“Số phận” 22 tấn vàng của Afghanistan tại Mỹ sau khi Taliban nắm quyền
Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, nhiều người lo ngại lực lượng này sẽ chiếm giữ các tài sản của Afghanistan cả ở trong nước và nước ngoài.
Các tay súng Taliban (Ảnh: AFP).
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đóng băng một số tài sản do chính phủ Afghanistan gửi tại các ngân hàng ở Mỹ, nhằm ngăn lực lượng Taliban tiếp cận khối tài sản trị giá hàng tỷ USD.
Trong số tài sản bị đóng băng lần này của Afghanistan có một kho vàng miếng được gửi tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York.
Theo số liệu do Ngân hàng trung ương Afghanistan công bố, tính đến tháng 12/2020, khối tài sản được gửi tại đây lên tới 22 tấn vàng. Theo tỷ giá hiện tại của Hiệp hội Thị trường Vàng thỏi London (LBMA), số vàng này trị giá khoảng 1,25 tỷ USD.
Số vàng ở New York chiếm khoảng 1/10 khối tài sản dự trữ mà chính phủ Afghanistan nắm giữ, được gửi tại các ngân hàng trong nước cũng như ở các quốc gia khác, trong đó có Mỹ.
Trước đó, quyền Thống đốc Ngân hàng trung ương Afghanistan (Da Afghanistan Bank), ông Ajmal Ahmaty, cho biết Da Afghanistan Bank kiểm soát khoản dự trữ khoảng 9 tỷ USD, trong đó khoảng 7 tỷ USD là tiền mặt, trái phiếu, vàng và các loại khác. Ông Ahmaty xác nhận hầu hết tiền dự trữ của Afghanistan được gửi trong các tài khoản ở nước ngoài.
Video đang HOT
Sau khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul và giành quyền kiểm soát Afghanistan, nhiều người lo ngại rằng Taliban sẽ chiếm giữ các khoản tiền dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan.
Tuy nhiên, ông Ahmaty khẳng định “không có khoản tiền nào bị lấy khỏi tài khoản dự trữ”, và Bộ Tài chính và Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) sẽ “không bao giờ để Taliban tiếp cận khoản tiền này”.
Ông Ahmaty cho biết, giới chức ngân hàng Afghanistan đã bắt đầu giảm lượng tiền mặt giữ tại các chi nhánh ngân hàng ở các trung tâm tỉnh ngay từ đầu tháng này trong bối cảnh lo ngại về đà tiến công của Taliban.
Trong khi đó, một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, theo lệnh của Tổng thống Joe Biden, Washington đã đóng băng gần 9,5 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Afghanistan, đồng thời ngừng chuyển tiền mặt tới quốc gia này kể từ ngày 15/8, thời điểm Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul. Đa số khoản dự trữ gần 9,5 tỷ USD này đang nằm tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York và các tổ chức tài chính khác ở Mỹ.
Quan chức Mỹ khẳng định, Taliban sẽ không thể tiếp cận bất cứ tài sản nào của chính phủ Afghanistan tại Mỹ bởi Taliban vẫn nằm trong danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ.
Cho đến nay, Mỹ và nhiều quốc gia khác vẫn chưa công nhận Taliban là chính phủ mới của Afghanistan. Ngoài việc ngăn Taliban tiếp cận tài sản của chính phủ Afghanistan gửi tại Mỹ, Washington cũng có thể ngăn Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) viện trợ cho Afghanistan.
IMF hồi tháng 6 đã giải ngân khoản vay 370 triệu USD mới nhất cho Afghanistan, vốn được phê duyệt vào tháng 11 năm ngoái, để hỗ trợ nền kinh tế của nước này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát.
Vào thời điểm đó, IMF cho biết chính phủ Afghanistan vẫn duy trì nền kinh tế đi đúng hướng, bất chấp “tình hình an ninh xấu đi và bất ổn gia tăng khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban bị đình trệ, với việc quân đội Mỹ và NATO sẽ rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 9″.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới có hơn 20 dự án phát triển đang thực hiện tại Afghanistan và cho đến nay đã cung cấp 5,3 tỷ USD cho Afghanistan, chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.
Truyền thông Đức: 'Chiến binh Taliban đi từng nhà săn lùng nhà báo'
Khi săn lùng một nhà báo của kênh truyền hình Đức Deutsche Welle, các chiến binh Taliban đã bắn chết một người và làm một người thân khác của nhà báo này bị thương nặng.
Nhà riêng của 3 phóng viên khác của Deutsche Welle cũng bị đột kích.
Quân nhân Mỹ hướng dẫn một phụ nữ trong cuộc sơ tán tại sân bay quốc tế Hamid Karzai, Afghanistan, ngày 18-8-2021. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ cung cấp cho Hãng tin REUTERS
Theo kênh Deutsche Welle (DW), các chiến binh Taliban đã đi từng nhà để tìm kiếm phóng viên nói trên, hiện đang làm việc tại Đức, không có mặt ở Afghanistan. Những người thân khác của phóng viên này đã may mắn chạy thoát thân.
Tổng giám đốc DW Peter Limbourg cho biết: "Việc Taliban giết người thân của một trong những biên tập viên của chúng tôi là bi kịch ngoài sức tưởng tượng. Nó cho thấy mối nguy hiểm mà tất cả các nhân viên của chúng tôi và gia đình họ ở Afghanistan trải qua".
Trong cuộc họp báo đầu tiên, ngày 17-8, sau khi chiếm được thủ đô Kabul, Taliban hứa sẽ cho phép tự do báo chí dù điều này bị cấm trong thời gian lực lượng này nắm quyền lần cuối từ năm 1996-2001.
Theo Hãng tin Reuters, một số nhà báo người Afghanistan cho biết họ bị đánh đập, nhà cửa bị đột nhập sau khi Taliban chiếm thủ đô Kabul hôm 15-8.
Người phát ngôn của lực lượng Taliban chưa lên tiếng về vụ việc mà kênh DW lên tiếng, nhưng một số phóng viên địa phương cho biết sự việc cần làm rõ thêm.
Trả lời phỏng vấn của DW, Khushal Asefi, phó chủ tịch điều hành của Đài phát thanh truyền hình tư nhân Ariana của Afghanistan, cho biết: "Họ (Taliban) đảm bảo với chúng tôi là chúng tôi được an toàn. Cho tới thời điểm này, họ vẫn xác nhận chúng tôi sẽ không gặp vấn đề gì, thậm chí các phóng viên nữ cũng có thể lên TV, làm chương trình".
Mặc dù vậy, ông Asefi cho biết cũng có thông tin là Taliban không cho các phóng viên nữ xuất hiện trên truyền hình, do đó điều gì sẽ xảy ra trong tương lai vẫn là một dấu hỏi. Taliban chưa làm rõ các quy định của họ với phụ nữ.
Liên quan đến việc sơ tán ở Kabul, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định Đức sẽ sơ tán công dân của nước này và tối đa 10.000 người Afghanistan có thể bị Taliban đe dọa tính mạng càng sớm càng tốt.
Trong ngày 20-8, người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết có một công dân Đức bị trúng đạn khi đang trên đường đi ra sân bay Kabul. Rất may, người này không bị nguy hiểm đến tính mạng, đã được điều trị y tế và sẽ sớm được đưa khỏi Afghanistan.
Để sơ tán công dân, hai chiếc trực thăng của quân đội Đức đã được gửi đến Afghanistan để đón những người cần sơ tán trong phạm vi thủ đô Kabul.
Hai chiếc trực thăng này sẽ sẵn sàng sử dụng từ ngày mai, 21-8 và phối hợp cùng phía Mỹ thực hiện một số nhiệm vụ.
Mỹ cảnh giác với kẻ thù 'không đội trời chung' của Taliban ISIS-K, một nhánh ở Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), là kẻ thù "không đội trời chung" của lực lượng Taliban. Mỹ lo ngại ISIS-K tổ chức tấn công, trong bối cảnh nước này nỗ lực sơ tán tại sân bay Kabul. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong cuộc phỏng vấn với kênh NBC...