Sợ ở nhà vì karaoke xóm: “Cứ dịp lễ hát hò đến tận đêm”
Lễ tết hay kỳ nghỉ dài ngày là dịp những người con ở phương xa trở về quê hương, đoàn tụ cùng người thân. Chẳng mấy khi gia đình đông đủ, nhiều nhà tổ chức tiệc tùng huyên náo, gọi tất cả thành viên về quây quần cùng một chỗ để ăn uống, hỏi han, trò chuyện và chơi đùa. Thậm chí, nhiều nhà còn thuê cả dàn karaoke về để hát hò, từ người già, thanh niên đến trẻ con đều tham gia, dù khiến không khí náo nhiệt hơn nhưng đây vô tình cũng là nguyên nhân khiến cho hàng xóm ức chế, đau đầu vì thú vui này.
Hát karaoke bằng loa kéo là thú vui của nhiều người nhưng vô tình lại gây ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.
Sợ ở nhà vì hàng xóm hát karaoke thâu đêm suốt sáng
Cùng chung nỗi bức xúc, anh Thanh Long (ở Phú Thọ) chia sẻ: ” Chẳng hiểu từ bao giờ, mọi người coi việc thuê loa kéo về hát karaoke như một phần không thể thiếu trong những buổi tụ tập đông đúc. Xóm mình ngày thường khá yên tĩnh, nhưng mỗi dịp lễ tết, nhà ai nấy đều rôm rả, con cháu từ tứ phương về tụ họp. Từ người lớn, thanh niên đến trẻ con đều bày tiệc tùng, hàn huyên, nhưng điều khiến mình sợ là họ cứ thuê loa về hát karaoke mới chịu. Cứ dịp lễ là con đàn cháu đống tụ họp, hát hò đến tận đêm“.
Lễ tết là dịp con cháu tứ phương trở về quây quần bên gia đình.
Đáng nói, thông thường mọi người có xu hướng hát hò vào cuối các bữa ăn, buổi tiệc và ít khi “biểu diễn” vào ban ngày. Đó cũng là lúc con người cần nghỉ ngơi, khi bị âm thanh quá to làm ảnh hưởng sẽ khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi. Thanh Long bức xúc: ” Có phải ai cũng biết hát đâu, mà đã không biết hát thì sẽ cố gào lên thật to. Cứ thế thâu đêm suốt sáng, những người xung quanh chẳng thể ngủ được. Nhắc nhở thì cũng ngại, chẳng nhẽ thỉnh thoảng gia đình người ta tụ họp mình lại khiến họ mất vui?“.
Nhiều gia đình, hội bạn thường thuê loa kéo hoặc đầu tư luôn dàn karaoke trong nhà để “quẩy” mỗi khi có dịp tụ tập.
Thực tế, hát hò cùng bạn bè, người thân sẽ khiến ta phấn khích nhất thời. Thậm chí, nhiều người hát chán trong nhà thì lại mang loa ra đường vặn âm hết cỡ, nhảy múa tưng bừng, không cần quan tâm giọng hay hay dở, thể loại nhạc buồn hay vui, cũng chẳng biết rằng mình đang vô tình “tra tấn” hàng xóm. Đối mặt với các cuộc vui như vậy, những người xung quanh chỉ có thể đối phó bằng cách đóng cửa nhà thật chặt hoặc tạm ra ngoài “tránh nạn”. ” Sau một vài ba lần như vậy, cứ thấy nhà nào đông đông con cháu về chơi là mình phát sợ luôn“, Long trải lòng.
Video đang HOT
Mải hòa mình vào giai điệu khiến cảm xúc của những “giọng ca vàng” dâng cao, vô tình quên đi những thứ xung quanh.
Tương tự, anh Minh Hoàng (Thái Bình) cũng cùng chung tâm trạng ái ngại vì ngày lễ sắp đến, lại phải nghe những dàn loa kéo gần nhà hoạt động tích cực đến nửa đêm. ” Xóm mình đa số toàn mấy cặp vợ chồng lớn tuổi sống với nhau vì con cháu đi làm xa như mình, nhưng có dịp lễ tết thì ai cũng về quê thăm ông bà, bố mẹ. Đây là một hành động ý nghĩa, có hiếu, nhưng kiểu gì họ cũng mang loa, mic ra để hát hò với nhau cho mà xem. Vậy nên mình đã tranh thủ về thăm nhà trước một tuần để 30/4 lấy cớ bận việc, không về nhà nữa. Cứ về là đau hết cả đầu“, anh nói.
Vui thôi đừng vui quá
Đối mặt với việc hàng xóm láng giềng thuê loa kéo hát hò ầm ĩ, nhiều người chọn cách im lặng cho qua chuyện như Thanh Long hay Tuấn Phương, cũng có người bực bội phản ánh, thẳng thắn góp ý để gia đình sớm dừng cuộc vui. Thực tế, đã có nhiều tình huống tranh chấp, mâu thuẫn ảnh hưởng đến tình lãng nghĩa xóm chỉ vì chuyện hát karaoke tại gia.
Người “chịu trận” là hàng xóm láng giềng xung quanh.
Điển hình như hồi tháng 9 năm 2022, vụ hàng xóm cãi nhau vì có người hát karaoke suốt mấy ngày với âm lượng lớn cũng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Nguồn tin từ báo Thanh Niên cho hay, ông M., một người sống gần đó đã phản ánh rằng nhà bên cạnh mua dàn loa mới nên hát liền 4-5 ngày, vì phòng không kín nên đã ảnh hưởng đến những người xung quanh. ” Tôi nghĩ hát cũng được nhưng có giờ, có hồi, hát vừa đủ nghe. Những ngày trẻ con không phải đến trường phải để yên tĩnh cho mấy đứa nghỉ ngơi hoặc học ở nhà“, ông M. cho hay.
Vụ việc xảy ra khiến nhiều người quan tâm. (Ảnh: Thanh Niên)
Bà T. ở gần đó chia sẻ bình thường nhà nọ cũng hay hát vẫn cho qua được, chỉ có đợt vừa rồi là hát quá nhiều lại mở quá to, không chịu nổi nên mới phải sang nhắc nhở. Từ đó mà giữa nhà bà T. và nhà háy karaoke đã có lời qua tiếng lại, cãi nhau khiến cả người dân xung quanh và lực lượng chức năng phải can thiệp để tránh xảy ra chuyện không hay.
Hát karaoke là một hoạt động giải trí được yêu thích, nhưng nếu không biết cư xử đúng mực thì sẽ khiến hàng xóm bức xúc, mệt mỏi và mất thiện cảm với người hát. Âm thanh lớn và giọng ca không chuyên phát ra từ loa kéo cũng làm phiền đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi của người sống gần đó, khiến họ mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm hay các thời điểm nhạy cảm trong ngày. Đây là hành động gây mất trật tự công cộng, ô nhiễm tiếng ồn, làm phiền cuộc sống của người khác.
Đừng quá đề cao cảm xúc cá nhân để rồi bản thân trở thành cái gai trong mắt người khác.
Nếu hàng xóm có thể cảm thông cho những lần gia hiếm hoi gia đình bạn tụ họp, không muốn chen ngang cuộc chơi làm bạn mất hứng thì bạn cũng nên tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của họ khi phải nghe bạn hát. Dù hay ho đến mấy nhưng nghe nhiều cũng sẽ mệt mỏi, vậy nên hãy giữ chừng mực, đừng để tiếng ồn kéo dài qua 23 giờ đêm, và hãy vặn loa đủ tầm, đóng cửa kín để trong gia đình vui vẻ với nhau là đủ. Hoặc cách tốt nhất là đến những quán hát karaoke – nơi bạn và bạn bè, gia đình có thể tận hưởng bữa tiệc âm nhạc một cách sôi động, tự do nhất mà không sợ làm phiền đến ai.
Hãy cư xử đúng mực để không làm phiền đến những người sống quanh bạn.
Ai cũng có lúc vui vẻ quá đà, nhưng vui thôi đừng vui quá. Đừng để niềm vui của mình trở thành nỗi ám ảnh, sự chán ghét của người khác nhé.
Chồng mua đồ cho cháu không tiếc tay nhưng lại chi li từng đồng với con, tôi ấm ức thì anh quát: "Chắc gì nó đã là con tôi"
Ngớ người trước lời chồng nói, tôi không thể ngờ anh lại nói ra những câu như thế. Tôi trách anh tệ bạc, không đáng làm bố thì anh mới nói ra tất cả.
Vợ chồng tôi kết hôn khi cả hai đã ngoài 30. Vì lấy muộn nên chúng tôi có con luôn. Với tôi, chồng là người tâm lý, thoải mái, yêu thương vợ con, gia đình. Thế nhưng từ ngày con tôi lên 3 tuổi anh thay đổi hẳn. Chồng khó tính, hay cáu gắt, không thích con lại gần, hay cưng chiều nó nữa. Ngược lại, với hai đứa cháu thì anh lại rất quý, yêu chiều và hay mua đồ cho chúng nó.
Không ít lần tôi và anh cãi vã về việc này. Tôi không cấm cản anh yêu chiều các cháu, nhưng tôi không đồng ý với cách cư xử của anh với con. Con anh mà anh coi như con người khác, hà khắc, hắt hủi nó đến mức con bé luôn sợ bố. Thương con, chồng lại nóng tính nên tôi kệ, chỉ biết bù đắp tình cảm cho con mà thôi. Cũng từ ngày chồng thay đổi tính nết, anh không đưa lương cho tôi giữ nữa. Mỗi tháng anh chỉ đưa 5 triệu để tôi trang trải sinh hoạt.
Vợ chồng tôi giờ như hai người ở trọ, mệnh ai người ấy sống. Anh mặc kệ mẹ con tôi, con ốm cũng chỉ mình tôi chăm. Có trách thì anh bảo: "Tôi mệt, phải nghỉ ngơi mai còn đi làm". Có lẽ chẳng người vợ nào không tủi thân cho được khi con đi viện mà chồng dửng dưng như thế.
Bị chồng đối xử tệ bạc, con thì bị hắt hủi trong khi 2 đứa nhỏ nhà anh chồng có sinh nhật, lễ Tết chồng tôi đều mua quà cho chúng. Hai đứa ốm, chồng vội vào viện thăm, lo lắng từng tí một. Tôi cằn nhằn anh lại lấy lý do anh trai đi làm ăn xa, không có nhà, anh là chú phải đỡ đần, lo cho các cháu. Lắm lúc tôi rất bực, ghen tỵ và thậm chí không thích các cháu qua nhà chơi cũng vì cách cư xử của chồng.
Giọt nước tràn ly, mọi sự mới vỡ lẽ khi con gái tôi đòi đi học lớp múa cùng chị con nhà bác. Chồng tôi không cho con học, kêu tốn kém nhưng lại thẳng thừng đòi tài trợ tiền học múa cho cháu, động viên nó. Bực mình, tôi lớn tiếng với chồng trước mặt chị dâu: "Anh là bố cái Thư (cháu chồng) hay sao mà lo lắng thế?". Chồng quát lại, nói tôi ăn nói linh tinh rồi hằn học: "Chắc gì cái My đã là con tôi!".
Ngớ người trước lời chồng nói, tôi không thể ngờ anh lại nói ra những câu như thế. Tôi trách anh tệ bạc, không đáng làm bố thì anh mới nói ra tất cả: "Bốn năm trước tôi gặp tình cũ của cô, nó bảo tôi chỉ là kẻ đổ vỏ, cái My có khi là con nó". Đứng hình trước lời nói của chồng, tôi thấy sao chua chát đến thế. Anh tin lời người ngoài khiêu khích rồi về nghi ngờ, hắt hủi vợ con. Tôi hỏi anh sao không đi xét nghiệm ADN để tìm câu trả lời, anh ậm ừ nói không muốn làm vì con gái cũng có giống anh đâu, chắc không phải con anh, xét nghiệm chỉ lãng phí tiền.
Thở dài trước lời chồng nói, tôi dọn đồ, dắt con về ngoại luôn. Tôi quá chán ngán người đàn ông này rồi. Một chút niềm tin anh cũng không có, hóa ra bao năm qua anh luôn nghi ngờ tôi. 2 tuần sau tôi gửi chồng kết quả ADN của bố con anh, họ cùng huyết thống. Anh chạy tới xin lỗi mẹ con tôi, mong tôi và con bỏ qua trở về nhà nhưng mấy năm qua tình cảm của tôi cũng đã nhạt dần theo sự tệ bạc, phũ phàng của anh rồi.
(nhu...@gmail.com)
Với những items sau bạn chẳng phải lo Tết này mặc gì Tết Nguyên đán sắp đến, câu hỏi mặc gì Tết này khiến chị em đau đầu. Và để không bối rối trước quá nhiều sự lựa chọn khi đi mua sắm, chị em hãy tham khảo những items đáng đầu tư, giúp mặc đẹp sau đây. Muốn chọn được những món thời trang diện được trong nhiều hoàn cảnh, đặc biệt là dịp...