Số phận của những cô dâu tị nạn 15 tuổi
Để thoát khỏi gánh nặng tài chính và cuộc sống lao động nặng nhọc, nhiều gia đình tị nạn người Syria ở Lebanon đồng ý để con gái kết hôn sớm.
Tình trạng kết hôn sớm đang gia tăng đáng kể khi vấn đề nghèo đói ở các khu định cư không chính thức tại thung lũng Bekka của Lebanon, nơi ở tạm thời của người tị nạn Syria, ngày một tồi tệ.
“Nhục nhã” là từ là mà Zara, 15 tuổi, thường xuyên nhắc lại. Không chỉ cảm thấy nhục vì là một người tị nạn, cô bé còn có cảm giác này khi bị những người quản đốc đối xử vì là một lao động trẻ em. Theo IB Times, Zara chấp nhận kết hôn khi còn nhỏ tuổi để tự thoát khỏi cuộc sống của một lao động nặng nhọc và bị trả lương thấp.
Aruba và hai trong số 7 đứa con sống trong lều ở khu tị nạn tại thung lũng Bekka, Lebanon. Ảnh: IB Times
“Họ sẽ la hét và bắt nạt cháu. Họ sẽ hét toáng lên rằng chất lượng công việc của chúng cháu không đạt yêu cầu, liên tục hỏi chúng cháu rằng “Tại sao lại đứng đó, tại sao lại đi vệ sinh”", cô bé kể lại.
Không được nhận trợ cấp của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Zara phải làm việc tại các nhà máy. Zara cùng một nhóm bé gái được tập hợp và đưa lên xe tải đến Baalbek. Tại đây, các em làm việc trong trang trại và được trả 4 USD/ngày.
Khi được hỏi về lý do kết hôn với người họ hàng xa Hassan, 21 tuổi, Zara nói về danh dự và việc mình cần phải lớn lên. Cô bé thậm chí còn nói rằng kết hôn ở tuổi 15 là điều mong muốn bởi nếu quá tuổi này, mọi người sẽ bắt đầu bàn tán. Tuy nhiên, nếu vẫn còn ở Syria, Zara sẽ không kết hôn mà có thể đi học đại học và không bỏ dở giữa chừng. Khi đính hôn với Hassan, Zara cũng không phải đi làm.
Dù nói rằng mình hạnh phúc và yêu thương nhau, cặp đôi vẫn phải đối mặt với cuộc sống khó khăn phía trước. Không được nhận hỗ trợ và mất khả năng lao động sau ca phẫu thuật, Hassan và vợ chỉ có thể nhận tiền trợ giúp từ gia đình. Các tiện nghi sinh hoạt, nước và điều kiện vệ sinh trong khu định cư tạm thời do tổ chức World Vision cung cấp.
Video đang HOT
Không xa lều của Zara và Hassan là nơi ở của Aruba. Người phụ nữ 32 tuổi cho biết cô cũng từng kết hôn khi mới 15 tuổi và và lo sợ rằng con gái Fatima cũng sẽ có số phận giống mẹ.
Trại tị nạn ở thung lũng Bekka, Lebanon. Ảnh:IB Times
“Tôi muốn con gái đưa ra quyết định riêng, sống cuộc sống của một bé gái thật sự và có tương lai tươi sáng hơn”, Aruba tâm sự.
Tuy nhiên, cô lo sợ hoàn cảnh hiện tại có thể khiến mọi việc không như mong muốn. Gia đình Aruba chịu gánh nặng nợ nần. 4 trong số 7 người con của cô làm việc trong các nhà máy hoặc bán hàng rong trên đường phố để sống tạm bợ qua ngày.
Người mẹ chia sẻ rằng nếu có người đàn ông tốt nào đó đến với con gái, áp lực và gánh nặng với cô sẽ được giảm bớt. Người đó sẽ lo cho Fatima đồ ăn, nơi ở và các khoản chi tiêu khác.
“Nhiều người tị nạn Syria ở Lebanon đã ở đây trong nhiều năm và đang đối mặt với khó khăn tài chính thực sự. Số tiền tiết kiệm đều đã hết và các khoản nợ đang ngày một chồng chất. Điều kiện tài chính khó khăn buộc cha mẹ phải đưa ra các lựa chọn mà họ không mong muốn”, Mona Daoud, thành viên của tổ chức World Vision tại Lebanon, cho hay.
Theo Mona, các gia đình cảm thấy rằng việc sắp xếp hôn nhân cho con là cách duy nhất để đảm bảo cho con cái sống sót.
TheoZing
Liên minh châu Âu đã nhất trí về thỏa thuận giữ Anh ở lại
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 19/2 thông báo thỏa thuận nhằm giữ Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) đã nhận được sự ủng hộ của tất cả 28 nhà lãnh đạo các nước thành viên.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Anh David Cameron (phải) tại cuộc gặp ở Brussels. (Ảnh: TTXVN)
Ông Tusk viết trên mạng Twitter: "Đã xong. Tất cả đều ủng hộ giải pháp mới cho vấn đề #UkinEU (Anh ở lại EU).
Một số nhà lãnh đạo EU cũng nói rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận về một gói các biện pháp để cải cách mối quan hệ của Anh với EU tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ).
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tai Brussels, sau cuộc thảo luận kéo dài tại bữa tối để bàn về cuộc khủng hoảng nhập cư, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã tiến hành gặp gỡ song phương với nhiều lãnh đạo các quốc gia thành viên để nắm bắt quan điểm, thảo luận với Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Franois Hollande, Thủ tướng Bỉ Charles Michel và Thủ tướng Séc Bohuslav Sobotka.
Các cuộc gặp song phương và công việc của các chuyên gia tiến triển tốt nhằm đạt được văn bản thỏa hiệp, trong đó những yêu cầu của Bỉ được chú ý.
Như vậy, không có bất cứ quyền phủ quyết nào được trao cho các quốc gia không phải thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để phong tỏa những quyết định mà họ không đồng ý.
Điều khoản "tự hủy hoại" khiến thỏa thuận bị vô hiệu hóa trong trường hợp chiến thắng của phái nói "không" tại cuộc trưng cầu ý dân mà Thủ tướng Cameron hứa hẹn tiến hành vào cuối tháng Sáu tới sẽ được sử dụng và một giải pháp được tìm ra để thúc đẩy đồng thời khái niệm "châu Âu luôn luôn chật hẹp" và sự nhạy cảm của Anh.
Tại phiên họp đầu tiên diễn ra tối 18/2, ông Cameron đã tuyên bố trước 27 thành viên EU rằng một thỏa thuận mang tính tin cậy sẽ có tính thuyết phục cao người dân Anh bỏ phiếu ở lại EU.
Ngay cả nếu các cử tri Anh vẫn bị chia rẽ thì viễn cảnh của một "Brexit" cũng làm Liên minh rung chuyển, vốn đang bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng nhập cư chưa từng có kể từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai. Vì vậy, một số nhà lãnh đạo châu Âu đang cố gắng để ngăn nguy cơ "Brexit," một sự ra đi đầy thảm họa đối với toàn EU.
Ngay trong cuộc họp, Hy Lạp đe dọa phong tỏa thỏa thuận với Thủ tướng Cameron nếu như các đối tác châu Âu khác đóng cửa biên giới trước khi diễn ra Hội nghị Thượng định thu hẹp giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề nhập cư, dự kiến vào đầu tháng Ba tới.
Do hơn 1 triệu người nhập cư và tị nạn đã tràn vào châu Âu hồi năm ngoái đã khiến một số quốc gia Đông Âu áp dụng việc hạn chế đi lại ở biên giới nước họ khi cho rằng Athens không có khả năng kiểm soát dòng người nhập cư.
Yêu cầu của Thủ tướng Cameron là chấm dứt trợ cấp xã hội cho lao động châu Âu làm việc ở Anh không phải trong thời gian 4 năm như đề nghị ban đầu mà trong 13 năm đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia Đông Âu khi hàng nghìn công dân các nước này đang tới Anh làm việc.
Thủ tướng Séc Bohuslav Sobotka cho rằng những đề xuất của Anh mang tính phân biệt đối xử. Ý kiến này cũng được Ba Lanm Hungary, Slovakia ủng hộ.
Một số quốc gia khác như Bỉ và Pháp tỏ ra dè dặt trước đề nghị của Anh vì cho rằng nó sẽ làm yếu việc điều hành kinh tế của Eurozone.
"Cần phải có một quy định tài chính có giá trị đối với tất cả mọi nơi ở châu Âu và không được có quyền phủ quyết hoặc cản trở để chúng ta chống lại việc đầu cơ, khủng hoảng tài chính ở khắp mọi nơi với các cơ quan tương tự," Tổng thống Franois Hollande tuyên bố tại phiên họp sáng 19/2.
Diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/2 ở thủ đô Brussels, Hội nghị Thượng đỉnh EU lần này được coi là gay cấn nhất với 2 chủ đề nóng là vấn đề nhập cư và những yêu cầu của Anh về việc Anh sẽ rời hay ở lại EU./.
Theo Vietnam
Nhật Bản gây sức ép với Triều Tiên về vấn đề công dân bị bắt cóc Nhật Bản cho rằng, việc Triều Tiên tuyên bố ngừng điều tra về số phận các công dân Nhật Bản bị bắt cóc tại nước này là "không thể chấp nhận được". Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vừa lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ quyết định mới đây của Triều Tiên về việc ngừng điều tra về số phận...