Số người phải đi lánh nạn trong nước do xung đột và thiên tai tăng cao kỷ lục trên thế giới
Xung đột và thảm họa đã buộc hơn 33 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn ngay trong chính quốc gia của họ trong năm ngoái, khiến họ phải đối mặt với nguy cơ lớn trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.
Người dân sơ tán khỏi khu vực chiến sự ở các tỉnh Hama và Idlib, Syria ngày 1/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo do Trung tâm giám sát lánh nạn trong nước (IDMC) và Hội đồng người tị nạn Na Uy (NRC) công bố ngày 28/4, con số trên đã nâng tổng số người phải đi lánh nạn ngay trong các nước xảy ra xung đột và thiên tai tăng lên mức kỷ lục 50,8 triệu người, cao hơn nhiều so với khoảng 26 triệu người di tản khỏi quốc gia của họ để xin tị nạn tại những nước khác.
Báo cáo ghi nhận trong năm ngoái, xung đột đã khiến 8,5 triệu người phải di tản tại các quốc gia như Syria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia và Nam Sudan. Trong khi đó, số người phải rời bỏ nhà cửa do thiên tai trong năm vừa qua là 25 triệu người. Cụ thể, khoảng 4,5 triệu người đã phải chạy lánh nạn do siêu bão Fani hoành hành tại Ấn Độ và Bangladesh, hay cơn bão Idai và Kenneth ở Mozambique và siêu bão Dorian ở Bahamas. Mưa lớn và lũ lụt kéo dài tại châu Phi cũng khiến khoảng 2 triệu người phải di tản trong năm ngoái.
Giám đốc IDMC Alexandra Bilak cho biết những người lánh nạn trong nước thường là những người dễ bị tổn thương sống trong các lán trại đông đúc hay những khu định cư tạm bợ, không có cơ hội tiếp cận với việc chăm sóc y tế. Trong bối cảnh đó, đại dịch COVID-19 sẽ càng khiến họ dễ bị tổn thương hơn và càng bị hạn chế tiếp cận những dịch vụ thiết yếu hay viện trợ nhân đạo do điều kiện sống bấp bênh.
Video đang HOT
Ông Bilak cũng lưu ý hầu hết những người phải di tải do thiên tai thường do chính phủ chỉ đạo hoặc sơ tán để phòng ngừa và hầu hết những người này có thể trở về nhà tương đối nhanh nếu nhà cửa của họ không bị phá hủy hoàn toàn.
Tuy nhiên, ông cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể khiến các quốc gia gặp khó khăn hơn trong việc triển khai những bước đi cần thiết để sơ tán người dân trước khi các thảm họa thiên tai ập đến, do việc hàng nghìn người tập trung tại các nơi trú ẩn có nguy cơ làm dịch bệnh lây lan. Do đó, để cân bằng giữa các nỗ lực cứu trợ nhân đạo với nỗ lực quốc gia chống đại dịch COVID-19 sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các nước trên thế giới.
Phương Oanh
Những cơn bão đang ngày một khủng khiếp hơn
Các nhà khoa học đang ra sức cảnh báo sự gia tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu đang làm chậm tốc độ di chuyển của bão, tăng sức tàn phá của nó.
Ở đây các nhà khoa học đang muốn đề cập đến tốc độ di chuyển của bão thay vì tốc độ gió. Chuyển động chậm lại sẽ khiến bão gây thiệt hại nặng hơn mỗi khi đi qua.
Cảnh báo được đưa ra sau khi các nhà khoa học so sánh dữ liệu khí tượng từ năm 1950 với một vài năm trở lại đây và kết hợp dự đoán thời tiết bằng mô hình máy tính.
Giờ đây, chúng ta nên thận trọng trước những thảm họa thiên nhiên. Ảnh: Getty Images.
Trong tự nhiên, dù gió có giật mạnh đến mấy, cơn bão vẫn có thể di chuyển với tốc độ chậm. Đơn cử như vào năm 2019, siêu bão Dorian có sức gió tới 295 km/h nhưng chỉ di chuyển vài kilomet mỗi giờ.
Với tốc độ di chuyển chậm, bão sẽ có nhiều thời gian tàn phá hơn, đồng thời khiến một khu vực nhỏ chịu lượng mưa lớn trong thời gian dài. Trong tương lai, các cơn bão dù nhỏ nhưng vẫn sẽ có sức tàn phá tương đương với siêu bão Dorian hoặc thậm chí còn hơn thế nữa.
"Các mô phỏng của chúng tôi cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến chuyển động bão chậm đi, đặc biệt là một số khu vực đông dân ở vĩ độ trung bình. Đây là nghiên cứu đầu tiên chúng tôi kết hợp giữa giải thích vật lý và sức mạnh công nghệ để cho ra kết quả", nhà khí hậu học Gan Zhang từ Đại học Princeton cho biết.
Bằng cách sử dụng mô hình khí hậu, Zhang và các đồng nghiệp đã dựa trên sáu mô hình thời tiết từ 15 điều kiện ban đầu và cho ra 90 kịch bản dự đoán. Trong gần 100 kịch bản đó, các nhà khoa học dự đoán vào cuối thế kỷ 21, lượng CO2 trên Trái Đất tăng cao khiến nhiệt độ toàn cầu tăng 4 độ C.
Theo các mô hình gợi ý, những cơn bão ở châu Á và Bắc Mỹ dọc theo vĩ độ gần New York sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên tốc độ bão ở vùng nhiệt đới không bị ảnh hưởng do nhiệt độ gia tăng.
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra và sự chuyển động chậm dần của các cơn bão. Hiện tại, nhóm nghiên cứu không có đủ cơ sở để loại trừ các biến đổi tự nhiên hay một số nguyên nhân cục bộ.
Nhưng đây được xem là chỉ báo rõ ràng về việc chúng ta đang chuốc họa vào thân khi không kiểm soát biến đổi khí hậu. Dần dần, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một tăng và việc chúng kéo dài sẽ khiến con người chịu nhiều tổn thất.
"Với những kết quả có được, chúng tôi muốn chứng minh rằng sự chậm lại của chuyển động bão tỷ lệ thuận với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Phát hiện của chúng tôi cũng được hậu thuẫn bởi các chứng minh vật lý và mô hình máy tính nên độ tin cậy hoàn toàn cao", Zhang cho biết.
Thái Âu
Hé lộ lý do quân đội Nga Syria đột ngột dừng không kích vào thành trì Idlib Quân đội Nga và Syria đột ngột cho dừng triển khai các đợt không kích trong vòng ít nhất 24 giờ qua nhằm vào thành trì cuối cùng của phiến quân ở tỉnh Idlib. Chia sẻ với hãng tin AMN, hôm 27/12, nguồn tin tại tỉnh Hama cho hay, thời tiết xấu ở khu vực phía tây bắc Syria được cho là nguyên...