Số người chết vì virus corona tăng thêm 86, tổng ca tử vong vượt 700
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã báo cáo 86 trường hợp tử vong mới do virus corona chủng mới và 3.399 trường hợp nhiễm virus được xác nhận trong ngày 8/2.
Cập nhật mới nhất, sáng 8/2, đưa tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới của Trung Quốc lên 34.546 trường hợp. Trong số những ca tử vong của ngày 8/2, 81 trường hợp diễn ra ở Hồ Bắc, 5 ca còn lại ở 5 tỉnh thành khác. Tổng số ca tử vong của Trung Quốc hiện là 722.
Tổng số ca nhiễm mới và tử vong của Hồ Bắc tính đến ngày 7/2 lần lượt là 699 và 24.953. Các quan chức ở Hồ Bắc đã báo cáo 69 trường hợp tử vong và 2.447 trường hợp mới được xác nhận một ngày trước đó.
Trong số các trường hợp mới được công bố vào ngày 8/2, 1.985 người đã được xác nhận tại thủ phủ Vũ Hán của Hồ Bắc, nơi virus được cho là bùng phát từ một chợ chuyên bán động vật tươi sống.
Nhân viên mặc đồ bảo hộ tại một nhà ga xe lửa ở Thượng Hải ngày 7/2. Ảnh: Reuters.
Trên toàn thế giới, đã có 724 trường hợp tử vong được báo cáo và hơn 35.000 trường hợp nhiễm virus.
Trong lúc chính phủ Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát, virus đã lan sang ít nhất 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, làm hơn 270 người ngoài Trung Quốc đại lục nhiễm bệnh. Một người đã chết vì virus ở Philippines, một người khác tử vong tại Hong Kong.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói chuyện hôm 7/2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump về sự bùng phát virus corona mới và kêu gọi Washington phản ứng “hợp lý” với dịch bệnh.
Ông Tập nói với ông Trump trên điện thoại rằng Trung Quốc “hoàn toàn tự tin và có khả năng đánh bại dịch bệnh”, rằng xu hướng dài hạn của sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hướng tới chuyển biến tốt hơn sẽ không thay đổi”.
Mỹ đã tạm thời cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài đã ở Trung Quốc trong vòng hai tuần qua.
Hiện có hai du thuyền với hàng nghìn người đã bị cách ly ở các cảng tại Hong Kong và Nhật Bản do phát hiện du khách nhiễm bệnh đã từng đi tàu, hoặc có mặt trên tàu.
Con tàu tên Diamond Princess đang bị cách ly cho đến ngày 19/2 ngoài cảng Yokohama, Nhật Bản sau khi 61 trường hợp nhiễm virus corona mới được xác nhận.
Hành khách trên con tàu Diamond Princess đang bị cách ly trên cảng ở Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Một con tàu khác thuộc sở hữu của tập đoàn du lịch Genting của Malaysia đang bị cách ly bên ngoài Hong Kong sau khi ít nhất 8 trường hợp nhiễm virus corona được phát hiện.
Hai du thuyền là Royal Caribbean và Norwegian Cruise Line đang từ chối những người có hộ chiếu từ Trung Quốc, Hong Kong và Macau. Một chiếc du thuyền khác không được nơi nào cho cập cảng do lo ngại nguy cơ có người nhiễm virus.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch virus corona là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu – phần lớn do lo ngại các nước nghèo hơn khó có thể đối phó với dịch bệnh.
WHO cũng đang gửi bộ dụng cụ tới 29 phòng thí nghiệm ở châu Phi để đảm bảo họ có khả năng đối phó với virus và cũng giúp kiểm tra các mẫu từ các quốc gia khác nếu cần.
Bác sĩ Vũ Hán cảnh báo sớm về virus corona qua đời sau khi bị lây bệnh
Bác sĩ Li Wenliang, người đã cảnh báo về sự nguy hiểm của virus corona rồi sau đó bị cảnh sát Trung Quốc triệu tập và phê bình, đã qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán.
Theo news.zing.vn
Bên trong "Thành phố ma" Vũ Hán: Nơi 11 triệu người bị cách ly hoàn toàn, lương thực cạn kiệt, gia đình ly tán, mọi người bàng hoàng lo sợ cầu cứu
Sau khi chính phủ Vũ Hán đưa ra quyết định cách ly hoàn toàn 11 triệu dân của thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người dân nơi này bắt đầu rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ.
Theo các chuyên gia, với quyết định đóng cửa thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hiện đang phải thực hiện một chiến thuật ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh với quy mô đáng kinh ngạc, chưa từng có tiền lệ trước đây. Tính đến ngày 23/1, đã có 17 người không qua khỏi (đến lúc này - ngà 24/1 đã là 26 người), gần 600 ca nhiễm bệnh, trong đó phần lớn đều ở Vũ Hán.
Cảnh sát Vũ Hán tập trung bên ngoài nhà ga.
Theo thông báo chính thức trước đó, đúng 10 giờ sáng 23/1, chính quyền Vũ Hán sẽ thực hiện lệnh cấm "nội bất xuất, ngoại bất nhập", người người nhà nhà đã đổ xô đến các nhà ga xe lửa, bến xe và sân bay với hy vọng có thể vớt vát được chuyến bay, chuyến xe, chuyến tàu cuối cùng để rời khỏi thành phố đáng sợ này. Chính phủ thông báo rằng, nếu không có lý do đặc biệt, không ai được quyền rời khỏi thành phố này.
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 23/1, ga tàu hỏa Vũ Hán đã chật cứng hành khách. Nhưng không phải tất cả mọi người đều muốn thoát khỏi thành phố. Ông Trương, 61 tuổi đến từ Vũ Hán, đang chuẩn bị hành trình công tác đến Thiên Tân nhưng sẽ trở về trước dịp Tết Nguyên Đán nói rằng, ông rất sợ khả năng lây lan của virus và nghĩ rằng chính quyền sẽ có biện pháp phòng ngừa sớm.
Từ sáng sớm, nhiều người dân Vũ Hán đã điều khiển xe rời khỏi nơi này trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực.
Nhưng điều không may là đã xảy ra ùn tắc khắp các tuyến đường ra vào thành phố Vũ Hán. Từng người phải được kiểm tra thân nhiệt và một số thông tin liên quan. Ngoài việc tự lái xe, nhiều người khác cũng đăng ký các dịch vụ xe công nghệ để mau chóng thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Đến khoảng 10 giờ, lệnh cấm chính thức có hiệu lực, giới chức trách cấm tất cả các tuyến đường giao thông từ thành phố Vũ Hán, ngưng hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt, cũng như đóng cửa sân bay và ga tàu hỏa.
Sau 1 giờ chiều, chính quyền tỉnh Hồ Bắc thông báo các con đường nội thành Vũ Hán như Cung Gia Lĩnh, Tiểu Quân San, Hán Nam, Bắc Hồ, Hoa San, Bách Tuyền, Thanh Long... đã bị phong tỏa hoàn toàn.
Thời điểm này, người dân lại đổ xô đến các siêu thị để mua thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác. Một số trung tâm mua sắm vẫn mở cửa vào lúc 9 giờ 30 sáng như thường lệ nhưng có rất ít khách hàng lui đến. Theo ông Wu, một người dân địa phương, cho biết: Nhiều trung tâm thương mại lớn đã đóng cửa vào trưa ngày 23/1 và sẽ đóng cửa suốt những ngày Tết cho đến khi có thông báo mới.
Nhưng vì nguồn cung không đủ với cầu, các kệ siêu thị trống trơn, và nhiều khu chợ địa phương bị người dân vét sạch hàng hóa. Bởi vì họ không thể đi đâu, chỉ có thể ở nhà nên có nhu cầu thực phẩm tươi sống rất lớn, đặc biệt là trái cây và rau quả.
Các trạm xăng bị quá tải vì tài xế kéo tới dự trữ nhiên liệu giữa những tin đồn rằng nguồn nhiên liệu dự trữ cạn kiệt. Ngoài ra, tại các cửa hàng bán nhu yếu phẩm đã bị cư dân địa phương mua hết những chiếc khẩu trang y tế cuối cùng.
Wang Wei - Giáo sư Đại học Khoa học và Công nghệ ở Huazhong Vũ Hán đã phải từ bỏ kế hoạch về quê nhà ở Suizhou, cách Vũ Hán 150km. "Tôi không thể rời khỏi nơi này mặc dù tôi rất muốn. Tôi đã mua rất nhiều đồ dự trữ vào ngày hôm qua, tôi nghĩ sẽ đủ dùng cho vài ngày sắp tới", ông Wang nói.
Không thể "thoát khỏi" thành phố, người dân bắt đầu đổ xô đi mua thực phẩm để dự trữ.
Rất nhiều thực phẩm đã được chuyển đến Vũ Hán nhưng sau 3 giờ từ khi có lệnh "phong tỏa Vũ Hán", hàng hóa đã cạn kiệt.
Ngoài ra, một số người dân Vũ Hán nói rằng, họ đang gặp phải sự khủng hoảng tại các siêu thị, cửa hàng hay trung tâm mua sắm khi mọi người đã vét sạch hàng hóa. "Một chiếc bắp cải giờ có giá lên tới 35 nhân dân tệ (hơn 100 nghìn đồng, tăng nhiều lần trước khi có lệnh cấm. Một số cửa hàng, siêu thị hay dịch vụ giao hàng online đều không còn hàng để giao. Các trung tâm mua sắm, trục đường chính, nơi sầm uất thường ngày giờ đây vắng tanh. Vũ Hán trông giống như một thành phố ma.", một người dân cho biết.
Cũng trong chiều ngày 23/1, Bộ giao thông Vận tải đã ban hành lệnh khẩn cấp yêu cầu tất cả các cơ quan giao thông vận tải phải đóng cửa hoàn toàn. Văn phòng du lịch và văn hóa Vũ Hán đã hủy bỏ các tour du lịch tham quan, lệnh cho các công ty du lịch hoàn tiền cho du khách.
Trong khung cảnh hỗn loạn tại thành phố, nhiều người dân Vũ Hán nói rằng, điều cần thiết nhất bây giờ chính là việc điều trị y tế. Cô Yu, một cư dân Vũ Hán đã chia sẻ: "Chúng tôi đang thiếu nguồn lực y tế. Các bác sĩ trực 24/24, sống trong bệnh viện, ngày đêm chiến đấu với những ca nhiễm bệnh. Tôi có anh bạn làm trong bệnh viện, anh luôn nói thiết bị bảo vệ ngay cả đối với các bác sĩ tiền tuyến như hiện tại là không đủ. Nhiều nhân viên y tế đã ngã bệnh. Tôi nghĩ chính phủ cần biết vấn đề nhưng nó không được thực hiện nhanh chóng. Cái chúng ta cần làm bây giờ là tốc độ. Khi chúng tôi nhận được lệnh cấm, chúng tôi đã khóc".
Đại diện một công ty dược tại Vũ Hán cho biết, hơn 200 công ty khác đã làm việc với nhau để vượt qua khoảng thời gian khó khăn này. Các nhân viên của công ty không được nghỉ Tết và phải quay lại với công việc để sắp xếp triển khai và vận chuyển một số sản phẩm phòng chống dịch bệnh: "Một lượng lớn các loại thuốc đang được lần lượt chuyển đến Vũ Hán. Đã có hơn 300 nghìn mặt nạ phòng khí độc được chuyển đến đây vào ngày 22/1".
Đường phố Vũ Hán sau lệnh cấm vận.
Theo nguồn tin từ tờ Securities Times đưa tin, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cho biết, họ đã sắp xếp cho 10.000 bộ quần áo bảo hộ và 50.000 găng tay sẽ gửi đến Vũ Hán từ kho dự trữ y tế Trung ương.
Một cư dân Vũ Hán 24 tuổi tên Huang cho biết, khách sạn anh làm việc trong thành phố không còn nhận khách check in. "Chúng tôi chỉ xử lý những người trả phòng, không nhận check in nữa. Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất vào lúc này chính là bạn cần đeo khẩu trang để ra ngoài để tránh bệnh lây lan", anh nói.
Vũ Hán như một thành phố ma khi rơi vào tình trạng thiếu thốn lương thực, gia đình ly tán.
Lệnh cấm đối với thành phố đã gây ra sự gián đoạn về giao thông, buộc các gia đình phải xem xét kế hoạch sum vầy đón Tết. Chen Yan, một nhân viên IT 35 tuổi đã đến Vũ Hán cùng vợ và con trai 5 tuổi để đi thăm bố mẹ vào tối 22/1.
Thế nhưng, sau đó anh đã yêu cầu cả nhà cùng rời khỏi thành phố nhưng bố mẹ lại không muốn đi. "Tôi cảm giác như mọi thứ đang dần xấu đi. Tuy nhiên, bố mẹ tôi lại không muốn rời đi mặc dù tôi đã cố gắng thuyết phục họ. Mẹ tôi muốn ở lại Vũ Hán như mọi dịp Tết Nguyên Đán trước đây, vì vậy sau khi dùng cơm bữa tối thứ 4 (22/1), chúng tôi đã rời đi. Trước khi rời khỏi nhà, tôi đã ôm mẹ và khóc rất nhiều".
(Nguồn: SCMP, Sina)
Theo helino.ttvn.vn
Vụ hàng loạt flycam bị bắn hạ khi quay cảnh pháo hoa: Ai được phép sử dụng flycam? Người chơi flycam cố tình tắt hệ thống định vị GPS để dễ dàng chụp ảnh ở nơi cấm bay Tình trạng người sử dụng các thiết bị bay không người lái (flycam, drone) gia tăng, thậm chí xâm phạm vào các vùng cấm bay, làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội. Lực lượng chức năng đã vào cuộc, siết...