Số người chết vì bệnh lao gấp 1,5 lần do tai nạn giao thông
Việt Nam hiện vẫn nằm trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới.
Ảnh: I.T.
Mỗi năm nước ta vẫn còn 120.000 người nhiễm bệnh mới, đồng thời có 12.000 người chết vì bệnh lao, bằng 1,5 lần số người chết vì tai nạn giao thông. Bệnh lao vẫn bị coi là “kẻ làm chết người hàng đầu” trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới.
Mỗi ngày, trên thế giới có khoảng 4.500 người tử vong vì bệnh lao và có đến gần 30.000 người nhiễm bệnh. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,6 triệu người tử vong/năm.
Đây là căn bệnh lây nhiễm nhưng không đáng sợ, thậm chí với tiến bộ của y học ngày hôm nay không còn là “bệnh nan y”. Bản thân người bệnh khi có triệu chứng thì chủ động đi kiểm tra để được phát hiện, điều trị theo đúng lộ trình, phác đồ.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, ước tính số liệu năm 2017, Việt Nam có 124.000 người mắc lao mới. Chương trình Chống lao Quốc gia đã phát hiện được khoảng hơn 100.000 người mắc lao, còn lại hơn 20.000 người chưa được phát hiện trong cộng đồng. Số người chết do lao năm 2017 ở Việt Nam ước tính là 12.000 người, cao hơn nhiều so với con số tử vong do tai nạn giao thông (gấp 1,5 lần).
Việt Nam vẫn nằm trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, bệnh lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.
Tuy nhiên, theo Chương trình Phòng chống lao Quốc gia, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi chấm dứt căn bệnh này. Trong 10 năm qua, dựa trên các nghiên cứu điều tra toàn quốc lần 1 năm 2007 và lần 2 năm 2017 và các nghiên cứu phụ trợ, bệnh lao ở Việt Nam đã giảm được 31%, trung bình 3,8% một năm. Những năm gần đây tốc độ giảm nhanh hơn, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Bên cạnh đó, đến nay chúng ta đã làm chủ được các kỹ thuật phát hiện, chẩn đoán, điều trị với kết quả cao, đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới mạnh từ trung ương đến địa phương. Đây là một kết quả rất đáng mừng, nếu so sánh với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Tại sự kiện Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống bệnh lao (24/3), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trên thế giới cứ 100 người nhiễm lao thì chỉ có 61 người được phát hiện. Việt Nam dù làm tốt hơn mức trung bình trên thế giới song cũng mới chỉ phát hiện được 81 người. Điều đó có nghĩa vẫn còn còn 19% số người mắc bệnh lao không được phát hiện. Để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải có những hành động mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Việc phát hiện và phát hiện sớm bệnh lao là vô cùng quan trọng và có tính quyết định với tỷ lệ chữa khỏi khoảng 52% trên thế giới và 75% ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng mong toàn xã hội sẽ quan tâm, hỗ trợ cho Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao, tiến tới thật nhanh mục tiêu 100% số người nhiễm lao ở Việt Nam được phát hiện, chữa trị ngay từ đầu.
Hà Dũng
Theo ngaynay.vn
Tai nạn giao thông làm chết nhiều người hơn HIV/AIDS
Năm 2018, có 1,35 triệu người chết vì tai nạn giao thông trên thế giới, nhiều hơn cả số tử vong do HIV/AIDS và bệnh lao.
Tai nạn giao thông trở thành nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 8, ở tất cả độ tuổi, CNN dẫn báo cáo An toàn Đường bộ 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Châu Phi có tỷ lệ người chết do tai nạn giao thông đường bộ cao nhất, trung bình 26,6 ca tử vong trên 100.000 người. Tiếp đó là Đông Nam Á với tỷ lệ 20,7 trên 100.000 người.
Châu Âu có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ thấp nhất, khoảng 9,3 trên 100.000 người.
"Những nước nghèo chỉ sở hữu 1% lượng xe cơ giới trên thế giới nhưng lại xảy ra tới 13% số ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ", báo cáo của WHO viết.
Ảnh: JSTOR Daily.
Buồn ngủ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết khi tham gia giao thông đường bộ, chiếm gần 10% các vụ. Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ gồm: không làm chủ tốc độ, say xỉn, không đội mũ bảo hiểm, không cài dây an toàn và không dùng ghế an toàn cho trẻ em.
Ngoài ra, hơn 50% trường hợp ca tử vong do giao thông đường bộ là người đi bộ, đi xe đạp và đi xe máy.
Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, WHO khuyến nghị các quốc gia thực hiện tốt hơn các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Trên thực tế, hầu hết mọi nước trên thế giới đều có luật giao thông đường bộ nhưng việc áp dụng còn yếu kém. Ví dụ, luật giới hạn tốc độ được đưa ra ở 169 quốc gia nhưng chỉ 46 nước thực hiện tốt. Việc nâng cấp chất lượng đường, phương tiện giao thông và chăm sóc hậu tai nạn cũng giúp giảm nguy cơ tử vong của người tham giao thông đường bộ.
Minh Nguyên
Theo VNE
Làm thế nào để bỏ thuốc lá trong năm 2019? Mỗi năm hút thuốc lá gây ra nhiều ca tử vong hơn cả HIV, ma túy, rượu, tai nạn giao thông và súng đạn cộng lại tại Mỹ. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi một số người vẫn chọn cai thuốc lá như một quyết tâm cho năm mới. Trang Insider gần đây đã thăm dò 1.102 người về các quyết tâm...