Số người nhiễm HIV vùng dân tộc thiểu số được điều trị tăng lên
Sáng 8-11, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết tỉ lệ người nhiễm HIV tại Việt Nam tiếp tục giảm.
Trong 9 tháng đầu năm, phát hiện hơn 7.700 người mới nhiễm HIV, số tử vong do AIDS là 1.428 người. Như vậy, ước tính đến nay, Việt Nam có khoảng hơn 211.000 người bị nhiễm HIV.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long thông tin về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. Ảnh: Bích Nguyên
Theo ông Long, dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của dịch có xu hướng chậm lại. Điều đáng lưu tâm là số người nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam có nguy cơ gia tăng. Điều này thể hiện tỉ lệ người đồng tính nam nhiễm HIV hiện đang có xu hướng gia tăng và có tỉ lệ mới nhiễm HIV cao nhất trong các nhóm.
Ông Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Giám sát và xét nghiệm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, qua giám sát cho thấy một số địa phương có đông người dân tộc thiểu số như Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa có tỉ lệ người nhiễm HIV cao hơn so với các tỉnh, thành khác. Trong đó, số người quản lý được chiếm gần 90%.
Nhờ các chương trình, dự án cấp thuốc điều trị, đặc biệt là chương trình điều trị bằng Methadone, số người có HIV mới phát hiện trong nhóm người nghiện hút ma túy giảm mạnh. Tại Điện Biên, nếu như năm 2015, mỗi năm phát hiện mới khoảng 400 trường hợp nhiễm HIV thì đến năm 2019 giảm xuống còn 150 người mắc mới trong năm.
Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết số lượng người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục tăng qua các năm, đến nay đã có 142.000 người được điều trị AVR tại 436 cơ sở điều trị HIV/AIDS. Số người được điều trị chiếm khoảng gần 70% số người nhiễm HIV.
Một thành tựu đáng tự hào của Việt Nam là đã điều trị ức chế tải lượng vi rút HIV ở mức không phát hiện được (tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml), chỉ thấp hơn nước Anh.
Bà Paula Morgan đánh giá: Những thành tựu của Việt Nam trong phòng chống HIV/AIDS ở cấp toàn cầu và các nước khác đang học hỏi Việt Nam. Ảnh: Bích Nguyên
Theo bà Paula Morgan, Phó Giám đốc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hiện, trên thế giới không có nước nào có tỉ lệ K=K (nghĩa là người nhiễm HIV, uống thuốc ARV hàng ngày đến mức đạt được và duy trì tải lượng vi rút không phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục) như Việt Nam. “Đây là điều Việt Nam cần tự hào”- bà Paula Morgan nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bích Nguyên
Theo bienphong
2% trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc HIV được quản lý điều trị bị lây truyền
Những thông tin mới nhất về tình hình nhiễm HIV ở Việt Nam đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đưa ra tại cuộc họp về chủ đề này, nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12).
Buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12). Ảnh: Minh Thúy
Theo PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS - thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Năm 2004, cả nước chỉ có 500 người được điều trị bằng thuốc ARV, đến nay đã có 142.000 người được điều trị bằng thuốc ARV. Đây là một kết quả đáng ghi nhận.
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Ths. Võ Hải Sơn - Trưởng phòng Giám sát, Theo dõi, Đánh giá xét nghiệm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) cho biết: Hiện cả nước có khoảng 250.000 người nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm mới HIV là 12%, có 34,9% ca mới nhiễm trong số ca MSM (quan hệ đồng giới nam) xét nghiệm HIV. Đáng chú ý, độ tuổi trung bình các ca mới nhiễm là 23 tuổi.
Theo ông Sơn, tình hình dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của dịch có xu hướng chậm lại.
Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, khi 95% bệnh nhân mắc HIV không còn khả năng lây nhiễm qua đường tình dục.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS với chủ đề: "Cùng hành động để kết thúc đại dịch AIDS" diễn ra từ ngày 10/11-10/12/2019 nhằm huy động sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách và toàn thể cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS, để đạt được mục tiêu 90-90-90, tiến tới kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
Ông Nguyễn Hoàng Long cho biết thêm: Những người bị nhiễm HIV được điều trị tốt, tuân thủ đúng phác đồ thì con sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường. Trong số bà mẹ mang thai nhiễm HIV được quản lý và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm HIV dưới 2% - đây là một thành công rất lớn.
Bên cạnh đó, hiện nay, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong điều trị HIV/AIDS đã đạt 90-91%, riêng có 9 địa phương tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã đạt 100% là Tuyên Quang, Kom Tum, Bình Định, Hà Giang, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hưng Yên.
Kết quả sử dụng thuốc Methadone, Buprenorphine cho thấy thuốc cắt cơn nghiện nhanh, thuận lợi cho bệnh nhân đang điều trị ARV.
Bà Paula Morgan - Phó Giám đốc Văn phòng CDC Hoa kỳ tại Việt Nam
Bà Paula Morgan - Phó Giám đốc Văn phòng CDC Hoa kỳ tại Việt Nam - cho hay: "Thông điệp K=K - Không phát hiện = Không lây truyền đã làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của nhiều người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.
Với việc thường xuyên sử dụng thuốc ARV, tải lượng virus trong máu của người nhiễm HIV sẽ ở mức ức chế, dưới ngưỡng phát hiện hạn chế nguy cơ lây truyền qua quan hệ tình dục.
ThS. BS. Võ Hải Sơn - Trưởng phòng Giám sát, Theo dõi, Đánh giá xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Việc điều trị bằng thuốc ARV đã được mở rộng, phân cấp đến từng địa phương - hơn 90.000 bệnh nhân được điều trị tại tuyến y tế cơ sở.
Về chất lượng điều trị đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: 95% bệnh nhân có tải lượng virus dưới ngưỡng không lây truyền qua đường tình dục; tỷ lệ kháng thuốc trước điều trị ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới."
ThS. BS. Nguyễn Hữu Hải - Phó Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS
Theo đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS, kế hoạch xây dựng chính sách năm 2019-2020 sẽ tập trung vào 3 vấn đề chính: Đánh giá, xây dựng chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; sửa đổi, bổ sung luật phòng, chống HIV/AIDS; sửa đổi Thông tư của Bộ Y tế về quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
Thời gian tới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân điều trị ARV (hiện nay là 80%); hỗ trợ các bệnh nhân mới tham gia điều trị ARV, tăng cường quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu của bệnh nhân,...
Theo PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, có các sự kiện nổi bật trong phòng, chống HIV/AIDS năm 2019:
1. Dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục thuyên giảm ở mức 0,2%. Tuy nhiên, dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm có nguy cơ cao (MSM, NCMT) và còn xa so với mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS (10.000 và 1.000 người/năm).
2. Mở rộng và đa dạng dịch vụ xét nghiệm HIV và phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới.
3. Tăng cường huy động sự tham gia của các tổ chức cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
4. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tiếp tục được duy trì và đổi mới. Hiện đã có 53.000 bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone thường xuyên, hiệu quả cao. Bupernophine được triển khai ở 7 tỉnh. Chuẩn bị thí điểm cấp phát điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (MMT) về nhà.
5. Dự phòng điều trị thế hệ mới thông qua điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP) được triển khai tốt. Hiện, có 4.000 người đang sử dụng PrEP với tỷ lệ duy trì điều trị cao.
6. Điều trị ARV tiếp tục được mở rộng, chất lượng điều trị tốt. Hiện có 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV. Tỷ lệ tuân thủ sau 12 tháng đạt 88%. Tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (
7. Việt Nam đã khởi động chiến dịch quốc gia K=K nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
8. Chuyển đối thành công điều trị ARV từ viện trợ sang bảo hiểm y tế. Hiện có 40.000 bệnh nhân đang nhận thuốc ARV qua bảo hiểm y tế.
Theo viettimes
20% người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng mà chưa biết bệnh Theo ngành y tế, hiện mới chỉ có khoảng 80% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình, đồng nghĩa với việc còn 20% người đang nhiễm HIV sống trong cộng đồng nhưng chưa được phát hiện, chưa điều trị. Đây là nguồn lây truyền HIV rất nguy hiểm... Khám, tư vấn điều trị cho bệnh nhân HIV tại Trung tâm...