Số người chết vì nCoV vẫn tăng khi dân Trung Quốc quay lại làm việc
Tính đến hôm qua, số người chết vì virus corona mới (nCoV) ở Trung Quốc đại lục tăng lên 811 người, vượt qua số người chết vì đại dịch SARS năm 2002-2003. Con số này làm gia tăng lo ngại khi người dân Trung Quốc chuẩn bị quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Nhân viên y tế khử trùng xe cứu thương chở bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán. Ảnh: Xinhua
Số người chết vì nCoV trong ngày 8/2 lại lập mức kỷ lục mới, với 89 trường hợp, nâng tổng số tử vong ở Trung Quốc lên 811, và 813 trên toàn cầu, vượt qua con số 774 người chết trong đại dịch SARS được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận.
“Hơn 20.000 bác sĩ và y tá trên khắp cả nước đã được điều đến Vũ Hán, nhưng tại sao con số tử vong vẫn tăng?” một người Trung Quốc nêu vấn đề.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, hầu hết số người chết và nhiễm mới vẫn ở tỉnh Hồ Bắc, với 81 người chết và 2.147 người mắc bệnh tính đến ngày 8/2, nâng tổng số người chết và nhiễm nCoV ở tỉnh này lên tương ứng là 780 và 27.100.
Tiếp tục lan ở nhiều nước
Video đang HOT
Dịch bệnh lần này đã lan sang 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ít nhất thêm 8 bệnh nhân ở Hong Kong được xác định dương tính với nCoV trong ngày 9/2, báo SCMP dẫn các nguồn tin từ bệnh viện cho biết. Nếu được xác nhận, tổng số người mắc bệnh mới ở thành phố này tăng lên 35. Các trường hợp mới đến từ một gia đình nam bệnh nhân trẻ tuổi được xác định dương tính với nCoV hôm 8/2. Một trong những người được xác định mắc bệnh này hôm 9/2 là bà của bệnh nhân đó. Nam bệnh nhân được cho là đã nhiễm bệnh sau khi ăn lẩu cùng khoảng 20 người bà con Hong Kong và từ Trung Quốc đại lục.
Những bệnh nhân mới nhất ngoài Trung Quốc là 5 người Anh cùng ở trong một căn nhà gỗ ở ngôi làng trượt tuyết Haute-Savoie thuộc dãy núi Alps, giới chức Pháp cho biết. Năm người, trong đó có 1 đứa trẻ, ở cùng nhà với một người đàn ông Anh được cho là đã nhiễm virus ở Singapore.
Pháp vừa đưa ra khuyến cáo du lịch mới với công dân, rằng họ không nên đến Trung Quốc trừ khi có việc bắt buộc. Italia yêu cầu những trẻ em gần đây đến Trung Quốc không được đi học trong 2 tuần. Còn tại Nhật Bản, có 64 người trên du thuyền bị cách ly đã được xác định dương tính với nCoV. Singapore ghi nhận 40 trường hợp, trở thành nước bị nCoV tấn công mạnh nhất ngoài Trung Quốc.
Đơn vị tổ chức triển lãm hàng không quốc tế Airshow 2020 (diễn ra trong tuần này tại Singapore nói rằng, so với triển lãm gần nhất, năm 2018) số người tham dự giảm một nửa. Lầu Năm Góc giảm một nửa thành viên đoàn, còn hai hãng Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon cho biết sẽ không tham gia.
Chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc
WHO cho biết họ nhận được phản hồi từ Trung Quốc hôm 8/2 về việc cử nhóm quốc tế do chuyên gia của WHO dẫn đầu đến nước này.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, trưởng nhóm sẽ lên đường trong hôm nay hoặc ngày mai, các thành viên còn lại sẽ đi sau. Khi được hỏi rằng nhóm có bao gồm chuyên gia từ Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Mỹ, ông nói: “Chúng tôi cũng hy vọng như vậy”. Tổng Giám đốc WHO không cho biết tên của trưởng đoàn hay bất kỳ thông tin nào thêm, chỉ cho biết WHO “sẽ công khai mọi thứ ngay sau khi sẵn sàng”.
Trong khi đó, các nhà khoa học ở Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London dùng phương pháp nghiên cứu mô hình hoá để dự đoán số lượng người bị nhiễm nCoV ở một thành phố đông dân như Vũ Hán, nơi virus xuất hiện từ cuối năm ngoái và chính quyền áp lệnh phong toả từ ngày 23/1 để hạn chế đi lại của 11 triệu dân.
Kết quả cho thấy cứ 20 người ở Vũ Hán thì có 1 người nhiễm nCoV, và đỉnh điểm của đại dịch vẫn chưa tới mà phải chờ đến giữa hoặc cuối tháng 2, PGS Adam Kucharski, thành viên nhóm nghiên cứu, nói với Bloomberg.
Ông Joseph Eisenberg, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế cộng đồng tại ĐH Michigan, Mỹ, cho rằng vẫn quá sớm để khẳng định dịch nCoV đã lên đỉnh điểm. “Ngay cả khi con số trường hợp được xác nhận có thể đã lên đỉnh, chúng ta vẫn không biết điều xảy ra với những trường hợp không được báo cáo, đặc biệt ở các khu vực nông thôn”, Reuters dẫn lời ông Eisenberg.
Theo Tiền phong
Người Nhật đầu tiên chết nghi do virus corona
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cách đây ít phút xác nhận một công dân nước này nhập viện để điều trị viêm phổi ở bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc đã thiệt mạng.
Người đàn ông trong độ tuổi 60 bị nghi nhiễm virus corona. Khi nhập viện tại Vũ Hán điều trị ông này được chấn đoán mắc viêm phổi, nhưng do khó khăn trong quá trình chẩn đoán vẫn chưa thể khẳng định ông này có thực sự mắc viêm phổi cấp do virus corona chủng mới hay không.
Nhân viên siêu thị Walmart đo nhiệt độ của khách hàng ở Vũ Hán. (Ảnh: AP)
Bệnh nhân có khả năng là người Nhật Bản đầu tiên chết vì căn bệnh này.
Thông tin trên được công bố khi số hành khách dương tính với virus corona trên tàu du lịch bị cách ly ở cảng Yokohama của Nhật Bản nhảy vọt lên 64.
Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới đã làm hơn 34.500 người nhiễm bệnh tại nước này, trong đó 722 trường hợp thiệt mạng.
Ngoài ra, hơn 300 ca nhiễm bệnh khác được xác nhận tại khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 2 trường hợp tử vong tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Philippines.
SONG HY
Nguồn: Reuters/VTC
Thêm 70 ca tử vong do nCoV, tổng số ca nhiễm lên tới gần 28.000 Trong ngày 5/2, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ghi nhận thêm 2.897 ca nhiễm mới và 70 ca tử vong do virus corona chủng mới (nCoV). Tổng số ca nhiễm virus corona mới (nCoV) trên thế giới đã vượt mốc 27.000 trường hợp. Trong đó, phần lớn đều ở tâm chấn của dịch bệnh hiện nay - thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ...