Số người chết ở Houston tăng lên 10, mưa lớn vẫn tiếp tục
Chính quyền cho biết đã có 10 người chết, khi mưa vẫn tiếp tục trút xuống Houston, một số nơi có thể ngập tới 1,27 mét.
Tình nguyện viên đẩy thuyền lên xe moóc sau chiến dịch tìm kiếm cứu hộ ở Houston hôm 28/8. Ảnh: NYT.
Theo quan chức địa phương, trong số 10 người chết, có 6 người ở quận Harris – khu vực bao gồm Houston. Tuy nhiên, việc dọn dẹp đường phố, đến từng hộ dân đánh giá thiệt hại và tìm kiếm nạn nhân vẫn chưa bắt đầu, theo New York Times.
Trong lúc này, chính quyền đang tập trung giải cứu người mắc kẹt, đưa người sống sót về nơi trú ẩn, cung cấp chỗ ở, thực phẩm và nước uống, khôi phục đường điện.
Giám đốc Cơ quan Quản lý Tình trạng khẩn cấp Liên bang (FEMA) Brock Long cho biết FEMA đã vận chuyển hai triệu lít nước và hai triệu bữa ăn tới khu vực. Những cơ quan chính phủ khác, các tổ chức từ thiện và doanh nghiệp cũng đang chuyển nhu yếu phẩm tới nơi cần thiết.
Chính quyền ước tính hơn 30.000 người đã tới được trung tâm sơ tán, bao gồm một số nơi ở các thành phố xa hơn trong đất liền như Dallas, cách Houston 320 km. Thị trưởng Dallas cho biết thành phố được yêu cầu phải chuẩn bị “cho con số có thể lên tới hàng chục nghìn người”.
Video đang HOT
Glenda Walton mặc chiếc áo phông màu xám ẩm ướt, đứng giữa 5 người nhà trong trung tâm sơ tán ở Houston, trầm mặc nghĩ về ngày bão tới. Walton chứng kiến một phụ nữ tuyệt vọng ôm thân cây nhưng vẫn bị nước lũ cuốn đi.
“Bà ấy cứ thế đuối sức dần”, cô nói.
Trong một nhà thể thao ở trường học tại San Antonio, thành phố cách Houston hơn 300 km về phía tây, hàng trăm người đang tạm trú ở đây. Họ theo dõi mọi bản tin truyền hình, mạng xã hội với hy vọng biết thêm tin tức về nhà cửa và người nhà. Họ liên tục gọi về máy điện thoại bàn ở nhà nhưng không ai trả lời.
Nước sông Colorado mấp mé bờ ở La Grange, Texas hôm 28/8. Ảnh: NYT.
Melania Steele, 43 tuổi, cho biết bà và chồng sơ tán khỏi nhà trong một thung lũng tại khu phố Linkwood ở Houston. Bà chỉ kịp mang theo chó cưng Baxter và một ít thức ăn chó. Tối 27/8, Steele nhận được tin báo điện thoại rằng hệ thống báo động trong nhà đã tắt.
“Tôi đoán chắc là nước đã ngập hết nhà”, bà nói. Steele ngồi trong phòng khách sạn ở Houston, ôm chó cưng Baxter, buồn bã vì đã mất tài sản. “Tôi sẽ lâm vào cảnh túng quẫn”.
Bão Harvey, mạnh cấp 4, bắt đầu đổ bộ bang Texas từ cuối ngày 25/8. Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công nước Mỹ trong 12 năm. Bão mang theo mưa lớn và gió mạnh, phá hủy nhiều nhà cửa và gây lụt nghiêm trọng ở Houston, thành phố lớn thứ tư tại Mỹ.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Áp thấp nhiệt đới mới trên biển Đông, hướng Bình Định - Khánh Hoà
Trong khi bão Pakhar đi vào biển Đông và mạnh dần, thì sáng nay một áp thấp nhiệt đới cũng hình thành khu vực này, hướng Nam trung bộ.
Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết, sáng nay một áp thấp nhiệt đới hình thành ngay khu vực giữa biển Đông, sức gió mạnh nhất 50 km/h (cấp 6).
Với hướng tây tây nam, vận tốc 5 km/h, đến ngày 27/8 áp thấp nhiệt đới sẽ cách bờ biển Bình Định - Khánh Hoà 230 km về phía đông với cường độ gió không đổi, 50 km/h.
Vùng nguy hiểm cho tàu thuyền là từ vĩ tuyến 11 đến 17, tây kinh tuyến 115. Hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa rào và giông ở nam biển Đông, Ninh Thuận - Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan.
Đường đi của áp thấp nhiệt đới và bão theo Trung tâm dự báo khí tượng và thuỷ văn Trung ương.
Trong khi đó, bão Pakhar cũng đi vào phía đông bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 trong năm. Lúc 7h, bão cách đảo Luzon (Philippines) 100 km về phía tây, sức gió mạnh nhất 90 km/h (cấp 9). Dự báo trong 24 giờ tới, bão cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) 300 km về phía đông. Tiếp đó nó trên khu vực phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Theo nhận định của chuyên gia khí tượng, áp thấp nhiệt đới sẽ bị bão Pakhar hút nên sẽ dần suy yếu và tan đi.
Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện gửi các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, cùng các bộ ngành thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Các địa phương cần theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt việc tàu ra khơi; sẵn sàng lực lượng phương tiện cứu hộ kịp thời.
Trong năm nay, đây là áp thấp nhiệt đới thứ 6 và cơn bão thứ 7 được hình thành trên biển Đông. Theo cơ quan khí tượng, mùa mưa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, nhiều hơn so với trung bình các năm trước (12 cơn). Trong đó 3-4 cơn đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ.
Phạm Hương
Theo VNE
Biển Đông sắp đón cơn bão mới Sáng 25/8, ngoài khơi đông nam đảo Luzon (Philippines) xuất hiện cơn bão mới tên Pakhar. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, sáng nay bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 330 km phía đông đông nam, sức gió mạnh nhất 75 km/h (cấp 8). Đường đi của bão Pakhar theo dự báo của Trung tâm dự báo...