Số người chết vì Covid-19 toàn cầu vượt 5 triệu, điều gì xảy ra tiếp theo?
Số ca tử vong trên toàn cầu do Covid-19 đã vượt mức hơn 5 triệu người chỉ sau chưa đầy 2 năm.
Dịch bệnh không chỉ tàn phá các nước nghèo mà còn khiến những nước giàu cũng khốn đốn.
Chỉ riêng Mỹ đã ghi nhận hơn 740.000 ca tử vong, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác (Ảnh: Reuters).
Kể từ khi đại dịch bùng phát cuối năm 2019, cho tới nay, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Brazil chiếm một nửa trong tổng số ca tử vong toàn cầu. Theo Đại học Johns Hopkins, chỉ riêng Mỹ đã ghi nhận hơn 740.000 ca tử vong, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Liệu đại dịch Covid-19 sẽ sớm kết thúc? Hay khi nào nó sẽ trở thành bệnh đặc hữu, tương tự bệnh cúm mùa?
SCMP dẫn lời các chuyên gia cho biết, con đường tương lai của đại dịch sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tiêm vắc xin.
Con số tử vong thực tế cao hơn thống kê chính thức?
Theo SCMP, con số tử vong thực tế do Covid-19 trên toàn cầu được cho là cao hơn nhiều so với số liệu 5 triệu người dựa trên các báo cáo hàng ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính con số tổng thể có thể cao hơn từ 2-3 lần. Tạp chí Economist đã xem xét tỷ lệ “tử vong vượt mức” và cho rằng số người chết vì Covid-19 có thể lên tới 17 triệu người.
Giáo sư Arnaud Fontanet, nhà dịch tễ học của Viện Pasteur tại Pháp, cho biết: “Với tôi, con số đó có vẻ đáng tin hơn”. Nhưng dù thế nào đi nữa, số người chết vẫn thấp hơn so với các đại dịch lịch sử khác như: cúm Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng 50-100 triệu người tử vong trong năm 1918-1919, hay đại dịch AIDS vốn khiến hơn 36 triệu người chết trong hơn 40 năm qua.
Tuy nhiên, ông Jean-Claude Manuguerra tại Viện Virus của Pháp cho biết Covid-19 lại “khiến nhiều chết trong một thời gian ngắn”. Theo ông, đại dịch lần này có thể còn kịch tính hơn rất nhiều nếu các nước không áp dụng tất cả các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, đặc biệt là hạn chế đi lại và sau đó là tiêm vắc xin.
Theo ông Fontanet, tại một số quốc gia phát triển, Covid-19 đang dần trở thành bệnh đặc hữu, có thể nặng hơn cúm trong một số năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ dần ổn định.
Video đang HOT
Brazil có số người tử vong vì Covid-19 cao thứ 2, 607.824 người, chỉ đứng sau Mỹ (Ảnh: BBC).
Các biến chủng mới ra sao?
Nỗi lo ngại lớn nhất hiện nay là nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới kháng vắc xin.
Chủng Delta xuất hiện đã khiến cả thế giới điêu đứng trong vòng quay của đại dịch, khi nó có khả năng lây lan nhanh chóng hơn rất nhiều so với những chủng trước đó như Alpha và cả những chủng xuất hiện sau như Mu hoặc Lambda.
Vấn đề đáng lo ngại hơn nữa như các chuyên gia dự đoán là khả năng chính Delta sẽ tự đột biến và có thể kháng vắc xin.
“Delta là chủng virus chính. Vì vậy, theo thống kê, chúng tôi lo ngại sẽ xuất hiện một biến chủng của biến chủng”, ông Manuguerra nói.
Các nhà chức trách Anh đang theo dõi một biến chủng phụ của Delta có tên là AY.4.2. Hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy nó không có khả năng kháng vắc xin. Nhưng chuyên gia Manugerra lưu ý: “Điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ bộ gen nhằm nhanh chóng phát hiện các biến chủng khác nhau”.
Theo ông Manugerra, điều này sẽ giúp các nhà khoa học nhanh chóng xác định các biến chủng và biết liệu chúng có nguy hiểm hơn, có khả năng lây nhiễm nhanh hơn và đặc biệt là có nguy cơ kháng vắc xin hay không.
Chiến lược xét nghiệm, không cách ly tại trường học ở Mỹ
Nhiều trường học lựa chọn xét nghiệm hàng ngày đối với học sinh chưa tiêm chủng tiếp xúc gần F0 thay vì yêu cầu các em này cách ly tại nhà.
Khi các trường học tại thành phố Marietta, bang Georgia mở cửa trở lại, cũng là thời điểm biến thể Delta càn quét. Với tốc độ lây nhiễm nhanh chóng, trẻ em không còn an toàn như đợt dịch đầu tiên.
Ngày 20/8, 51 học sinh tại học khu Marietta, dương tính nCoV. Gần 1.000 em khác được xác định là F1, F2, phải cách ly tại nhà từ 7 đến 10 ngày. Grant Rivera, Giám đốc học khu Marietta, cho biết: "Mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là với các em vừa đi học trở lại sau 18 tháng đại dịch".
Xét nghiệm hàng ngày, không cách ly với các ca tiếp xúc gần F0
Sau khi phát hiện các ca nhiễm mới, học khu thay đổi chiến lược. Những học sinh tiếp xúc gần nguồn lây vẫn có thể đi học nếu xét nghiệm âm tính nCoV hàng ngày trong vòng 7 ngày.
Chiến lược này được gọi là "xét nghiệm để học tiếp" (test to stay) hoặc "cách ly đã điều chỉnh". Nó tốn nhiều nguồn lực, song cho phép học sinh đã tiếp xúc với F0 đi học bình thường, miễn là xét nghiệm thường xuyên và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khác.
Các chuyên gia đồng ý cách ly trẻ dương tính nCoV tại nhà, song xử lý thế nào với bạn cùng lớp của các em là bài toán khó.
Theo nghiên cứu thực hiện tại 150 trường ở Anh, công bố trên tạp chí Lancet, phương pháp xét nghiệm hàng ngày với tại trường học đủ an toàn. Các nhà khoa học phát hiện tỷ lệ lây nhiễm giữa các trường thực hiện cách ly tại nhà và các trường xét nghiệm hàng ngày không chênh lệch đáng kể.
Nghiên cứu cho thấy trong số những trẻ tiếp xúc gần F0, chỉ khoảng 2% xét nghiệm dương tính. Tức là với mỗi một ca dương tính, trung bình các trường đã cách ly 49 trẻ âm tính.
"Khi đặt trong bối cảnh xã hội rộng hơn, hình thức này khá mạnh tay với các em", tiến sĩ Bernadette Young, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford, tác giả nghiên cứu, nhận định.
Mùa hè này, Anh tuyên bố trẻ tiếp xúc gần với ca nhiễm không cần thực hiện cách ly, song vẫn khuyến nghị các em đi xét nghiệm. Khi các trường học mở cửa trong đợt dịch thứ ba, nhiều người cho rằng cần có cách tiếp cận mới.
Học sinh tại hành lang trường Trung học Alta ở bang Utah, một trong những nơi chọn chiến lược xét nghiệm không cách ly. Ảnh: NY Times
Nhiều khu vực hưởng ứng
Sau Marietta, nhiều học khu có chiến lược tương tự, được các bậc phụ huynh hưởng ứng.
Melissa True Gibbs, một bà mẹ hai con ở Utah không muốn nhớ về mùa thu năm ngoái, gọi khoảng thời gian đó là "địa ngục". Tháng 8, hai con của cô đi học trở lại. Đến cuối tháng 9, số ca Covid-19 gia tăng. Trường học đóng cửa, con cô lại chuyển về học trực tuyến. Hai tuần sau, lịch học được kết hợp. Học sinh đến trường một số ngày, học ở nhà những ngày còn lại. Cuối cùng, khi số ca nhiễm tăng cao một lần nữa, các em chuyển học trực tuyến hoàn toàn.
"Các con tôi khá kiên cường. Nhưng trời ơi, nửa đầu năm đó, tôi sợ hãi khi nhìn chúng. Cảm xúc và tinh thần chúng không được tốt do vấp phải nhiều khó khăn", Gibbs kể lại.
Khi mùa đông đến gần, giới chức triển khai chương trình xét nghiệm hàng ngày, giúp các em diện F1, F2, F3,... đi học bình thường. Các trường nhỏ có cụm dịch từ 15 ca nhiễm, các trường lớn có tỷ lệ lây nhiễm khoảng 1% được lựa chọn giữa hai phương án: chuyển sang học trực tuyến hoặc xét nghiệm hàng ngày. Học sinh âm tính trở lại lớp, các em nhiễm bệnh hoặc gia đình không đồng ý xét nghiệm sẽ ở nhà.
13 trường thực hiện phương pháp này vào đầu năm nay. Các nhà nghiên cứu hồi tháng 5 báo cáo chỉ 0,7% trong số 12.800 học sinh có kết quả dương tính. Tiến sĩ Adam Hersh, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm nhi tại Đại học Utah, cho biết: "Chúng tôi tự tin rằng duy trì giảng dạy trực tiếp là quyết định đúng đắn".
Theo các nhà nghiên cứu, chiến lược này giúp học sinh có thêm 100.000 ngày học tại lớp vào mùa đông năm ngoái. MelissaTrue Gibbs cho biết chương trình xét nghiệm cho phép các con cô tiếp tục đến lớp khi đã âm tính nCoV.
Một số bang như Illinois, Kansas, California và Massachusetts đề ra quy trình xét nghiệm riêng biệt, phù hợp với tình hình cụ thể.
Ý kiến trái chiều
Phụ huynh cả nước hào hứng với cách ứng phó mới. Đối với Monica Fambrough, bà mẹ hai con, học tại lớp là trải nghiệm giáo dục tốt hơn với cả gia đình, bởi cô và chồng đều làm việc tại nhà.
Song Jennifer Shotwel, có con trong độ tuổi đi học ở Missouri, lo lắng việc tiếp xúc gần bạn bè sẽ khiến trẻ suy giảm miễn dịch như cháu của cô nhiễm nCoV.
Việc cho phép trẻ đã tiếp xúc nguồn lây đi học bình thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết chưa đủ bằng chứng để ủng hộ cách làm này. Thay vào đó, cơ quan khuyến cáo người chưa tiêm chủng, tiếp xúc gần ca nhiễm nCoV nên cách ly trong 14 ngày. Các em đã tiêm chủng có thể đi học tiếp nếu không có triệu chứng và đeo khẩu trang đầy đủ.
"Hiện nay, chúng tôi không đề xuất phương án xét nghiệm và tiếp tục đi học. Tuy nhiên, chúng tôi đang làm việc với các khu vực pháp lý đã lựa chọn chiến lược này để thu thập thêm thông tin", CDC cho biết.
Theo hướng dẫn của CDC, nếu phát hiện một ca nhiễm nCoV, hàng chục học sinh tại các lớp chưa tiêm chủng, không đeo khẩu trang sẽ phải nghỉ học để cách ly. Quy định của riêng thành phố New York thậm chí nghiêm ngặt hơn: tất cả học sinh chưa tiêm chủng phải cách ly từ 7 đến 10 ngày nếu có một thành viên trong lớp nhiễm virus.
Quy định của mỗi địa phương cũng khác nhau. Massachusetts và Marietta yêu cầu xét nghiệm hàng ngày các học sinh tiếp xúc gần nguồn lây. Học sinh Illinois được xét nghiệm cách ngày và ở California là hai lần một tuần.
Theo các chuyên gia, để thực hiện hiệu quả phương pháp này, mỗi trường phải có sẵn nguồn kit thử. Đến nay, tương đối ít gia đình ở Marietta chọn xét nghiệm hàng ngày, vì họ không có phương tiện di chuyển đến điểm thử nghiệm ở trung tâm học khu.
Nhiều người cho rằng chương trình này hiệu quả nhất khi kết hợp với các biện pháp an toàn khác, bao gồm khẩu trang. Kendra Babitz, giám đốc chiến lược xét nghiệm Covid-19 của bang Utah, cho biết vào năm ngoái, nhiều quận quyết định không xét nghiệm học sinh nếu chưa chạm ngưỡng bùng phát dịch.
EU tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vaccine EU sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam qua 2 kênh là xuất khẩu vaccine trực tiếp và thông qua cơ chế Covax, theo Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Chiều 1/11 theo giờ địa phương, nhân chuyến tham dự hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26)...