Số phận Chu Vĩnh Khang sắp bị định đoạt
Chu Vĩnh Khang sẽ bị khai trừ khỏi Đảng hay là chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát khởi tố?
Nhân Dân Nhật Báo ngày 15/10 cho biết tại kỳ họp lần 4 này của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 200 ủy viên của Ủy ban thanh tra kỷ luật trung ương Trung Quốc sẽ đưa ra quyết định liệu có khai trừ Đảng hay chuyển hồ sơ của Chu Vĩnh Khang cho Viện kiểm sát khởi tố hay không.
Nếu bị khởi tố thì Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao trong Chính phủ Trung Quốc đứng trước những cáo buộc liên quan đến tội phạm kinh tế trong thời điểm hiện nay.
Cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang
Tờ báo cho hay kỳ họp lần này cũng sẽ hoàn tất việc khai trừ và chuyển cho Viện kiểm sát để khởi tố những trợ lý thân cận của Chu Vĩnh Khang.
Đó là nguyên phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên Lý Xuân Thành, cựu thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Lý Đông Sinh, cựu chủ nhiệm Ủy ban các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc Tưởng Khiết Mẫn và nguyên phó giám đốc Tập đoàn xăng dầu quốc gia Trung Quốc Vương Vĩnh Xuân.
Cùng lúc, Reuters dẫn các nguồn tin giấu tên từ Bắc Kinh cho biết tại kỳ họp kéo dài bốn ngày này, Ủy ban thanh tra kỷ luật trung ương Trung Quốc sẽ trưng ra những phát hiện trong quá trình điều tra ông Chu Vĩnh Khang.
Trước đó, khoảng giữa tháng 9, Tân Hoa xã cho biết, việc lập án xét xử Chu Vĩnh Khang sẽ không trì hoãn, nếu không có gì bất thường thì kết luận cuối cùng về Chu Vĩnh Khang sẽ được công bố vào dịp họp Hội nghị trung ương ĐCSTQ lần 4 vào tháng 10 tới đây.
Video đang HOT
Theo hãng Reuters dẫn lời một quan chức trong lĩnh vực tư pháp giấu tên, lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được nhất trí trong việc định tội, chuẩn bị xét xử Chu Vĩnh Khang về 5 tội:
Thứ nhất là tham nhũng: nhà chức trách đã thu được hơn 90 tỷ NDT, tang vật từ nhà ở của Chu Vĩnh Khang và những người thân, trong đó có hơn 300 căn nhà, hơn 60 xe hơi; thứ hai là tội giết người: Chu Vĩnh Khang cho người mưu sát vợ cũ để cưới vợ trẻ là MC truyền hình; thứ ba là tội cưỡng hiếp và dâm loạn: trong thời gian ở Tứ Xuyên đã nhiều lần cưỡng hiếp các nữ nhân viên phục vụ và có quan hệ dâm loạn bất chính với ít nhất hơn 30 phụ nữ.
Thứ tư là tội gây đảo chính: Chu cùng với Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu liên quan đến việc vạch mưu lập kế đưa Bạc Hy Lai vào Ban thường vụ Bộ Chính trị kế thừa vị trí của Chu trong hệ thống Chính pháp, sau đó tìm thời cơ đảo chính lật đổ ông Tập Cận Bình, đưa Bạc Hy Lai lên thay; thứ năm là tội nghe trộm: Chu đã cho đặt máy ghi âm, nghe lén nhiều ủy viên thường vụ.
Cũng theo quan chức giới pháp luật Trung Quốc giấu tên này, nếu 5 tội danh này được xác định, Chu Vĩnh Khang khó thoát án tử hình. Cho dù nhà chức trách có xét đến nhân tố chính trị thì mức án thấp nhất cũng phải là tử hình hoãn thi hành như Cốc Khai Lai chứ không thể là án chung thân như Bạc Hy Lai.
Điều tra Chu Vĩnh Khang: Tiền liên quan hơn 80 tỷ USD
Theo_Báo Đất Việt
Đâu là mối đe dọa lớn nhất với quân đội Trung Quốc?
Theo National Interest, kẻ thù địa chính trị lớn nhất của Trung Quốc không phải là Nhật Bản, không phải Nga; thậm chí càng không phải là Hoa Kỳ. Mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển của quân đội nước này chính là nạn tham nhũng, hối lộ mà chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang dốc sức truy tận gốc, diệt tận nguồn.
Điều này đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thức ra một vấn đề: thực tế họ đang sở hữu bao nhiêu vũ khí và hiệu quả sử dụng chúng ra sao.
Việc khai trừ khỏi Đảng Cộng sản hai quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc là ông Từ Tài Hậu, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và ông Chương Hữu Nhâncựu Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quân sự An Huy do tham nhũng và nhận hối lộ càng làm dấy lên mối lo ngại về sự bất ổn trong quân đội nước này.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ngày càng phình ra do yêu cầu bảo vệ các "lợi ích cốt lõi" ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Bắc Kinh bắt đầu phải nghiêm túc đặt câu hỏi: liệu quân đội nước này đang bảo vệ cái gì hơn: túi tiền hay đất nước của họ.
Theo các nhà sử học quân sự Millett, Murray và Watman, "Chiến thắng không phải là một đặc tính của một tổ chức mà là kết quả hoạt động của tổ chức đó". Hiệu quả quân sự đòi hỏi đối thoại thường xuyên và phối hợp giữa các cấp chính trị, chiến lược, hoạt động và chiến thuật của các hoạt động quân sự, nói cách khác là một cấu trúc dân sựquân sự mạnh mẽ, trong đó lòng trung thành chính trị là nền tảng.
Tuy nhiên, không ở nơi nào, tham nhũng lại trở thành ưu tiên hàng đầu trong an ninh quốc gia như ở Trung Quốc. Hồi năm 2012, tướng Lưu Nguyên, Chính trị viên Tổng cục Hậu cần, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã từng công khai chỉ trích kịch liệt vấn đề "chủ nghĩa cá nhân" và nạn tham nhũng trong quân đội nước này: "Không một quốc gia nào có thể đánh bại được Trung Quốc và không gì có thể phá hoại Đảng của chúng ta. Không có gì hết, ngoại trừ nạn tham nhũng: nó có thể dẫn chúng ta đi đến thất bại trước khi viên đạn đầu tiên được bắn ra". Ông Lưu là vị tướng đầu tiên dám tố cáo công khai những thủ đoạn được sử dụng trong quân đội: biển thủ công quỹ, lạm dụng chức quyền và công vụ, mua quan bán chức, thậm chí có cả đe dọa, tống tiền, âm mưu đảo chính trong nội bộ.
Quân đội Trung Quốc trong một cuộc diễu binh
Một số chuyên gia còn ước tính, 10% các hợp đồng mua sắm và chi tiêu hành chính, tức là chiếm 0,65% trong 8,27 nghìn tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc, đã được sử dụng như tiền lại quả hoặc hối lộ, chứ không phải đơn giản là bị đánh cắp.
Tham nhũng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới luật pháp và lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc. Mặc dù tăng trưởng thương mại rất cao nhưng hối lộ lại diễn ra ở tất cả các cấp thẩm quyền chính trị và quân sự. Hàng năm, Trung Quốc phải trải qua gần 200.000 cuộc biểu tình công khai chống lại cơn "sốt" nhà đất, suy thoái môi trường, hối lộ và các hoạt động trái phép khác.
Tham nhũng trong nội bộ đã tạo ra một sự tách bạch nguy hiểm giữa các cấp chính trị và quân sự. Điều này chắc chắn sẽ là trở ngại đối với các tham vọng quốc tế to lớn của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rộng rãi trên các trang web tin tức của nước này: "Một quân đội tham nhũng thì không có khả năng chiến đấu và không thể giành chiến thắng trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào".
Hãy xem mức độ tham nhũng và hiệu quả kiềm chế tham nhũng trong quân đội của Trung Quốc tới đâu từ một số dữ liệu sau:
Năm 1998, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là ông Chu Dung Cơ cũng đã lên án đích danh Tập đoàn Thiên Thành, một công ty thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ tổng tham mưu PLA buôn lậu, bất chấp lệnh cấm quân đội tham gia vào các hoạt động thương mại. Tuy nhiên, theo ông Chu Dung Cơ, có một sự thật là "mỗi lần các quan chức hải quan cố gắng bẫy tập đoàn Thiên Thành, thì lại có một số người có chức quyền xuất hiện nói đỡ cho họ".
Một năm sau đó, khi vụ tập đoàn Nguyên Hoa trốn 6,3 tỷ tiền thuế bị phanh phui, một loạt quan chức hàng đầu của Trung Quốc như cựu Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Giả Khánh Lâm và Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu PLAThiếu tướng Cơ Đức Thắng cũng bị liên đới vì nhận hối lộ.
Tượng Mao Trạch Đông bằng vàng ròng tìm thấy tại nhà tướng Cốc Tuấn Sơn
Đầu năm 2013, trong quá trình khám xét cơ ngơi xa hoa của viên tướng Cốc Tuấn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần PLAngười bị bắt vì tội danh tham nhũng, tống tiền, hối lộ và lạm dụng công quỹ, người ta đã tìm thấy một bức tượng Mao Trạch Đông, bồn rửa, mô hình tàu thuyền bằng vàng ròng, hàng trăm hộp rượu Mao Đàiquốc túy của Trung Quốc.
Thực tế, mặc dù công tác chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình có vẻ "tiến bộ" hơn, nhưng nạn tham nhũng, hối lộ chắc chắn vẫn sẽ tồn tại trong lĩnh vực quân sự và ở mọi cấp bậc. Điều này cho thấy, khả năng bắt cá &'con bộ" tham nhũng và mức độ nghiêm trọng của sự trừng phạt với họ là không đáng kể.
Nếu không có cải cách dân sựquân sự toàn diện, mỗi centimet tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ đi đôi với một vết nứt của quân đội nước này và hạn chế khả năng đạt được các mục đích quốc gia bằng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Theo Petrotimes
Tập Cận Bình tóm chặt 3 tâm phúc nguy hiểm nhất của Giang Trạch Dân Ngày 13 tháng 8, có một số phương tiện truyền thông nước ngoài báo cáo, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã "tiêu diệt" được 3 "môn sinh" nguy hiểm nhất của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là: Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai. Ba người này kỳ thực là tâm phúc của Giang Trạch Dân,...