Số phận bi đát của hai phụ nữ điên dại
Kết quả là cô mang thai, một năm sau thì sinh ra một bé gái. Từ đó, tấn bi kịch được nối dài!
Bà Vẹn và cái giường xiêu vẹo chất đầy rác rưởi
Một đêm năm 1981, căn nhà mái lá liêu xiêu ở thôn Bình Khang, xã Bình Thuận (Đại Từ- Thái Nguyên) bỗng xảy ra chuyện. Trong căn nhà ấy, có một bà cụ già và một phụ nữ xấp xỉ ngưỡng tuổi 30. Ở làng, có một gã chuyên sống bằng nghề trộm cắp vặt, đêm hôm đó, gã đột nhập vào nhà và “lấy cắp” cái quý giá nhất của người phụ nữ trẻ. Có điều, người phụ nữ ấy từ khi mới sinh ra đã mắc bệnh tâm thần. Kết quả là cô mang thai, một năm sau thì sinh ra một bé gái. Từ đó, tấn bi kịch được nối dài!
Nếu không có đêm ấy
Trời nắng chang chang, giữa cánh đồng làng Bình Khang người phụ nữ đội cái nón mê lụp xụp vẫn cặm cụi cắt lúa. Và, tôi phải thuyết phục mãi bà mới chịu bò lên khỏi ruộng để về nhà. Bà là Trần Thị Vẹn, sinh năm 1953, nhân vật chính mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết này.
Thú thực, bà Vẹn chỉ nhớ đúng cái tên của mình, tuyệt nhiên không nhớ họ. Ngày tháng năm sinh đối với bà cũng là một bài toán đố. Bà không nhớ gì ngoài cái tên Vẹn ngắn gọn như thế thôi. Ai hỏi gì thì hỏi, nói gì thì nói, đúng bà gật đầu, sai bà cũng chấp nhận. Muốn biết rõ về bà chúng tôi phải nhờ đến ông Nguyễn Ngọc Tâm, cháu gọi bà Vẹn là dì và người chị gái của bà Vẹn, năm nay 76 tuổi, bà Trần Thị Cam.
Bà Vẹn là con gái út của gia đình sinh đến 7 người con. Cái đói nghèo, bệnh tật lấy đi 2 người chị gái của bà Vẹn khi còn rất trẻ. Rồi thì bom đạn chiến tranh lại cướp đi sinh mạng 2 người anh trai của bà. Thế là, từ 7 anh chị em chỉ còn lại 3 người con gái. Khi trưởng thành 2 người chị gái đi lấy chồng. Còn bà Vẹn không được cái phúc phần ấy nên thui thủi trong ngôi nhà tồi tàn với mẹ đẻ cho đến khi mẹ bà cũng ra đi nốt.
Bà Trần Thị Vẹn
Nếu không có đêm ấy, tức là cái đêm năm 1981 thì mọi chuyện cũng chỉ có vậy, bi kịch của cuộc đời bà Vẹn cũng chỉ dừng ở điểm ấy. Bà sống với mẹ đẻ trong ngôi nhà gỗ lợp mái lá tồi tàn, xiêu vẹo. Nhà không có đồ đạc gì nên cũng chẳng cần đến cửa. Nửa đêm, gã trộm lẻn vào dễ như đi chơi. Lục lọi mãi không kiếm được gì gã bèn bế thốc người phụ nữ hơn gã đến gần chục tuổi ra bờ ao giờ trò đồi bại. Bà Vẹn biết, nhưng thây kệ.
Video đang HOT
Tôi nghe bà Trần Thị Cam kể, thì có thể không chỉ có cái đêm hôm ấy mà còn có những đêm sau nữa. Hễ nghe tiếng bước chân quen thuộc là bà Vẹn lại thức dậy, ra bờ ao. Bao nhiêu đêm không ai biết nhưng có một điều rõ nhất là bà Vẹn đã mang thai. Khi cái thai lớn, mọi người xúm lại tra hỏi thì bà Vẹn chỉ cười khúc khích rồi khai ra tên người tình ấy của bà. Biết được sự tình, đối phương cũng có ý định cưới bà về làm vợ, dù bà điên điên, dại dại nhưng dù gì cũng đã có thai. Nhưng chính mẹ của bà lại không đồng ý. Bà bảo, đành rằng con gái bà điên dại nhưng cũng không thể lấy kẻ sống bằng nghề ăn cắp. Thực vậy, chỉ ít lâu sau “người tình” của bà đi “tác nghiệp” ở Tuyên Quang, bị bắt, bị đánh. Khi tha về nhà được mấy bữa thì chết.
Tủ gỗ chứa quần áo
Kết quả của những đêm bên bờ ao là bà sinh ra một cô con gái. Đau đớn thay càng lớn cô gái càng giống bà, cũng điên dại và cũng chẳng biết được chuyện gì. Tên cô gái đó là Trần Thị Sen, tính đến nay cũng đã 30 tuổi.
Bi kịch của người điên
Sen lớn, vì điên nên không cần đi học. Một sở thích khác người là Sen chỉ thích mặc quần áo rách, rồi đi lang thang khắp làng. Ai bảo gì Sen làm đấy, cho bao nhiêu tiền lấy bấy nhiêu. Năm nay, Sen qua tuổi 30 lại cũng sống thui thủi với người mẹ già điên dại trong ngôi nhà không thể tồi tàn hơn.
Ông Tâm, cháu bà Vẹn đã 50 tuổi, mọi chuyện lớn nhỏ liên quan đến hai mẹ con bà Vẹn ông đứng ra lo hết. Chỉ duy có chuyện hằng tháng lên xã lấy tiền hỗ trợ hơn trăm ngàn đồng thì bà Vẹn nhất quyết không cho ai đi lấy thay. Mà bà Vẹn thì tuyệt nhiên không biết đồng tiền xanh đỏ mệnh giá bao nhiêu. Bởi bà không biết chữ, cũng không thuộc con số. Ông Tâm kể, cái đợt thay đổi tiền giấy sang tờ polime bà Vẹn cứ nằng nặc bảo đấy không phải là tiền. Cũng như bây giờ, con gái bà ra đường lượm một xấp tiền âm phủ họ rắc trong những đám tang ma để ra quán hàng mua…kẹo mút.
Năm nay Sen 30 tuổi. Trông thì cũng đẫy đà, trắng trẻo. Sen không thích mặc quần áo lành, rách mới chịu. Thậm chí, có đêm tồng ngồng mỗi cái quần lót ra đường. Nhiều lần, thấy xấu hổ thay với làng xóm ông Tâm lấy quần áo mới của con gái cho Sen mặc thì Sen quẳng ngay xuống cống nước.
Hơn 30 năm trước, cũng vì điên dại mà bà Vẹn hằng đêm lén lút ra bờ ao với kẻ trộm. Thế rồi sinh ra Sen lại càng điên dại hơn. 30 năm sau, Sen suốt ngày tồng ngồng đi ra đường, có bận đến sáng hôm sau mới chịu về. Ông Tâm sợ rằng bi kịch sẽ lại tái diễn. “Chỉ cần cho nó cái kẹo mút, bảo nó làm gì chẳng được”, ông Tâm nói. Sợ bi kịch ấy diễn ra, ông Tâm đã nghĩ ra cách là cho Sen đến bệnh viện để…triệt sản. Như thế thì Sen có ra bờ ao, bụi chuối với bất kì kẻ đốn mạt nào mua Sen bằng chiếc kẹo mút cũng chẳng sao, cũng không bao giờ có phiên bản tiếp theo của Sen. Tôi ngỏ ý muốn gặp Sen, ông Tâm cho người đi lùng sục khắp làng cũng không thấy Sen đâu. Ông Tâm vò đầu: “Chắc phải đêm nó mới về”. Bà Vẹn ngồi cạnh cười khềnh khệch nói ú ớ: “Cứ cho nó đi chơi”.
Ông Nguyễn Ngọc Tâm
Đợi Sen mãi không được, bà Vẹn dẫn tôi xuống thăm nhà. Ngôi nhà nhỏ 2 gian nằm sát nách nhà của ông Tâm. Hai gian nhà mỗi gian khoảng 4 mét vuông, thấp lè tè. Cái cửa gỗ được khóa bằng cái khóa lớn, bên ngoài lại chẹn mấy hòn đã cuội. Bà Vẹn vừa mở cửa mùi xú uế đã xộc thẳng vào mũi. Tôi thực lòng không thể tưởng tượng được đó là cái nhà hay cái chuồng trâu. Nền nhà bằng đất ẩm thấp, một phần tư không gian bị lấp đầy bởi củi rác. Cái tủ gỗ đựng quần áo trông thật thảm hại. Vô số những mảnh vải rách được cuộn tròn nhét vào cái tủ gỗ đã mục nát. Chiếc giường xiêu vẹo, không chăn, không chiếu, không màn mùng chỉ độc mỗi cái sạp. Kinh hãi hơn là cái gầm giường với hổ lốn đủ thứ trên đời. Nào củi, rơm rác, cái bát sứt, cái nồi méo, đôi dép rách và tiếng chuột bọ cắn nhau kêu chin chít.
Hai mẹ con bà ăn chung một cái bát sứt sẹo. Ăn xong, vứt chỏng chơ giữa nhà, không rửa để bữa sau ăn tiếp. Đũa không có, tôi hỏi thì bà Vẹn bảo đem nhóm bếp hết rồi. Mỗi ngày cũng chỉ ăn có một đến hai bữa nên bà Vẹn chẳng quan tâm đến chuyện bát đũa làm gì.
Tôi hỏi bà Vẹn đêm ngủ có bị muỗi đốt không? Nghe chừng tỉnh táo bà ú ớ: “Quạt suốt đêm, không thấy muỗi”. Nói tới quạt, trong nhà bà ngoài củi rác không thấy quạt máy đâu dù miền Bắc mấy ngày gần đây nóng như chảo rang. Hỏi ông Tâm, ông bảo: “Cả nhà tôi cũng chỉ có mỗi cái quạt. Bà Vẹn quạt tay thôi, mà quạt bằng cái nón mê rách ấy chứ”. Đêm nóng bà Vẹn phe phẩy nón mê còn Sen thì trần truồng đi đâu không biết.
Ngoài trời nắng như sắt nung khi tôi rời nhà bà Vẹn. Đi qua con ngõ nhỏ thấy cô gái đứng trần phơi nắng. Nghĩ là Sen, tôi toan dừng lại, nhưng chợt thôi. Bởi, những điều tôi thấy đã đủ buốt xót lắm rồi.
Box: Trước lúc đến tôi thực khó tưởng tượng ra cuộc sống của hai mẹ con bà Vẹn. Ông Tâm kể, có lần hai mẹ con bà dắt díu nhau đi kiếm ăn tận Tuyên Quang. May mắn ông tìm được khi mẹ con bà đói sắp chết dọc đường. Mấy mươi năm qua, hai người phụ nữ điên dại ấy vô thức chui ra, chui vào cái nhà như cái chuồng trâu ấy, đói khổ và vạ vật. Gia đình cũng có đến hai liệt sĩ nhưng cũng chẳng giúp được gì cho cuộc sống mẹ con bà. Chẳng phải chính quyền đã quá vô tâm sao?
Theo xahoi
Kỳ bí chuyện về "chúa sơn lâm" và những phận đời lạ lùng nơi rừng xanh Tây Bắc (Kỳ cuối)
Mỗi lần đi qua Khe Hai Bà Cháu tôi lại tự nhủ rằng, sẽ ghi lại trung thực, chi tiết câu chuyện này, coi như trả lại cho núi rừng một câu chuyện bi thảm nhất.
Vợ chồng ông Chang Gố Chừ, ông Chừ có mẹ đẻ và con gái bị hổ ăn thịt cùng một lúc
Nuôi hổ như nuôi chó trong nhà rồi tặng cho Vườn thú Thủ Lệ
Cả huyện Mường Tè nhiều thế hệ, ai cũng biết ông Hổ. Nhiều người ở vùng rừng núi Lai Châu mỗi lần vượt cổng trời, về Hà nội, vẫn có thói quen đứng trước chuồng sắt của chú "Hổ ông Xá" và tấm biển "Hổ Mường Tè" tại vườn Thủ lệ chụp một pô ảnh kỉ niệm.
Câu chuyện nổi tiếng vào hang bắt hổ của ông, chúng tôi được chính bà Lỳ Gia Hừ, vợ " ông Hổ", người đã cùng ông chặt cây đè cổ hổ và tóm sống kể lại. Bà Hừ gần 70 tuổi. Bà và ông Hừ Xá có cả thảy 10 người con. Bà không hề biết nói một câu tiếng Kinh nào. Gã trai bản Chu Hừ Po nhận lời làm phiên dịch. Theo lời kể của bà đã được phiên dịch, ngày đó, có ông Lỳ Già Tư, người ở Chung Chải (nay thuộc Mường Nhé, Điện Biên), đang làm ở Tổ chức Huyện ủy lên Mù Cả công tác. Bây giờ đi vào Ma Ký phải mất 3 ngày chân trần đi bộ. Còn độ ấy, từ tỉnh vào đến Mù Cả phải đi mất 15 ngày trèo núi. Cán bộ huyện tỉnh nhiều người quan trọng thì được nhà nước cấp ngựa cho đi. Ông Già Tư được chế độ đi ngựa, nhưng bản thân ông là người chơi ngựa từ nhỏ, nên ông đi ngựa của riêng mình. Đó là một con tuấn mã to, khỏe, đã cứu ông khỏi nhiều tai ách của rừng già rậm rạp.
Tối, ông ngủ lại nhà Lỳ Hừ Xá, buộc ngựa ở gốc cây. Đến đêm, bà con nghe thấy những tiếng ồ ồ rất lớn, chạy ra thì chỉ còn trơ lại cái đầu và bộ xương ngựa ở đầu nhà của Lỳ Hừ Xá. Cán bộ Già Tư đau lắm, con ngựa đã sống lâu với chủ, nó cũng giống như bạn của ông vậy. Ông Già Tư là người Hà Nhì, cũng là một thiện xạ sát thú. Ông đã quyết tâm sách súng vào rừng để săn hổ trả thù cho con tuấn mã, cuối cùng, một con hổ đã bị tiêu diệt và một con bị trọng thương nhưng trốn được vào rừng. Già Tư làm thịt hổ gọi cả bản đến ăn, khi mổ con hổ đẹp, sặc sỡ ấy, bà con tò mò đo thì thấy từ ria mép đến ngọn đuôi dài tới 2,8m. Sau đó Lý Hừ Xá cảm thấy áy náy vì cán bộ ngủ nhà mình nhưng mất con tuấn mã. Ông đã rủ vợ vào rừng để báo thù tiếp cho con tuấn mã.
Vợ chồng ông Hừ Xá đều nổi tiếng có sức khỏe. Ông từng được huyện mời ra làm giao liên, bưu tá, bởi ông đi trong rừng như con sơn dương. Có lần, ông đứng trên đỉnh núi cao, cầm hòn đá lớn và ném chết một con hổ đang uống nước dưới khe. Một lần ông đi quăng lưới bắt cá dưới khe núi, con hổ nấp trong bụi rậm nhảy ra tớp vào chân ông, ông quay lại quăng lưới vào mặt hổ và vật lộn với "ngài". Cuối cùng ông dùng hòn đá lớn kè đầu hổ rồi cõng hổ trên lưng về bản trong sự kinh hãi và thán phục của nhiều người.
Về cuộc truy bắt hổ báo thù cho chú ngựa, hai vợ chồng ông đi tìm thì bắt gặp cảnh hãi hùng ngay tại khu lán nương trồng sắn của mình. Một con hổ con đang ngấu nghiến nhai thịt một con hổ khác trong núi! Hổ đói ăn thịt nhau. Hừ Xá bảo vợ giúp cảnh giới rồi ông nhổ một gốc cây sắn (khoai mì) lớn, bẻ lấy thân sắn lăm lăm trong tay, ông tiến dần từng bước thủ thế trước sự lầm lì của con hổ trong hang. Nhìn chú hổ con đang liếm mép đói khát bỗng dưng ông Xá thất xót thương trong lòng. Ông bà quyết định vào hang bắt sống hổ chứ không giết. Chú hổ quá đẹp, có bộ lông vàng óng, mượt, vợ chồng ông Xá đã trói nó lại và thay nhau cõng con hổ gần 20kg ấy về nhà nuôi.
Từ chỗ giận dữ, dần dà con hổ hoang nhìn ông bà có vẻ thân thiện hơn. Nó chịu ăn cháo loãng, rồi nó ăn tranh cả canh rau dớn, lá vả luộc bà Hừ hái ngoài rừng về nấu nuôi 10 đứa con trong cảnh nghèo. Sau sự chăm sóc của gia đình, dần dà chú hổ đã chơi đùa với đám trẻ trong bản. Ông bà thả nó tự do nhưng nó cũng không trở lại trong rừng nữa. Con cọp chỉ quẩn quanh bên mâm cơm ăn chực từng cọng rau dớn, từng miếng lá vả. Nó rất quấn quýt " ông Hổ".
Nuôi được một thời gian thì chú hổ lớn nhanh, cán bộ ở Ủy ban hành chính huyện đi công tác qua, họ bảo đem nộp con hổ này cho vườn thú dưới Hà Nội người ra trưng bày, cho cả nước, cả thế giới cùng xem. Vợ chồng Hừ Xá lưu luyến lắm nhưng nếu vì niềm tự hào của núi rừng Mường Tè thì "ông Hổ" cũng sẵn sàng.
"Ông Hổ" vẫn chưa có lấy một tấm ảnh thờ...
Giờ đây khi chúng tôi lên thăm "ông Hổ" đã mất được vài năm. Anh con cả của ông đã hy sinh trong chiến tranh biên giới; anh con thứ sáu tên là Chúy Xá cũng vừa ốm chết. Anh Chúy Xá vốn là y tá, vợ anh là giáo viên dạy học bên Mường Nhé, tận tỉnh Điện Biên. Điều đáng buồn là suốt thời gian chúng tôi ở lại bản Ma Ký, gia đình và bản làng không tìm được một tấm ảnh chân dung của "ông Hổ" kể cả ảnh... thờ. Sau khi ông Hừ Xá mất, đại gia đình muốn có một tấm ảnh để thờ, để thi thoảng nhớ tới "ông Hổ". Mọi người giật mình nhận ra suốt cuộc đời, ông Hừ Xá chưa hề tiếp cận với một con đường có xe lăn bánh, chưa từng chụp một pô ảnh nào, ngoại trừ tấm ảnh bên công an người ta yêu cầu phải làm. Người ta chụp và dán vào chứng minh thư cho ông, chứ ông cũng chẳng dùng chứng minh thư để làm gì.
Khi chúng tôi vào tìm, kể cả bà Gia Hừ cũng không dám chắc còn có thể tìm thấy tấm chứng minh nhân dân cũ ố đó. Tôi thất vọng trở về Hà Nội. Rồi sau này dạy trong trường Báo chí, tình cờ tôi gặp được cậu bé Pờ Hùng Sang là người Hà Nhì, là cháu của vợ người đàn ông quá cố Chúy Xá. Trong dịp nghỉ Tết mới đây, sau những lần đi bộ đến toạc máu chân lục tìm, HÙng Sang đã đem đến cho tôi chiếc ảnh duy nhất của người hùng bắt hổ, nuôi hổ cho nhà nước trưng bày hơn 22 năm trời.
Bây giờ, hổ là loài động vật đặc biệt quý hiếm, được bảo vệ trên toàn cầu. Cũng không còn hổ để bắt, để nuôi hổ bằng cháo loãng, rau dớn như nuôi chó, nuôi mèo trong nhà thời ông Hừ Xá nữa. Nhưng câu chuyện trên vẫn là trang nhật ký kỳ lạ nhưng chân thực. Nó là một câu chuyện về tình thương yêu, sức cảm hóa với ngay cả loài thú chỉ biết hành xử bằng nanh vuốt như hổ dữ. Sau 22 năm sống ở Thủ Lệ, khi "tạ thế", "ông ba mươi" đến từ bản Mà Ký đã được cán bộ Vườn Bách Thú trân trọng nhồi bông làm tiêu bản cất giữ trong nhà truyền thống.
Nghi vấn cây sui nghìn tuổi "hành" người phát điên Nhiều câu chuyện kì bí của cây sui cổ thụ gần 1.000 năm tuổi ở thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) khi bốc khói giống hình 9 con rồng bay lên trời. Cây sui nghìn tuổi bỗng dưng bốc khói. Người ta đồn rằng, " thần cây sui" đã nhập vào những người dân , "ám" họ đến mức rồ...