Số người mắc virus Zika vẫn chưa dừng lại
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, tính đến hết ngày 7/1, dịch Zika đã tấn công 176 người. Hiện, tại đây chỉ còn duy nhất quận 8 là nơi chưa xuất hiện người mắc Zika.
Dịch bệnh do virus Zika tại TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp.
PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, dịch bệnh do virus Zika tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang gia tăng và diễn biến phức tạp. Đáng lo ngại, hiện thành phố đã có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm Zika.
Tính đến hết ngày 7/1, dịch Zika đã tấn công 176 người. Hiện chỉ còn duy nhất quận 8 là địa bàn chưa xuất hiện ca bệnh Zika.Trong tổng số ca nhiễm bệnh, hiện có 158 người đã qua 28 ngày theo dõi. Đến nay, virus Zika khiến 34 phụ nữ mang thai nhiễm bệnh, 27 thai phụ đang tiếp tục thai kỳ, số còn lại đã kết thúc thai kỳ (3 thai phụ đã sinh nở, 3 thai phụ bị thai lưu và 1 trường hợp bỏ thai).
Như vậy, đến nay số người mắc vẫn chưa dừng lại. Điểm nóng của dịch đang tập trung tại quận Bình Thạnh (36 ca); quận 2 (28 ca); Thủ Đức (16 ca); quận 12 (15 ca); quận 9 (13 ca); quận Tân Phú (12 ca).
“Số ca mắc đang tăng nhanh chóng. Dự báo số người nhiễm bệnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng nếu không có giải pháp phòng chống dịch”, PGS.TS. Phan Trọng Lân cảnh báo.
Video đang HOT
Do đó, để đầy lùi dịch Zika, một trong những giải pháp quan trọng là người dân cần chủ động theo dõi và thực hiện theo các hướng dẫn từ cơ quan chức năng.
“Tuy thời điểm này, nhiệt độ giảm nhưng vẫn phải kiểm soát thật chặt, chưa thể đẩy lùi được virus Zika”, ông Lân nói.
Ông Lân cũng cảnh báo, tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm virus Zika. Về mặt lý thuyết, một khi nhiễm virus Zika sẽ không có nguy cơ nhiễm thêm lần nữa.
Tại TP.HCM, phụ nữ mang thai có thể đến 30 bệnh viện để lấy máu xét nghiệm tìm virus Zika miễn phí. Các mẫu máu từ bệnh viện được chuyển tới Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm.
ThS.BS Phan Thanh Bình, Phó Trưởng Khoa Điều hành Khoa Chăm sóc Trước sinh, BV Từ Dũ cho biết, khi phát hiện nhiễm Zika trong lúc mang thai tại TP.HCM, thai phụ sẽ được khám thai và tư vấn tại đơn vị tiền sản thuộc khoa Chăm sóc trước sinh tại Bệnh viện Từ Dũ.
Cũng theo bác sĩ Bình, virus Zika có thể gây ảnh hưởng suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, ở các giai đoạn sớm của thai kỳ
TP.HCM: Zika chưa 'giảm nhiệt', quai bị đã bùng phát
Trong khi số ca nhiễm Zika mới chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", với bình quân trên 20 ca nhiễm mới mỗi tuần, thì ngành y tế TP.HCM lại phải đối mặt với việc bệnh quai bị dễ bùng phát thành dịch nếu không sớm có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.
Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, tính đến sáng 14-12, toàn thành phố đã ghi nhận 127 ca nhiễm virus Zika tại 22/24 quận, huyện. Số ca nhiễm mới tiếp tục tăng nhanh với bình quân trên 20 ca mỗi tuần.
Trong số 127 bệnh nhân nhiễm Zika có 16 thai phụ và 72 trường hợp đã qua 28 ngày theo dõi.
Mặc dù phần lớn quận, huyện đã phát hiện người bệnh dương tính với Zika, nhưng ngành y tế TP.HCM vẫn chưa có khuyến cáo hạn chế đến những nơi có ca bệnh.
Trung tâm Y tế dự phòng tiếp tục khuyến cáo, người dân, đặc biệt là thai phụ, cần chủ động phòng tránh muỗi đốt; mọi người, mọi nhà tự diệt muỗi, diệt loăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika.
Chưa hết nỗi lo về bệnh do virus Zika, y tế dự phòng TP.HCM lại phải phân chia lực lượng để điều tra dịch tễ và xử lý ổ bệnh quai bị có nguy cơ lây lan tại trường tiểu học Tân Xuân ở ấp Mỹ Hòa, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.
Trước đó, trường Tân Xuân phát hiện 16 học sinh mắc quai bị. Nhà trường đã báo với trạm y tế xã và Trung tâm Y tế dự phòng huyện để phun xịt hóa chất, khử khuẩn, tuyên truyền biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho học sinh.
Ông Huỳnh Minh Vũ, Hiệu trưởng trường Tân Xuân cho biết, đến nay, các học sinh được xác định mắc quai bị đã trở lại lớp, nhưng vẫn còn có nhiều học sinh khác đang nghỉ học không có lý do.
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM Nguyễn Trí Dũng cho biết, quai bị là bệnh do virus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp, có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở nữ giới, có thể dẫn tới vô sinh... Phụ nữ mang thai mắc quai bị có nguy cơ sảy thai, dị dạng thai nhi, sinh non...
Hiện nay, thời tiết thất thường sẽ khiến cho khả năng lây lan của bệnh quai bị rất cao, do đó người dân cần phải giữ vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường xung quanh, tiêm vaccine để phòng bệnh.
Đối với học sinh, nếu có dấu hiệu của bệnh như: Sốt, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai, chảy nước bọt... thì phải nghỉ học ngay để cách ly, tránh lây lan cho các học sinh khác.
Thời gian lây nhiễm của virus quai bị là từ 7-10 ngày, nên nếu học sinh có dấu hiệu của bệnh thì phải nghỉ học trong khoảng thời gian trên.
(Theo Cổng TTĐT Chính phủ)
TP.HCM: Sử dụng kỹ thuật mới phun diệt muỗi phòng chống Zika Đến ngày 4/12, số ca nhiễm virus Zika trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên 94 ca bệnh. Nhân viên y tế sử dụng kỹ thuật phun hơi nóng diệt muỗi phòng chống virus Zika tại ký túc xá Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN) Trước tình hình đó, Trung tâm...