Số người chết vì khủng bố kép Na Uy giảm còn 76
Cảnh sát Na Uy hôm qua hạ số người thiệt mạng trong vụ khủng bố kép từ 93 xuống còn 76 người, vài giờ sau khi kẻ sát nhân Anders Behring Breivik phải ra trước tòa.
AFP dẫn lời ông Oeystein Maelan, sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Oslo, cho hay số người chết trong vụ đánh bom tại trung tâm thủ đô quốc gia Bắc Âu tăng từ 7 lên thành 8 người, nhưng số người thiệt mạng trong vụ xả súng ở đảo Utoyea lại giảm từ 86 xuống còn 68 người.
Như vậy, tổng số người chết sau vụ khủng bố kép hôm 22/7 tính tới thời điểm này là 76 người, thay vì 93 người như thống kê ngay sau khi thảm kịch xảy ra. Ông Maeland cho hay tất cả các thi thể đã được đưa từ đảo Utoyea vào đất liền, giúp việc thống kê chính xác hơn.
Người dân Na Uy không cầm được nước mắt khi tưởng nhớ về các nạn nhân vụ khủng bố kép. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, số liệu này còn có thể thay đổi vì cuộc tìm kiếm các thi thể vẫn đang tiếp tục. “Tình hình lúc xảy ra vụ sả xúng rất hỗn loạn”, ông Maeland giải thích. “Cảnh sát phải tập trung vào việc giúp đỡ những người bị thương và cấp cứu, nên có những trường hợp nạn nhân thiệt mạng có thể bị đếm trùng.”
Video đang HOT
Do cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục với những thông tin không thực sự chắc chắn, nên cảnh sát từ chối đưa ra một con số cụ thể về những người hiện còn mất tích.
Trong một diễn biến khác, cha của nghi phạm Breivik cho rằng đứa con trai 32 tuổi của ông lẽ ra nên tự sát thay vì gây nên cái chết của 76 người. “Tôi cảm thấy đau đớn và xấu hổ. Tôi sẽ phải sống với cảm giác này trong phần đời còn lại”, nhà ngoại giao nghỉ hưu Jens Breivik trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TV2 của Na Uy.
Anders Behring Breivik hôm 22/7 thực hiện vụ đánh bom tại trung tâm thủ đô Oslo khiến 8 người thiệt mạng nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của cảnh sát. Sau đó, y tới đảo Utoyea ở cách thủ đô khoảng gần 40 km trong trang phục cảnh sát, rồi nã đạn vào đám đông thanh thiếu niên đang dự một trại hè ở đây, làm 76 người chết. Trong phiên tòa ngày hôm qua, Breivik tỏ ra khá bình tĩnh và tuyên bố sẵn sàng nhận mức án chung thân.
Theo VNExpress
Nhật ký của cô gái giả chết để sống trên đảo Utoya
"Tất cả sẽ hết. Hắn đến rồi, sẽ giết tôi. Tôi sẽ chết" là những cảm xúc lẫn lộn mà cô gái 23 tuổi Prableen Kaur viết trong nhật ký điện tử về những gì mình đã trải qua.
Prableen Kaur là tên cô gái đã giả vờ chết để sống sót sau vụ nổ súng ở đảo Utoya, Na Uy hôm 22.7.
Kaur viết: "Tôi nghe thấy tiếng súng. Tôi nhìn thấy anh ta bắn. Mọi người bắt đầu chạy. Tôi liền nghĩ: Tại sao cảnh sát lại bắn? Chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã rất sợ và trốn vào được một chỗ kín đáo....
Qua cửa sổ, tôi thấy người bạn thân và nghĩ rằng có lẽ mình nên ra ngoài để kéo cậu ấy vào. Không kịp! Tôi đã thấy nỗi sợ trong mắt cậu ấy. Chúng tôi tiếp tục nằm trong phòng thêm vài phút và đã bàn nhau sẽ không cho ai vào nữa nếu tên giết người đến.
Prableen Kaur.
Tiếng súng lại nổ và chúng tôi quyết định chạy vào rừng. Tôi nhìn quanh. Hắn ở đây? Sẽ bắn? Liệu hắn có thấy tôi không? Một cô gái bị gãy cổ chân. Hai người nữa bị thương nặng. Tôi cố gắng giúp họ trước khi chạy ra bờ.
Tìm thấy một tảng đá, tôi trốn sau nó và thấy nhiều người ở đó. Tôi cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện... Tôi gọi cho mẹ và nói không biết sẽ còn gặp lại nhau nữa không, nhưng tôi sẽ làm mọi thứ để qua được lúc này. Tôi nhắc lại với mẹ nhiều lần là yêu mẹ lắm. Trong giọng nói của mẹ, tôi nghe thấy nỗi sợ.
Sát thủ máu lạnh của thảm kịch tấn công ở Na Uy đã liệt kê hàng loạt các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Thủ tướng Anh, Đức, Tổng thống Pháp, Thái tử Charles... trong danh sách hàng nghìn mục tiêu sát hại của hắn.
Nhiều người nhảy xuống nước và bắt đầu bơi. Tôi vẫn nằm, quyết định sẽ giả vờ chết nếu hắn đến. Tôi khó có thể miêu tả được nỗi sợ và tất cả những suy nghĩ, cảm xúc trong tôi lúc đó.
Tôi giả vờ chết ít nhất một giờ. Tất cả đều im lặng. Tôi liền nhẹ nhàng quay đầu xem ai còn sống không. Chỉ toàn là xác chết. Chỉ toàn máu là máu. Tôi quyết định đứng dậy. Tôi đã nằm trên một xác chết và 2 xác khác nằm lên tôi. Họ là những thiên thần đã che chở cho tôi.
Lúc đó, tôi nhìn thấy nhiều người khác cũng bơi khỏi đảo và ra khá xa. Họ tập trung xung quanh một cái thuyền phao. Nhiều người đã được vớt lên. Tôi quyết định bơi đến chiếc thuyền đó. Một người cho tôi mượn điện thoại. Tôi gọi điện cho cha: Con còn sống. Con an toàn!
Đã nhiều giờ sau vụ việc, tôi vẫn sốc.
Chuyến du lịch cổ tích mùa hè đẹp tuyệt của đời tôi đã trở thành cơn ác mộng kinh khủng nhất của cả Na Uy.
Theo Dân Việt
Thủ phạm đánh bom, thảm sát tại Na Uy khai động cơ tội ác Anders Behring Breivik, kẻ tình nghi trong 2 vụ tấn công đẫm máu nhất ở Na Uy kể từ sau Thế chiến II, đã thừa nhận thực hiện cả hai vụ tấn công "để cứu châu Âu khỏi bị một cuộc chiếm đóng của Hồi giáo", nhưng không nhận là phạm tội. Breivik cũng khai đang làm việc cho 2 tổ chức khác...