Số người chết vì tai nạn giảm mạnh sau Nghị định 100
Trong tháng đầu năm 2020, tai nạn giao thông làm 591 ngươi chết va lam bi thương 968 ngươi. Các chỉ số đều giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết trong tháng 1 (từ 15/12/2019 đến 14/1/2020), toàn quốc xảy ra 1.300 vụ tai nạn giao thông, làm chết 591 người và 968 người bị thương.
So với tháng đầu năm 2019, tai nạn giảm 227 vụ (14,87%), ít hơn 138 người chết (18,93%) và giảm 169 người bị thương (14,86%).
Số liệu tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm 2019 và 2020.
Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 686 vụ, làm chết 577 người và bị thương 353 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 121 vụ (14,99%), giảm 138 người chết (19,3%) và giảm 65 người bị thương (15,55%).
Va chạm giao thông mức độ nhẹ xảy ra 598 vụ, làm bị thương 609 người.
Video đang HOT
Tháng 1, đường sắt xảy ra 10 vụ va chạm làm chết 9 người và 4 nạn nhân bị thương. Chỉ số giảm 1 vụ (9,09%) so với tháng đầu năm 2019, tăng 3 người chết (50%), số người bị thương không thay đổi.
Đối với đường thủy, cả nước xảy ra 6 vụ tai nạn làm chết 5 người và bị thương 2 người, giảm 1 vụ (-14,29%), giảm 2 người chết (giảm 28,57%), số người bị thương tăng 2 người so với cùng kỳ năm trước.
Cục CSGT cho biết tính riêng 15 ngày đầu năm, sau 2 tuần triển khai Nghị định 100/2019, số vụ tai nạn giao thông đã giảm sâu. So với 2 tuần liền kề trước đó, các chỉ số liên quan đều thấp hơn.
Cụ thể, cả nước xảy ra 322 vụ va chạm làm chết 249 người, bị thương 158 người, đặc biệt không có tai nạn nghiêm trọng liên quan đến rượu bia.
Về xử phạt vi phạm, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý trên 54.000 trường hợp, phạt tiền gần 50 tỷ đồng.
Theo Cục CSGT, người dân có thể nhắn tin, gọi điện đến số 0995.67.67.67 và 069.234.2608 để phản ánh vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc tình hình trật tự an toàn giao thông, ùn tắc giao thông.
Còn theo Ủy ban ATGT quốc gia, đường dây nóng 098.360.8989 và 091.660.8085 tiếp nhận thông tin về lĩnh vực giao thông đường bộ; 086.536.7565 tiếp nhận phản ánh về giao thông đường sắt và 091.656.2119 tiếp nhận phản ánh về hàng không.
Phản ánh tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông: 0989.088.719; 0913.363.509; 0936.173.906 (Ủy ban ATGT Quốc gia); 0977.497.891 (Vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT).
Theo news.zing.vn
Tài xế xe buýt bị phạt 17 triệu đồng vì bữa rượu tối hôm trước
Tài xế xe buýt vừa bị phạt cho biết đã uống rượu từ hôm trước, nghĩ rằng sáng tỉnh dậy là hết nồng độ cồn.
Sáng 21/1, tài xế Lê Thành Tuấn (Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu) bị CSGT phát hiện có nồng độ cồn khi đang lái xe buýt. Theo Nghị định 100/2019, CSGT đã tạm giữ xe buýt, phạt ông Tuấn 17 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 17 tháng.
Trao đổi với Zing.vn, ông Ngô Văn Hùng, Giám đốc Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu, cho biết đã đình chỉ công tác với tài xế Tuấn, yêu cầu người này tường trình lại sự việc.
Tài xế xe buýt bị phạt 17 triệu, tước giấy phép lái xe 17 tháng. Ảnh: Đ.X
Khi được hỏi, tài xế Tuấn cho biết tối hôm trước có uống rượu bia trong bữa liên hoan tất niên tại nhà, sau đó ngủ một giấc đến sáng. Ông Tuấn tưởng đã hết cồn nên vẫn đi làm bình thường.
Lãnh đạo Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu khẳng định tài xế Tuấn nhận ca từ sáng sớm (4h45), đến 7h30 thì bị CSGT xử phạt, ít có khả năng uống rượu trong thời gian trên.
Sau sự việc, Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu đã tăng cường kiểm tra nồng độ cồn tài xế trước khi nhận ca bằng 2 máy đo được Tổng Công ty vận tải Hà Nội trang bị.
Trước đó, trả lời Zing.vn bao lâu sau khi uống rượu bia thì nồng độ cồn trong máu trở về 0, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế, Bộ Y tế, thừa nhận hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.
Theo ông Quang, điểm khó khăn trong nghiên cứu là tửu lượng mỗi người là khác nhau, tần suất uống khác nhau, thời gian đào thải cồn khỏi cơ thể cũng khác nhau, do đó không có ngưỡng cụ thể. "Tốt nhất là không sử dụng rượu bia. Có sử dụng thì không tham gia giao thông", đại diện Bộ Y tế chia sẻ.
Câu hỏi "sau bao lâu thì hết cồn?" cũng được đại diện Vụ ATGT (Bộ GTVT) nhìn nhận như một vấn đề mà Nghị định 100/2019 chưa thể quy định chi tiết.
"Bộ Y tế phải xây dựng những thử nghiệm, nghiên cứu như uống bao nhiêu rượu thì sau bao lâu sẽ hết nồng độ cồn. Nghị định mới ban hành. Sẽ cần có sự tiếp thu ý kiến, thậm chí sửa đổi các điều khoản nếu thấy cần thiết chứ không duy ý chí", đại diện Vụ ATGT nói.
Theo bà Trần Thị Xuân Hằng, chuyên viên Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), mức độ đào thải cồn ra khỏi cơ thể thì tùy từng người, mức chung với nam giới khoảng 2-3 giờ để đào thải 1 đơn vị cồn. Với nữ giới khoảng 3-4 giờ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là mức khuyến cáo. Trên cơ sở đó, người dân có thể tính toán tương đối trước khi quyết định tham gia giao thông.
Theo Ngọc Tân (Zing)
Áp Nghị định 100, "văn hóa nhậu" sẽ.. biến mất? Xưa, ông cha ta có câu: "Khách đến nhà không trà thì rượu". Thế nhưng, sau nửa tháng Nghị định 100/2019/NĐ-CP đi vào cuộc sống, nhất là khi Tết đang ngập ngừng cửa ngõ thì với nhiều người, có lẽ hay hơn cả vẫn là: Khách đến nhà, chén trà... là đủ? Người xưa uống rượu thanh tao và tinh tế. Ảnh: IT...