Sở Nông nghiệp Quảng Nam: Ngừng phát điện từ 2 thủy điện để chống hạn
Sáng 10/12, ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam xác nhận, đơn vị này đã có báo cáo trình UBND tỉnh về việc vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện đến cuối tháng 12/2019.
Một thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Theo văn bản này, qua theo dõi tình hình vận hành các hồ chứa thủy điện, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam nhận định mực nước tại các hồ chứa thủy điện A Vương, Sông Bung 4 đến ngày 9/12 chưa đảm bảo mực nước tối thiểu quy định tại Phụ lục III-Quy trình 1537.
Cụ thể, mực nước hồ chứa thủy điện A Vương đạt cao trình 351,13 m/ 375,5 m, thiếu hụt 171,52 triệu m3; Sông Bung 4 đạt cao trình 215,61 m/ 220,7 m, thiếu hụt 74,66 triệu m3.
Nhằm từng bước cải thiện nguồn nước tại hồ chứa thủy điện A Vương và Sông Bung 4 theo đúng quy định tại Quy trình 1537, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các hồ chứa thủy điện A Vương và Sông Bung 4 dừng vận hành xả nước qua phát điện đến hết ngày 31/12/2019.
Video đang HOT
Qua đó, nhằm cải thiện nguồn nước tại các hồ chứa thủy điện trên, đảm bảo phục vụ cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất vùng hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn trong năm 2020.
Tấn Thành- Chí Đại
Theo daidoanket
Cá lưới hai ngon cỡ nào mà dân chen chân mua cho bằng được?
Biển động hay êm, mưa hay gió..., lúc nào các làng chài ven biển cũng rộn ràng nghề đánh cá lưới hai.
Cho dù là nhà khá giả có thuyền to, lưới lớn hoặc nhà bình thường với thuyền nhỏ, lưới trung thì họ đều sống nhờ cái nghề dân dã truyền thống này.
Cái tên lưới hai đã có từ đầu thế kỷ XX khi những cư dân từ Quảng Nam vào Tuy Phong cư ngụ. Có người ở ven sông ven biển, có người cất nhà trên cồn giữa sông, có người ở trên mui ghe, tụ tập nhóm trở thành xóm, ở Phan Rí Cửa có một xóm mang tên là xóm Lưới Hai.
Nghề đánh cá lưới hai ở một làng chài ven biển Tuy Phong.
Các lão ngư kể: Thuở trước chưa áp dụng thước, tấc, phân, chỉ dùng thông thường mắc lưới có độ rộng 5 ngón tay là lưới năm, lưới 3 ngón tay là lưới ba, lưới 2 ngón tay là lưới hai. Vật liệu làm lưới hai bằng gai xé nhỏ thành sợi, dùng bàn quay se lại cho săn, thường là 3 sợi gộp lại rồi se tiếp bằng cách ngược chiều vòng quay thành nhợ rồi đan thành tấm lưới, tốn rất nhiều công đoạn.
Khi đan thành tấm lưới phải nhuộm bằng huyết heo phơi khô, khi khô phải hấp như hấp bánh ít thì mới sử dụng được. Nghề lưới hai khai thác các loại hải sản như cá rựa, cá nhái, cá ảo, cá sòng, cá ngân, cá mòi, cá bạc má, cá ngao, cá liệt... Lối hành nghề đơn giản, chỉ bủa lưới để lưới trôi theo dòng nước lên hoặc xuống, thời gian vớt lưới cách chừng 1 - 2 tiếng đồng hồ.
Giờ nghề lưới hai phổ biến khắp các làng chài. Cư dân vùng biển làm nghề lưới hai tuyến lộng nên đơn giản, dụng cụ chỉ một con thuyền nhỏ hay chiếc thúng chai, vài tấm lưới hai bằng cước là có thể mưu sinh. Người đi đánh cá chừng 4 giờ sáng đã thức dậy, làm chén cơm nóng ấm bụng, chuẩn bị đồ đạc rồi vác lưới ra bờ biển, lên thúng chèo ra biển cách bờ chừng vài trăm mét thả lưới, chờ lúc đằng Đông ánh hồng vừa rựng là cuốn lưới vào bờ bán cá.
Nhiều người bảo nghề này "làm chơi ăn thật" vì cả đi và về chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Có lẽ làm nhanh, ít vốn, hiệu quả, lại có "ăn liền" nên khi mùa biển động tàu thuyền lớn nằm bờ thì nghề lưới hai được coi là mùa ăn nên làm ra của nhiều người.
Mỗi sớm các bến cá làng chài lại rộn ràng khi những chiếc thuyền con cập bến, í ới tiếng vợ gọi chồng, con gọi cha, mẹ gọi con, em gọi anh...Tất cả đều cùng người thân của mình mang lưới vào bờ để cùng nhau gỡ cá cho nhanh rồi đem kịp bán ở các chợ gần xa.
Nào là những con cá liệt, con ngân da trắng muốt, con trích, con đối...vảy sáng lóa dưới ánh nắng đầu ngày. Tất cả mắt chúng đều sáng ngời, thân hình óng ánh, có con khi lên bờ rồi mà vẫn còn giãy đành đạch. Người nào "yếu nghề" thì cũng được vài ký về nhà ăn.
Ai biết tính toán hướng gió, độ sâu, dòng nước, con sóng để giăng lưới đúng cách thì cá đóng dày đặc, phải bê nguyên tấm lưới lúc lỉu những cá là cá về kêu vợ con xúm nhau mà gỡ, niềm vui hớn hở trên từng khuôn mặt. Nghề lưới hai thường đem lại cho các ngư dân mỗi ngày khoảng vài trăm ngàn đồng đến triệu đồng. Số tiền không nhiều nhưng cũng đủ cho họ có cái ăn, cái sống.
Những hải sản đánh bắt xa bờ, buộc các ngư dân phải ướp lạnh lưu hàng ngoài biển dài ngày nên có khi làm giảm chất lượng hải sản, còn cá lưới hai thời gian đánh bắt ngắn nên thịt cá tươi ngon một cách "nhức nhối".
Dù là loại cá gì thì những hôm được nhiều cá, ngoài phần đem bán ở chợ để có thêm thu nhập, bữa ăn trong nhiều gia đình miền biển đều hiện diện những món ngon từ cá biển quê mình.
Như con ảo, con rựa làm chả; con bạc má, con liệt kho tiêu; con nhái, con ngân nấu với cà chua chín thêm ít giá đậu, đổi món thì đem nướng trên lửa than ăn kèm với rau sống vườn nhà. Cá lưới hai chế biến món nào thì cũng phả hương vị ngọt thơm đậm đà tràn trề mặt lưỡi, thấm tới tận chân răng...
Dân xứ biển, ai cũng lớn lên từ mẻ cá lưới hai. Rời quê lên phố, mỗi lần gặp nhau tay bắt mặt mừng, biết người nào sức khỏe tốt, làm ăn phát đạt là khen ngay: Hèn chi mặt tươi như cá lưới hai...
Theo Minh Chiến (Báo Bình Thuận)
Cuối tuần này, thời tiết đẹp! Mặc dù ngoài khơi xa đang có cơn bão Neoguri nhưng không đi vào biển Đông, nên từ nay đến cuối tháng 10, thời tiết cả nước tương đối đẹp, cuối tuần ủng hộ "chị em" trong ngày 20-10. Chiều nay 18-10, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia công bố nhận định tình hình thời tiết cả nước...