Số người chết vì tai nạn máy bay tăng bất chấp đại dịch
Năm 2020, số chuyến bay trên toàn cầu giảm đến 42% do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng số lượng người chết vì tai nạn máy bay lại tăng lên.
Hiện trường vụ máy bay Ukraine bị bắn hạ tại Iran tháng 1/2020. Ảnh: EPA
Tờ Guardian dẫn nghiên cứu của hãng cố vấn To70 ở Hà Lan cho biết trong năm 2020 đã xảy ra 40 vụ tai nạn liên quan đến máy bay chở khách cỡ lớn. 5 vụ trong số đó là tai nạn thảm khốc, dẫn đến 299 người thiệt mạng. Năm 2019, số vụ tai nạn hàng không là 86, trong đó có 8 vụ là tai nạn thảm khốc dẫn đến 257 người thiệt mạng.
Theo To70, năm 2020, các máy bay thương mại cỡ lớn có tỷ lệ tai nạn chết người là 0,27 vụ trên 1 triệu chuyến bay, đồng thời xảy ra 1 vụ rơi máy bay gây chết người cứ sau 3,7 triệu chuyến bay. Tỷ lệ trên tăng lên so với con số 0,18 vụ tai nạn chết người trên một triệu chuyến bay vào năm 2019.
Các hãng hàng không đã cắt giảm đáng kể số lượng chuyến bay mà họ khai thác vào năm 2020 khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát. Flightradar24 báo cáo các chuyến bay thương mại trên toàn thế giới trong năm 2020 giảm 42% xuống còn 24,4 triệu.
Hơn 1/2 số người tử vong theo nghiên cứu của To70 là nạn nhân trong vụ một máy bay Ukraine bị bắn rơi trên không phận Iran, khiến 176 người thiệt mạng hồ tháng 1 năm 2020. Vụ tai nạn chết người thứ hai là vụ rơi máy bay của hãng hàng không Pakistan vào tháng 5 làm 98 người chết.
Video đang HOT
Trong hai thập kỷ qua, số người tử vong do tai nạn hàng không đã giảm đáng kể. Mạng An toàn Hàng không (ASN) cho biết năm 2005 đã có 1.015 trường hợp tử vong vì tai nạn máy bay chở khách thương mại trên toàn thế giới.
Trong 5 năm qua, trung bình có 14 vụ tai nạn máy bay chở khách và máy bay chở hàng hóa gây chết người dẫn đến 345 người chết hàng năm.
Năm 2017, ngành hàng không có năm an toàn nhất được ghi nhận trên toàn thế giới với 2 vụ tai nạn liên quan đến lỗi động cơ phản lực cánh quạt khiến 13 người chết và không có vụ tai nạn máy bay chở khách nào gây tử vong.
Các hãng hàng không Mỹ đã không xảy ra vụ tai nạn máy bay chở khách chết người nào từ tháng 2 năm 2009.
Mỹ có thể sắp đưa 89 công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Mỹ có thể sắp hạn chế 89 công ty hàng không Trung Quốc và các công ty có quan hệ với quân đội mua hàng hóa và công nghệ Mỹ.
Theo bản sao Reuters có được hôm nay, danh sách gồm cả Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC), đang dẫn đầu các nỗ lực của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Boeing và Airbus, và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) cùng 10 đơn vị liên quan của tập đoàn này.
Danh sách này được đưa vào bản dự thảo xác định các công ty Trung Quốc và Nga mà Mỹ coi là "người dùng cuối quân đội", một định nghĩa có nghĩa nhà cung cấp Mỹ phải xin giấy phép để bán loạt mặt hàng có sẵn trên thị trường cho những công ty này. Theo quy tắc, các đơn xin cấp phép như vậy có nhiều khả năng bị từ chối hơn là được cấp.
Trong dự thảo, Bộ Thương mại Mỹ cho biết việc có thể kiểm soát dòng chảy công nghệ Mỹ đến các công ty bị đưa vào danh sách là "điều quan trọng để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ".
Mô hình máy bay C919 của COMAC tại triển lãm hàng không ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2017. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, một cựu quan chức Mỹ giấu tên nói rằng "tạo danh sách và điền danh sách đơn giản là hành động khiêu khích". Một nguồn tin trong ngành hàng không vũ trụ cho biết Trung Quốc trả đũa động thái của Mỹ.
Nguồn tin nói rằng việc đưa COMAC vào sẽ là cú đánh úp cho ít nhất một nhà cung cấp lớn của Mỹ, vốn đã xác định công ty Trung Quốc này không phải "người dùng cuối quân đội". Danh sách cũng sẽ mang đến cho đối thủ châu Âu cơ hội để quảng bá các nhà sản xuất của họ, bằng cách chỉ ra rằng họ không cần phải vượt qua những rào cản như vậy, ngay cả khi Mỹ cấp phép.
Bên cạnh danh sách 89 công ty Trung Quốc, dự thảo cũng chỉ ra 28 công ty Nga, gồm Irkut, cũng đang nhắm đến việc thâm nhập thị trường của Boeing với việc phát triển máy bay phản lực MC-21. Danh sách 117 công ty "chưa đầy đủ" và được coi là "giai đoạn ban đầu".
Danh sách, nếu được công bố, có thể làm leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc và gây tổn hại các công ty Mỹ bán bộ phận và linh kiện hàng không dân dụng cho Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan sẽ công bố danh sách, từ chối bình luận, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chưa phản ứng.
Trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường các hành động nhằm vào Trung Quốc. Trump hôm 12/11 ký sắc lệnh cấm Mỹ đầu tư vào 31 công ty Trung Quốc mà Washington cáo buộc do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát.
Danh sách được đưa ra sau khi Bộ Thương mại mở rộng định nghĩa "người dùng cuối quân đội" hồi tháng 4. Định nghĩa không chỉ bao gồm lực lượng vũ trang và cảnh sát, mà còn bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào hỗ trợ hoặc đóng góp vào việc bảo trì hoặc sản xuất các mặt hàng quân sự, ngay cả khi hoạt động kinh doanh của họ chủ yếu là phi quân sự.
Tin tức xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm đối với ngành hàng không vũ trụ Mỹ khi Boeing đang muốn được Trung Quốc cho phép khôi phục hoạt động của Boeing 737 MAX sau khi dòng máy bay này được cơ quan quản lý Mỹ thông qua vào tuần trước. Tháng 3/2019, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên dừng bay Boeing 737 MAX sau hai vụ tai nạn chết người và dự kiến phải mất nhiều tháng để dỡ lệnh cấm. Người phát ngôn của Boeing từ chối bình luận.
Luật sư thương mại Kevin Wolf, một cựu quan chức Bộ Thương mại, cho biết bộ đã chia sẻ dự thảo với một ủy ban cố vấn kỹ thuật gồm các đại diện trong ngành và lẽ ra nó phải được giữ bí mật. Theo Wolf, danh sách vẫn có thể được sửa đổi và có thể không có hiệu lực dưới thời chính quyền Trump vì nó sẽ cần được làm rõ và gửi đến Cơ quan Đăng ký Liên bang vào giữa tháng 12, trong khi tân tổng thống Mỹ nhậm chức vào 20/1/2021.
Canada muốn Iran trả lời vụ bắn nhầm máy bay Canada muốn Iran trả lời nhiều câu hỏi vụ bắn nhầm máy bay Ukraine, cho rằng báo cáo của Tehran không lý giải được nguyên nhân tên lửa khai hỏa. "Báo cáo sơ bộ chỉ cung cấp những thông tin giới hạn và có chọn lọc về thảm kịch này. Nó cho biết những gì đã xảy ra sau khi tên lửa đầu...