Số người thiệt mạng gia tăng trong các cuộc đụng độ sắc tộc tại Sudan
Ngay 8/4, Thông đôc bang Tây Darfur cho biêt cac cuôc đung đô săc tôc tai khu vưc nay trong nhưng ngay gân đây đa khiên it nhât 132 ngươi thiêt mang.
Trẻ em tại trại tị nạn ở Sudan. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Phat biêu hop bao tai thu đô Khartoum, Thông đôc Mohamed Abdallah Douma nêu ro: “Theo cac bao cao y tê, sô ngươi thiêt mang hiên la 132 ngươi. Tinh hinh hiên tương đôi ôn đinh”.
Cac cuôc đung đô giưa các thành viên của bộ lạc Masalit va công đông noi tiêng Arab đa bung phat kê tư ngay 3/4 vưa qua trong va xung quanh thu phu El Geneina thuôc bang Tây Darfur. Hôm 5/4, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Sudan đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở bang Tây Darfur và cho phép các lực lượng chính quy thực thi mọi biện pháp cần thiết để chấm dứt các cuộc đụng độ vũ trang.
Khu vực Darfur rộng lớn đã bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc nội chiến bùng phát năm 2003 tại Sudan. Theo Liên hơp quôc, xung đột vũ trang đã cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người và khiến 2,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn.
Cuộc xung đột này đã lắng xuống trong những năm qua, song những cuộc xung đột sắc tộc và giữa các bộ lạc vẫn xảy ra theo định kỳ tại khu vực trên do tranh chấp về đất đai và quyền tiếp cận với nguồn nước. Chỉ tính riêng trong tháng 1 năm nay tại Darfur đã có hơn 200 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa các bộ lạc được cho là đẫm máu nhất trong nhiều năm qua.
Nhật chuẩn bị kịch bản 20.000 người Trung Quốc đổ lên Senkaku/Điếu Ngư
Khi hải cảnh Trung Quốc tăng cường tiếp cận quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đã nghĩ tới kịch bản xảy ra xung đột vũ trang.
Đây là kịch bản ác mộng đối với Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản. Một tàu cá Trung Quốc bị hỏng gần Senkaku/ Điếu Ngư, nhóm đảo mà Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc điều lực lượng hải cảnh bảo vệ con tàu. Các ngư dân Trung Quốc đổ lên một trong số các đảo để chờ đợi con tàu được sửa, bất chấp cảnh báo từ phía Nhật Bản. Giữa lúc căng thẳng, hải cảnh Trung Quốc nổ súng vào lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản.
Video đang HOT
Khi hải cảnh Trung Quốc nhiều lần "rình rập" tàu cá Nhật Bản quanh khu vực nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trong năm nay, những kịch bản như vậy không phải không có khả năng xảy ra. Nội bộ đảng cầm quyền của Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận về việc cần phải đưa ra những quy định rõ ràng để giải quyết những tình huống này.
Tàu PS206 Houou của lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản đi qua phía trước đảo Uotsuri, thuộc nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư năm 2013. Ảnh: Reuters.
Theo luật hiện hành, ngư dân Trung Quốc đổ bộ lên nhóm đảo này sẽ được xem là tình huống "vùng xám" mà lực lượng phòng vệ Nhật Bản chưa thể can thiệp theo khung pháp lý.
Ngoài ra, Masya Kato và Junnosuke Kobara, hai biên tập viên của Nikkie Asia, cho rằng tham vọng của Trung Quốc đối với các quần đảo có thể không dừng lại ở việc xâm nhập của các tàu cá.
Một chuyên gia được mời tham gia cuộc họp của các nhà lập pháp đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền tuần trước đã tiết lộ thông tin gây sốc: Trung Quốc dự định bồi đắp khu vực xung quanh nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư và đưa khoảng 20.000 người tới đó.
Hồi tháng 2, Bắc Kinh đã triển khai luật cho phép tàu hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài trong một số tình huống ở khu vực lãnh hải thuộc "quyền tài phán" của họ. Luật mới đã nâng cấp lực lượng hải cảnh thành tổ chức bán quân sự, tăng nguy cơ xảy ra đụng độ trong các vùng xám.
Chính phủ Nhật Bản cho biết Đạo luật Thực thi Nhiệm vụ Cảnh sát cho phép tàu của lực lượng nước này nổ súng để ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của tàu nước khác. Nếu cảnh sát hoặc lực lượng bảo vệ bờ biển không thể hành động thích hợp, nội các Nhật Bản sẽ lập tức điều động lực lượng phòng vệ.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp của LDP về chính sách quốc phòng cho rằng đạo luật này chưa đủ và tuần trước đã cùng nhau đề xuất dự luật nhằm "lấp các lỗ hổng". Tài liệu kêu gọi sửa đổi luật bảo vệ biển của Nhật Bản. Những thay đổi sẽ cho phép tàu cảnh sát biển, trong phạm vi luật pháp quốc tế, sử dụng vũ khí để chống lại các tàu nước ngoài "phớt lờ" yêu cầu rút lui. Cuộc họp kín cũng thúc đẩy các quy định cho phép triển khai lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản tới đảo xa để kịp thời ứng phó trong tình huống khẩn cấp.
Dù Tổng thống Joe Biden và quan chức cấp cao trong chính quyền đã tái khẳng định nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, trong đó Washington có nghĩa vụ bảo vệ Tokyo trong một cuộc tấn công vũ trang, điều khoản chỉ áp dụng với "lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản". Điều này đồng nghĩa Mỹ cần kết luận nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong định nghĩa trên trước khi hành động.
"Việc Tổng thống Biden đảm bảo với chúng tôi rằng Điều 5 áp dụng với nhóm đảo Senkaku không phải là tất cả", Seiji Maehara, cựu ngoại trưởng Nhật Bản và là nhà lập pháp của đảng Dân chủ vì Nhân dân, nói. "Nhật Bản cần phải duy trì hiện trạng của nhóm đảo do nước này quản lý".
"Mỹ không thể hành động trừ khi Nhật Bản cho thấy sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nhóm đảo", một quan chức cấp cao trong chính phủ Nhật Bản nói.
Một nhóm riêng về chính sách quốc phòng của đảng LDP sẽ sớm khuyến nghị chính phủ nghiên cứu hồ sơ hàng hải của các tàu tuần tra bảo vệ bờ biển. Nhờ vậy, Nhật Bản có thể đưa ra dữ liệu khách quan chứng minh nước này duy trì an ninh và kiểm soát chặt chẽ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, nếu tranh chấp với Trung Quốc được đưa lên tòa án quốc tế.
Hoạt động hàng hải của các tàu treo cờ Trung Quốc quanh khu vực Senkaku/Điếu Ngư đã tăng lên khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo vào năm 2012. Chạm trán trên vùng biển này đã tăng lên trong những năm gần đây. Tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận tàu cá Nhật bản hai lần vào năm 2013 và một lần năm 2014. Năm ngoái, con số này tăng lên 8. Ba tháng đầu năm nay đã chứng kiến ít nhất 7 trường hợp.
Masya Kato và Junnosuke Kobara, hai biên tập viên của Nikkie Asia, cho rằng một điều may mắn với Nhật Bản là Nhà Trắng của Biden đã cho thấy lập trường rõ ràng về nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Khi cựu tổng thống Barack Obama năm 2014 tuyên bố nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, nó đã đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Mỹ nói như vậy. Nhưng tuyên bố được đưa ra nhằm trấn an những lo ngại của Nhật Bản.
Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Ảnh: Kyodo.
Ngày 26/3, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại Tokyo, chính phía Mỹ đã khởi xướng cuộc thảo luận về nhóm đảo tranh chấp này, theo nguồn tin thân cận với cuộc họp.
Washington có lý do để lo ngại về tình hình của nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo Kato và Kobara. Nếu Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo và tiến hành cải tạo để xây dựng căn cứ quân sự, nó sẽ rất gần với căn cứ quân sự của Mỹ, theo Robert Eldridge, từng là phó tham mưu trưởng về quan hệ đối ngoại tại căn cứ của thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinawa. Eldridge thêm rằng Senkaku/Điếu Ngư có vị trí chiến lược rất quan trọng.
Mục đích của Nhật Bản là tăng hiện diện quân sự tại khu vực này để Trung Quốc nhận ra việc cố gắng chiếm nhóm đảo bằng vũ lực không mang lại kết quả. Kế hoạch tập trận chung trong khu vực là một phần của chiến lược. Thách thức đối với cả Nhật Bản và Mỹ là nhanh chóng thống nhất phối hợp phản ứng trong tình huống xảy ra xung đột vũ trang, bởi bất kỳ bất đồng nào cũng có thể khiến phản ứng bị chậm trễ.
Eldridge nói Nhật Bản cần thể hiện quyết tâm bảo vệ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà không do dự trước một cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra.
Luật hải cảnh Trung Quốc được ví như 'bom hẹn giờ' Thông điệp từ diễn tập chung Indonesia - Nhật trên Biển Đông Dân quân biển - 'vòi bạch tuộc' trong chiến thuật vùng xám Trung Quốc Toan tính của Trung Quốc khi triển khai 200 tàu cá trên Biển Đông
Đụng độ sắc tộc tại Sudan, 47 người thiệt mạng Ngày 18/1, giới chức địa phương cho biết các vụ đụng độ sắc tộc xảy ra cùng ngày tại bang Nam Darfur của Sudan đã khiến 47 người thiệt mạng. Các vụ đụng độ xảy ra chỉ một ngày sau các vụ việc tương tự ở bang lân cận, khiến hơn 80 người thiệt mạng. Lực lượng an ninh Sudan tuần tra tại...