời, tiên nữ cạo trọc vì bệnh ung thư
“Lâm Đại Ngọc” vừa là duyên trời ban, cũng là nỗi khổ tâm mà Trần Hiểu Húc cả đời vướng bận.
Mỹ nhân trong văn học Trung Quốc nhiều vô kể, người thanh tú như chi lan, người mỹ lệ như ánh nắng, nhưng vừa phảng phất nét u buồn, vừa thơ ngây như giọt sương vương trên lá sớm thì duy chỉ có mình Lâm Đại Ngọc của “ Hồng Lâu Mộng”. Thuộc một trong “tứ đại danh tác”, “Hồng Lâu Mộng” luôn là niềm khao khát chuyển thể thành phim của các đạo diễn. Trung Quốc đất nước tỷ dân, mỹ nhân thì nhiều, ấy vậy mà người có thể hóa thân thành “Lâm muội muội” “thương xuân tiếc thu” ngoài tượng đài Trần Hiểu Húc ra thì không còn ai khác.
Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau, đôi con mắt chứa chan tình tứ, dáng như vui mà lại chẳng vui…”
“Vẻ thư nhàn, hoa soi bóng nước, dáng vẻ đi, liễu nghiêng trước gió”
Đoá hoa tài sắc vẹn toà sớm nở của showbiz
Trần Hiểu Húc sinh vào tháng 10 năm 1965 tại thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, trong một gia đình có truyền thống hoạt động nghệ thuật. Cha bà là đạo diễn kinh kịch nổi tiếng Trần Cường, còn mẹ là cô giáo dạy múa Vương Nguyên Tịch. Từ nhỏ, cha đã hướng Trần Hiểu Húc đi theo con đường kinh kịch của cha nhưng bà lại đam mê múa ballet. 12 tuổi, Trần Hiểu Húc đã thực hiện được nhiều động tác ballet cực khó khiến nhiều người trầm trồ. Tới tuổi 14, bài thơ đầu tiên do bà sáng tác – “Tôi là một bông liễu” được người người đón nhận. Nhiều năm sau người ta mới nhận ra, ngay khi chỉ mới 14 tuổi, Trần Hiểu Húc đã viết nên nỗi lòng Lâm Đại Ngọc qua thơ, dù khi đó bà vẫn chưa là “Lâm muội muội” đích thực
Đời người như mộng, mộng như đời người: “Hồng Lâu Mộng, mộng một lần tới ba năm.”
“… Tôi là một bông liễu nhỏ
Đừng hỏi nhà tôi ở nơi nao
Mong gió xuân đưa tôi đến chân trời góc bể
Báo tin mùa xuân đến mọi miền nhân gian…”
Trần Hiểu Húc bước chân vào giới giải trí với tác phẩm “Gia Phong” năm 1982. Một năm sau, bà đọc báo biết tin đoàn làm phim “Hồng Lâu Mộng” đăng tin tuyển diễn viên bèn gửi hồ sơ tới ứng tuyển. Bà gửi kèm một bức ảnh của mình, đằng sau là những dòng chữ nắn nót chép lại bài thơ “Tôi là một bông liễu nhỏ”. Cô gái năm ấy mới hai mươi tuổi, khẳng định với đoàn làm phim rằng mình chính là Lâm Đại Ngọc, thậm chí đã đọc thuộc lòng từng câu chữ của tác giả Tào Tuyết Cần. Để được nhận vai nữ chính, Trần Hiểu Húc phải trải qua 3 tháng huấn luyện và kiểm tra của đạo diễn.
Tâm hồn đa sầu đa cảm độc nhất trong giới văn học
Sau quá trình kiểm tra, đạo diễn Vương Phù Lâm từng hỏi Trần Hiểu Húc rằng ngoài vai Lâm Đại Ngọc còn muốn diễn nhân vật nào khác không? Cô thiếu nữ bấy giờ trả lời không chần chừ: “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc. Nếu tôi diễn vai diễn khác, khán giả sẽ nói sao Lâm Đại Ngọc lại diễn nhân vật khác chứ?”. Cuối cùng, nhờ vào khí chất “thương xuân tiếc thu” , nhan sắc như mỹ nữ trong tranh cổ, đôi mắt đượm nét buồn và cả diễn xuất chân thật của Trần Hiểu Húc, đạo diễn Vương Phù Lâm lập tức giao nhân vật Lâm Đại Ngọc kinh điển suốt trăm năm qua cho nữ diễn viên thể hiện.
Sau khi “Hồng Lâu Mộng” lên sóng, tên tuổi của Trần Hiểu Húc lập tức phủ sóng khắp Trung Quốc. Bà trở thành sao hạng A và được săn đón. Vì “Hồng Lâu Mộng” vốn là một tác phẩm kinh điển, mỗi người lại có cách giải thích văn học khác nhau, có cách tưởng tượng khác nhau. Cho đến khi Trần Hiểu Húc xuất hiện trên màn ảnh, khán giả thời đó mới truyền miệng một câu rằng “Trong mắt ngàn người có ngàn bản Hồng Lâu Mộng, nhưng trong mắt ngàn người lại chỉ có một Lâm Đại Ngọc – Trần Hiểu Húc”.
“Giáng Châu tiên tử” chốn trần gian
Video đang HOT
Tuy quá lừng danh với “Hồng Lâu Mộng”, nhưng đây cũng là giấc mơ cản đường Trần Hiểu Húc. Bà chia sẻ: “Lâm Đại Ngọc đã xây một ngọn núi không thể vượt qua trên con đường diễn xuất của tôi. Dù trong mắt người đời tôi là diễn viên, nhưng lại chẳng có đạo diễn mời tôi diễn vai diễn khác. Cái tên Trần Hiểu Húc đã bị che lấp bởi Lâm Đại Ngọc. Suốt 3 năm sau đó, tôi không có công ăn việc làm. Lưu lạc ở Bắc Kinh, nhiều lần gặp cảnh uất ức”.
Thật vậy, vài chục năm trôi qua, người ta vẫn một mực khẳng định: “Sau Trần Hiểu Húc không có Lâm Đại Ngọc”. Nhưng ngoài Lâm Đại Ngọc ra, không có một ai nhớ đến các vai diễn khác của Trần Hiểu Húc. Bà vẫn là tượng đài, vẫn là mỹ nhân, nhưng với cương vị diễn viên, Trần Hiểu Húc thất bại hoàn toàn khi không thoát được ngọn núi kinh điển “Lâm Đại Ngọc”.
Nàng mong manh như giọt pha lê dễ vỡ, như Tây Thi lại như Dương Hoàn
Thanh xuân non trẻ năm ấy: “Người đàn ông tôi yêu, là người có lý tưởng lại tài hoa”
Nếu “Giáng Châu tiên tử” Lâm Đại Ngọc từng đau lòng sống chết khi không được ở bên tình lang Tiết Bảo Thoa thì chuyện tình duyên của Trần Hiểu Húc cũng chẳng kém phần khổ tâm.
Vào thời thanh xuân tươi trẻ, Trần Hiểu Húc phải lòng nam diễn viên Tất Ngạn Quân. Bà từng ngọt ngào trả lời phỏng vấn: “Người đàn ông tôi yêu, là người có lý tưởng lại tài hoa, tôi thấu hiểu cũng tôn trọng anh… Tôi không muốn bình an nhẹ nhàng tới bạc đầu, tôi thích cuộc sống có khổ có đau có vui sướng…”. Năm ấy Tất Ngạn Quân 26 tuổi, còn Trần Hiểu Húc mới qua 18 xuân xanh. Chàng trai tuấn tú, giỏi giang, cô gái ngọt ngào nhưng cô độc. Vì Trần Hiểu Húc vẫn còn nhỏ, Tất Ngạn Quân không dám thổ lộ với bà. Ông từng nói: “Lý do tôi chưa có bạn gái ư? Trong lòng tôi có một người, nhưng cô gái ấy vẫn chưa trưởng thành”.
“Trong lòng tôi có một người, nhưng cô gái ấy vẫn chưa trưởng thành”.
Quãng thời gian vinh quang vì “Hồng Lâu”, đau khổ vì “Hồng Lâu” của Trần Hiểu Húc, Tất Ngạn Quân là người luôn ở bên săn sóc, chăm lo cho bà giữa Bắc Kinh phồn hoa. Vì cảm động cũng vì yêu thương, Trần Hiểu Húc đồng ý lời cầu hôn của Tất Ngạn Quân. Người ta nói “Hôn nhân giết chết tình yêu” quả không sai. Cuộc sống vợ chồng khiến cặp tiên đồng ngọc nữ gặp nhiều bất đồng dẫn đến tình cảm ngày càng xa cách. Trần Hiểu Húc lại quả trẻ, quá bốc đồng và trẻ con, cuối cùng chỉ có thể rời xa. Nhiều năm sau, khi nhắc tới người chồng đầu tiên, Trần Hiểu Húc vẫn luôn nhận lỗi về mình: “Tính cách của tôi giống Lâm Đại Ngọc, tuổi trẻ đó, không bao dung, ương bướng lắm”.
Năm 1991, Trần Hiểu Húc gặp “đóa hoa đào” thứ hai trong cuộc đời – Hách Đồng. Khi yêu Hách Đồng, Trần Hiểu Húc đã không còn là cô gái “hết lòng hết dạ” như trước, tình yêu của họ cũng không “oanh liệt” như mối tình đầu. Đủ để thương, đủ để bao dung, đủ để giữ nhau.
Trải qua tình yêu oanh liệt thời trẻ, ta tìm một người bên ta bình yên khi về già
Ngàn vạn cái đẹp của thế gian cũng chẳng bằng tiếng chuông nơi cửa phật
Năm 2006, Trần Hiểu Húc thường bị tức ngực, đau nhức, bà bắt đầu suy nghĩ rốt cuộc đâu là điểm kết của cuộc đời. Lưu lạc trời đất, cả đời rồi được gì đây? Cuối cùng, tiếng chuông chùa, tiếng gõ mõ đã lay động đến đáy lòng nàng “Lâm Đại Ngọc”.
Tuổi trẻ không hiểu chuyện, chỉ muốn nếm mật ngọt, cay đắng của thế gian, muốn chịu khổ, muốn vinh quang, muốn tình yêu “rung động trời đất”. Đến trung niên mới nhận ra, hóa ra sự bình an, sự thanh đạm lại là trạm buýt cuối cùng.
Biên kịch Chu Lĩnh từng kể: “Năm ấy, Hiểu Húc gọi điện thoại cho tôi, nói rằng cô ấy chuẩn bị quy y cửa phật. Tôi khuyên Hiểu Húc ở nhà tu hành cũng được mà, chỉ cần có tâm là được rồi. Hiểu Húc nghe vậy bỗng òa khóc. Cô ấy nói em bị ung thư vú rồi, đã đến giai đoạn cuối. Tháng 5 năm 2006 em đã đi kiểm tra, giờ đã hết hi vọng”.
Tin tức truyền ra, người người sững sờ. Ai ngờ được “Lâm Đại Ngọc” kinh điển năm đó lại đang cận kề sống chết với căn bệnh ung thư. Trong mắt công chúng, dù qua bao năm, Trần Hiểu Húc vẫn là “Giang Châu tiên tử”, vậy mà tiên nữ giáng trần sao chẳng tránh được “sinh lão bệnh tử”.
Ngày 23-2-2007, Trần Hiểu Húc và ông xã Hách Đồng chính thức xuống tóc xuất giá. Bà lấy pháp danh “Miểu Chân”. Gương mặt vẫn còn nét đẹp như trong tranh, như hoa sớm như giọt sương của năm xưa, nhưng thần thái sao chẳng vương u uất mà lại thanh thản, bình yên tới lạ.
Chỉ cầu sáng sớm thức dậy, thứ đầu tiên nghe thấy chính là tiếng chuông chùa, tiếng gõ mõ đọc kinh
“Thiên đường có Trần Hiểu Húc, thế gian mất Lâm Đại Ngọc”
Ngày 13-5-2007, Trần Hiểu Húc chính thức thua cuộc trong trận chiến với căn bệnh ung thư vú. Trước đó một tháng, bà nằm liệt gường, sống trong đau đớn tận cùng. Sự ra đi của bà không chỉ là sự mất mát của khán giả , bạn bè và người thân. Tới mối tình đầu Tất Ngạn Quân nghe tin từ cánh nhà báo cũng bật khóc nức nở: “Tôi không tin, tôi không tin thông tin từ phía báo chí truyền thông các người đâu, tôi chỉ muốn nghe tin tức từ chính cô ấy”.
Giải thoát nỗi đau, giải thoát vui buồn sân hận, nàng “Lâm Đại Ngọc” chính thức về với cõi thiên thai. Sau Trần Hiểu Húc, không còn Lâm Đại Ngọc nữa.
Mười hai năm, người ấy đi đã mười hai năm nhưng ký ức của những người còn sống mãi khắc ghi đôi mày lá liễu, khuôn miệng như hoa, nét u buồn độc nhất vô nhị của buổi năm nào.
“Một mảnh hồn hương bay theo gió, canh ba sầu theo giấc mộng xa!”
Theo Helino
Cuộc đời buồn của bóng hồng đóng Lâm Bảo Ngọc trong "Hồng lâu mộng"
Cuộc đời của "Lâm Bảo Ngọc" Trần Hiểu Húc là một chuỗi những câu chuyện buồn khiến nhiều người cho rằng mệnh của "Lâm Bảo Ngọc" trong Hồng lâu mộng đã vận vào mệnh đời bà.
Sống khép mình và e sợ mọi thứ.
Trần Hiểu Húc sinh năm 1965, trong gia đình nghệ thuật ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Bố bà là đạo diễn Kinh kịch Trần Cường, mẹ là giáo viên múa. Vì con gái chào đời vào buổi bình minh, ông Trần Cường đặt tên con là Hiểu Húc (nghĩa là ánh nắng buổi sớm mai). Lúc mới sinh, con gái không mấy khỏe mạnh, vị đạo diễn nói với vợ: "Con gái yếu ớt thế này, anh mong sau này con sẽ đầy sức sống như ánh mặt trời lúc sáng sớm, rạng rỡ và vui vẻ".
Trần Hiểu Húc lúc trẻ.
Cách mạng Văn hóa diễn ra, ông Trần Cường bị bắt vì bị liệt vào tầng lớp tư sản tự do, từ đó hàng xóm lẩn tránh khi trông thấy mẹ con Trần Hiểu Húc. Một lần, bà hỏi mẹ: "Sao mọi người lại lẩn tránh chúng ta?". Mẹ bà đáp: "Đó không phải lỗi của chúng ta. Bố con là người tốt". Bà không hiểu lời mẹ.
Một hôm, đám trẻ con chơi nhảy dây trong sân, cô bé Hiểu Húc muốn được chơi cùng nên lại gần, không ngờ đám trẻ dừng lại. Một cậu bé nhặt đá ném về phía cô bé: "Biến đi chỗ khác".
Cách mạng Văn hóa chấm dứt, ông Trần Cường được tự do. Về nhà, ông nhận ra con gái vô cùng hướng nội và rất nhút nhát, luôn trốn vào một góc, ngại giao tiếp với mọi người. Bạn bè của bố đến nhà thăm hỏi, Trần Hiểu Húc luôn bày tỏ "con sợ lắm". Sự nhút nhát của Hiểu Húc khiến bố bà buồn khổ. Ông từng khóc trước mặt con và nói: "Bố biết con tổn thương, sợ hãi vì chuyện của bố. Bố cũng rất đau lòng và tự dằn vặt bản thân, chẳng thể bảo vệ được con...".
Cô bé nhạy cảm hiểu được lòng bố, cố gắng trò chuyện với mọi người song đó chỉ là sự miễn cưỡng: "Con thấy làm vậy thật gượng gạo, con thà ngồi một mình còn hơn bị người khác chú ý". Khi bố phân tích sau này lớn lên cần đi làm, cần hòa nhập với mọi người, Trần Hiểu Húc nói: "Con không biết, nếu bố muốn con nói chuyện với người ta thì con sẽ làm vậy". Lời của con gái lại khiến ông Trần Cường xót xa. Ông bảo với vợ: 'Người ta thì đau đầu vì con cái không nghe lời, anh thì đau lòng vì con gái quá nghe lời".
Hàng ngày ngoài giờ học, Trần Hiểu Húc học ballet, say mê đọc tác phẩm văn học nổi tiếng, bà cũng thường thả hồn làm thơ. Năm 14 tuổi, Hiểu Húc sáng tác bài Tôi là một bông tơ liễu, qua đó phần nào cho thấy tâm hồn, tình cảm của cô gái.
Bén duyên với Hồng lâu mộng
Trần Hiểu Húc trong vai Lâm Đại Ngọc.
Đầu hè năm 1984, khi có thông tin về việc tuyển diễn viên Hồng lâu mộng trên báo, nhiều người nghĩ rằng bà có nhiều điểm giống Lâm Đại Ngọc, liền động viên bà đi thử vai.
Nhưng phải cho tới khi bạn trai Tất Ngạn Quân (sau này là người chồng đầu tiên) động viên, Hiểu Húc mới dám gửi thư tới đạo diễn Vương Phù Lâm, kèm theo một tấm ảnh, phía sau ảnh là một bài thơ bà tự làm năm 14 tuổi.
Khi gửi thư, Hiểu Húc không hy vọng quá nhiều. Một tuần sau nhận được hồi âm của đạo diễn mời tới thử vai, sau khi phải trả lời hàng trăm câu hỏi của đạo diễn. Hiểu Húc phải chờ đợi hơn một năm sau mới chính thức được gọi tham gia lớp huấn luyện diễn xuất. Khi ấy, bà chỉ mong được diễn vai Lâm Đại Ngọc.
Và kết quả, bà được như ý, nói về may mắn này, Hiểu Húc thật thà tâm sự: "Tôi nghĩ mình được chọn vào vai Lâm Đại Ngọc không phải bởi tôi xinh đẹp hay diễn xuất tốt, mà vì tính cách và khí chất giống nhân vật này".
Bộ phim Hồng lâu mộng chính thức bấm máy năm 1984 và quay ròng rã trong suốt 3 năm. Đối với Hiểu Húc, quãng thời gian này là "một giấc mộng đẹp", mọi thành viên trong đoàn thân thiết giống như người cùng một gia đình.
Năm 1987 bộ phim lên sóng, nhờ vào vai Lâm Đại Ngọc, Trần Hiểu Húc trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc.
Nữ diễn viên đã thể hiện rất chân thực vẻ đẹp đài các của nàng tiểu thư cô độc chốn Vinh quốc phủ. Bản thân nữ diễn viên cũng từng thổ lộ, bà hóa thân vào nhân vật sâu sắc đến nỗi cảm thấy mình như "diễn mà không phải diễn".
Tuy nhiên, sau thành công của Hồng lâu mộng, Trần Hiểu Húc lại sớm từ bỏ nghiệp diễn. Bà đứng ra thành lập một công ty quảng cáo riêng và theo ngành truyền thông, quảng cáo.
Năm 1999, Trần Hiểu Húc bắt đầu tới với Phật giáo, và cống hiến không ngừng nghỉ cho công tác thiện nguyện.
Hồng nhan bạc mệnh
Trần Hiểu Húc.
Trần Hiểu Húc trải qua hai cuộc hôn nhân. Chồng đầu tiên của bà là diễn viên Tất Ngạn Quân, hai người đăng ký kết hôn khi Hồng lâu mộng vừa hoàn thành. Song Hiểu Húc không cảm thấy hạnh phúc, vợ chồng đường ai nấy đi chỉ sau thời gian ngắn ngủi chung sống.
Nữ diễn viên tìm được sự đồng điệu tâm hồn với Hách Đồng, hai người chung sức kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo, thành lập công ty. Việc kinh doanh thuận lợi, công ty ngày càng lớn mạnh, đưa Trần Hiểu Húc trở thành nữ doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực quảng cáo.
Tới năm 2006, đạo diễn Trần Cường nhận ra sắc mặt con gái không tốt, dáng vẻ ngày một tiều tụy, thường đưa tay ôm ngực một cách vô thức. Nhưng Hiểu Húc nói cô mệt mỏi, chỉ cần nghỉ ngơi là ổn. Cô cũng từ chối đến bệnh viện khám sức khỏe. Lúc này, Trần Hiểu Húc đã theo đạo Phật.
Mãi đến lúc bệnh đã nghiêm trọng, Trần Hiểu Húc mới chịu nghe lời khuyên tới bệnh viện. Cả nhà sững sờ khi biết cô mắc ung thư vú giai đoạn cuối. Ông Trần Cường khóc trước mặt nhiều người vì cú sốc này.
Trần Hiểu Húc không muốn phẫu thuật. Sau đó, được sự ủng hộ của bố mẹ, tới ngày 23/2/2007, bà xuất gia tại chùa Long Tự, Trường Xuân, lấy pháp hiệu Diệu Chân.
Trong lần phỏng vấn trên truyền hình cuối cùng, Trần Hiểu Húc nói: "Tôi không thích mọi người gọi tôi theo chức vụ trong công ty mà muốn được gọi là Lâm Đại Ngọc. Vì dấu ấn đẹp nhất, hồi ức đẹp nhất đối với tôi là Lâm Đại Ngọc trong Hồng lâu mộng và quãng thời gian đóng phim đó".
Trần Hiểu Húc xuất gia.
Những ngày tháng cuối cùng, cô sống trong đau đớn vì bệnh tật. Nữ diễn viên qua đời vào tháng 5/2007, để lại sự bàng hoàng và tiếc nuối đối với những người yêu quý Lâm Đại Ngọc nói riêng và Hồng lâu mộng nói chung. Hàng năm vào ngày sinh, ngày mất Trần Hiểu Húc, nhiều người đến mộ diễn viên đặt hoa tưởng nhớ cô.
Theo Người đưa tin
Quan Hiểu Đồng "hứng chịu gạch đá" vì phá nát hình tượng của Hồng Lâu Mộng bản điện ảnh Hồng Lâu Mộng là tác phẩm văn học kinh điển nằm trong Tứ Đại Danh Tác của Trung Quốc. Đây luôn là một quyển tiểu thuyết lấy được nhiều cảm hứng để các đạo diễn tài năng chuyển thể thành những thước phim truyền hình, điện ảnh. Bởi lẽ, những yêu hận tình thù trong quyển tiểu thuyết đặc sắc này có kể...