Số người chết vì Covid-19 ở Mỹ vượt mốc 100.000
Mỹ vừa ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 đã vượt mốc 100.000 người trong bối c ảnh nhiều bang của nước này đang nới lỏng các biện pháp ngăn chặn đại dịch lây lan.
Tính đến ngày 28/5, số tử vong vì Covid-19 ở Mỹ là 100.047 người, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Cho tới nay, Mỹ là nước có nhiều trường hợp tử vong vì Covid-19 nhất trên thế giới. Con số này gần gấp ba lần quốc gia đứng thứ hai là Anh với hơn 37.000 ca tử vong, theo Guardian.
Tính đến ngày 28/5, số ca tử vong vì Covid-19 ở Mỹ đã vượt mốc 100.000 người. Ảnh: AP.
Mỹ xác nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên tại bang Washington vào ngày 20/1, cùng ngày Hàn Quốc ghi nhận ca bệnh đầu tiên. Cho tới nay, Hàn Quốc có 269 người tử vong vì Covid-19.
Trong số các quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tính theo đầu người cao nhất, có 8/10 quốc gia là ở châu Âu. Mỹ đứng thứ 9 trong danh sách này với tỷ lệ khoảng 30/100.000 người, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Anh đứng thứ ba, với 55,64 người chết/100.000 người.
Các chuyên gia y tế cảnh báo khả năng Mỹ sẽ có thêm hàng triệu ca bệnh và số người tử vong sẽ tiếp tục tăng cao cho đến khi vaccine được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Cho tới nay, Covid-19 là thảm họa y tế nghiêm trọng nhất tại Mỹ kể từ dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, sự kiện khiến 675.000 người nước này tử vong.
Dù số ca nhiễm mới và số ca tử vong theo ngày đang có xu hướng giảm, các chuyên gia cảnh báo con số này có thể sẽ tăng trở lại sau khi Mỹ dỡ lệnh phong tỏa.
Trong khi đó, Thị trưởng Washington D.C. hôm 27/5 tuyên bố khu vực này sẽ bắt đầu nới lỏng phong tỏa từ ngày 29/5. Trước đó, các quan chức Nhà Trắng cảnh báo vùng ngoại ô thủ đô vẫn nằm trong số các khu vực đáng lo ngại nhất cả nước trước đại dịch. Northern Virginia cũng dự kiến bắt đầu giai đoạn mở cửa trở lại, ngay cả khi số ca bệnh tại đây tiếp tục gia tăng.
Cảnh người chen chúc ở bể bơi bất chấp Covid-19 tại bang Mỹ
Nhiều người tụ tập chen chúc nhau trong một bể bơi tại hồ Ozarks, Missouri để tổ chức ngày Lễ Tưởng niệm hôm 23/5 bất chấp dịch đang bùng phát tại bang này.
Trung Quốc có tham vọng thống trị thế giới?
Ngày càng có nhiều bằng chứng được tổng hợp và phân tích bởi các chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh đang nhắm đến vị trí cường quốc toàn cầu và thậm chí là muốn thống trị thế giới, theo Bloomberg.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trong cuộc họp thành viên WHO và cam kết chi 2 tỷ USD hỗ trợ thế giới chống dịch Covid-19 (ảnh: Bloomberg)
Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra tại Mỹ nhằm phân tích tham vọng của Trung Quốc và tính toán mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh với thế giới.
Hal Brands - giáo sư nổi tiếng của Trường nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định, Trung Quốc rất có thể đang hướng tới tham vọng trở thành cường quốc số 1 toàn cầu
Kết luận của ông Hal Brands không phải chỉ dựa trên suy đoán. Thực tế, các quan chức hàng đầu Trung Quốc đang ngày càng bộc lộ tham vọng này.
Trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 10.2017, ông Tập Cận Bình tuyên bố: "Trung Quốc đã phát triển, giàu có và mạnh mẽ", "sự hiểu biết và phương pháp tiếp cận kiểu Trung Quốc có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề của nhân loại".
Trung Quốc gửi vật tư y tế đến nhiều nước trong đại dịch (ảnh: Reuters)
Ông Tập cũng cam kết rằng, "tới năm 2049, Trung Quốc sẽ trở thành lãnh đạo toàn cầu dựa vào sức mạnh tổng hợp của quốc gia và tầm ảnh hưởng quốc tế", "Trung Quốc sẽ xây dựng trật tự quốc tế ổn định".
Tuyên bố này cho thấy Trung Quốc không chỉ muốn tham gia vào các vấn đề toàn cầu mà còn muốn thiết lập những quy định mới cho quan hệ quốc tế, theo ông Hal Brands.
"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, thương mại quốc tế là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế, quân sự của nước này. Tuy nhiên, khi nhìn vào trật tự thế giới do Mỹ và các nước đồng minh tạo ra, họ thấy hầu hết đều là các mối đe dọa. Theo quan điểm của Trung Quốc, Mỹ và các nước đồng minh không giữ gìn hòa bình, ổn định mà chỉ cản trở tiềm năng phát triển của họ", ông Hal Brands nhận định.
Theo ông Nadege Rolland, thành viên cấp cao của Cục Nghiên cứu Quốc gia về châu Á tại Washington (Mỹ), Trung Quốc trước hết muốn hiện thực tham vọng trở thành "bá chủ một khu vực".
Tên lửa Trung Quốc (ảnh: Reuters)
"Có rất ít dấu hiệu cho thấy tham vọng của Bắc Kinh chỉ giới hạn ở phía Tây Thái Bình Dương hoặc châu Á. Lời kêu gọi của ông Tập về "mong muốn chia sẻ tương lai với nhân loại" năm 2019 đã thể hiện ước muốn vươn tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Ông Tập cũng từng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc phải kiên định hướng tới tương lai, nơi họ sẽ 'giành thế chủ động và có vị trí thống trị", ông Hal Brands nhận xét.
"Nên nhớ rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường nói ít hơn những gì họ làm", giáo sư Brands nói thêm.
Theo ông Brands, những cuộc tranh luận về điều mà Trung Quốc thực sự muốn làm đã là lỗi thời, khi vài năm gần đây, đặc biệt là trong đại dịch, các động thái của Bắc Kinh đã thể hiện rõ tham vọng thống trị của mình.
"Khi một đối thủ mạnh đã thông báo về tham vọng toàn cầu của họ thì người Mỹ nên xem xét những thông điệp đó một cách thực sự nghiêm túc", ông Brands nhận xét.
Covid-19: Điều rút ra khi phân tích 10 con mắt người Điều gì sẽ xảy ra khi những giọt bắn từ người nhiễm Covid-19 rơi vào mắt người khỏe mạnh? Theo Daily Mail, virus SARS-CoV-2 thường bám vào các thụ thể ACE-2, được biết đến là "cổng vào" của các tế bào bên trong cơ thể người. Các thụ thể này thường được tìm thấy trong đường hô hấp, phổi và một số cơ...