Số người Nga phá sản tăng gần 40% trong nửa đầu năm 2022
Theo báo cáo của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, số lượng công dân Nga tuyên bố phá sản và phải giải thể công ty trong nửa đầu năm 2022 tăng 37,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo kênh CNN, từ tháng 1 đến cuối tháng 6, có 121.313 công dân Nga đã nộp đơn phá sản và thanh lý tài sản để trả nợ. Trong số đó, nơi có nhiều người tuyên bố phá sản nhất là Moskva: trên 6.000 cá nhân, tiếp theo là khu vực xung quanh thủ đô với trên 5.600.
Cũng trong khoảng thời gian đó, có 20.185 công dân Nga đã nộp đơn phá sản và thực hiện tái cơ cấu nợ.
Báo cáo cho biết thêm rằng số vụ phá sản cá nhân ở nước này đã tăng gần gấp ba lần từ 68.980 vụ năm 2019 lên 192.833 vụ vào năm 2021.
Quan chức Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Yukhnin cho biết: “Xét về mặt tuyệt đối, số lượng công dân phá sản đã lên đến mức rất đáng kể”.
Video đang HOT
Mặc dù không có mối liên hệ rõ ràng giữa con số hồ sơ phá sản gia tăng đáng kể và cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga đã chứng kiến nhiều tập đoàn quốc tế nổi tiếng chấm dứt hoạt động tại nước này hoặc cắt đứt quan hệ kinh doanh. Trong khi đó, Nga đã bị áp đặt các lệnh trừng phạt như bị Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và các chính phủ khác đóng băng tài sản.
Mới đây nhất, ngày 21/7, gói trừng phạt thứ 7 của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga liên quan tới xung đột tại Ukraine đã chính thức có hiệu lực, gồm các biện pháp cấm hoạt động mua, nhập khẩu hoặc chuyển giao vàng, trong đó có trang sức.
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ: “Các biện pháp mới nhằm tăng cường lệnh trừng phạt kinh tế hiện có nhằm vào Nga, hoàn thiện việc thực thi và tăng cường hiệu quả của chúng”.
Theo gói trừng phạt mới, EU sẽ cấm nhập khẩu vàng từ Nga dưới dạng bán thành phẩm và phế liệu. Ngoài ra, EU cũng đưa thêm 48 cá nhân và tổ chức của Nga vào “danh sách đen” bị đóng băng tài sản và/hoặc cấm nhập cảnh. Trong đó, EU sẽ đóng băng tài sản của Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga.
Hội đồng cho biết thêm: “Các biện pháp của EU không ngăn cản các nước thứ 3 và công dân của họ hoạt động kinh doanh bên ngoài EU mua dược phẩm hoặc sản phẩm y tế từ Nga”. EU cũng cho phép hỗ trợ kỹ thuật cho Nga trong lĩnh vực hàng hóa và công nghệ hàng không.
EU liên tục đưa ra các gói trừng phạt chống lại Nga sau khi quân đội nước này mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Trong gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga được thông qua hồi tháng 6 vừa qua, liên minh này đã cấm nhập khẩu hầu hết dầu mỏ của Nga.
Hung thủ ám sát ông Abe Shinzo từng cố gắng tự tử
Nghi phạm vụ ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, từng cố gắng tự tử khi còn phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ trên biển, vào năm 2005, hãng thông tấn Kyodo đưa tin.
Dẫn lời một người chú của nghi phạm, Kyodo cho biết thêm, sau khi cha của Yamagami tự vẫn vào năm 1984, bà mẹ của Tetsuya Yamagami đã tham gia tổ chức tín ngưỡng Giáo hội Thống nhất và cung tiến cho giáo phái này 100 triệu yên (theo tỷ giá đương thời là gần 1 triệu USD) từ việc bán đất đai, bất động sản và tiền bảo hiểm sau cái chết của ông chồng. Đầu năm 2002, bà này tuyên bố phá sản.
Tetsuya Yamagami, nghi phạm sát hại ông Abe Shinzo
Theo người chú của Yamagami, nghi phạm cho rằng khoản cung tiến này và vụ phá sản tiếp theo đã hủy hoại gia đình và tương lai của cá nhân, anh ta không thể theo học tại trường đại học danh tiếng.
Sau đó, Yamagami gia nhập Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản và cố gắng tự sát khi đang làm nhiệm vụ vào năm 2005, muốn để em trai và em gái có thể nhận tiền bảo hiểm, người chú cho biết thêm.
Yamagami thú nhận với cảnh sát rằng hắn ta căm ghét Giáo hội Thống nhất suốt trong 20 năm ròng; từ trước khi thực hiện vụ ám sát ông Abe, hắn đã nổ súng vào tòa nhà ở thành phố Nara có liên quan đến tổ chức tôn giáo nói trên. Trên bức tường toà nhà đã phát hiện những lỗ đạn bắn.
Trước đó, Yamagami khai hắn tin rằng chính trị gia quá cố có liên hệ với Giáo hội Thống nhất, vì hồi năm ngoái, ông Abe đã gửi thông điệp chào mừng đến một tổ chức kết thân với giáo phái này.
Yamagami cũng nói rằng ông ngoại của ông Abe - cố Thủ tướng Nobusuke Kishi - dường như đã góp phần vào sự xuất hiện của tổ chức tôn giáo này ở Nhật Bản.
Cảnh sát cho biết, một ngày trước khi xảy ra vụ ám sát, Yamagami đã thử nghiệm khẩu súng của mình bằng cách bắn vào một cơ sở của Giáo hội Thống nhất ở Nara. Ít nhất 7 dấu vết bắn bằng súng đã được tìm thấy trong tòa nhà liền kề với tòa nhà đặt cơ sở của Giáo hội Thống nhất, theo báo Asahi.
Tổ chức Giáo hội Thống nhất cho biết họ không có ghi chép về Yamagami và ông Abe chưa từng tham gia hoặc đóng bất cứ vai trò nào với giáo hội này. Ông Tanaka Tomihiro, chủ tịch Giáo hội Thống nhất chi nhánh Nhật Bản từ chối bình luận về các khoản quyên góp của mẹ nghi phạm.
Ngày 12/7, lễ tưởng niệm được tổ chức tại nhiều tỉnh thành tại Nhật Bản, trong đó lễ tang có quy mô lớn hơn được tổ chức đồng thời tại Tokyo cũng như tại quê nhà của cố Thủ tướng Abe Shinzo. Trước đó, hôm 11/7, nghi lễ tưởng niệm và viếng cố Thủ tướng Abe đã bắt đầu được tổ chức từ 18h00 (theo giờ địa phương) tại đền Zojo, Tokyo.
Nhiều nước đã cử phái đoàn đến viếng, ngoài ra ban tổ chức cũng bố trí khu vực để người dân có thể thắp hương và dâng hoa chia buồn cùng gia đình ông.
Chính phủ Nhật Bản tặng Huân chương Hoa cúc - huân chương cao quý nhất của Nhật Bản cho cố Thủ tướng Abe Shinzo. Ông Abe là người thứ tư được nhận huân chương này kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Hãng cho vay tiền số lớn nhất thế giới phá sản: "Bữa tiệc tiền số" sắp tàn? Celsius Network, công ty cho vay tiền điện tử lớn nhất thế giới, phá sản sau một tháng dừng cho khách rút, chuyển tiền. Mới đây, Celsius Network đã nộp đơn xin phá sản tại tòa án New York (Mỹ). Trong đó, tài sản và nợ mà công ty phải trả ước tính từ 1 đến 10 tỷ USD. Celsius cho biết, việc...