Số người chết do mưa lũ tăng lên 40; huy động hơn 9.600 người khắc phục hậu quả mưa lũ
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; các đơn vị Quân khu 4, 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 9.607 người, 267 phương tiện phối hợp với các lực lượng của địa phương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã khiến 40 người chết, 8 người mất tích, gây nhiều thiệt hại về người và của.
Cụ thể: Về người, 40 người chết (34 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển, 03 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ, chưa đề cập đến các nạn nhân do sạt lở thủy điện Rào Trăng 3). Trong đó: Quảng Bình 02, Quảng Trị 12, Thừa Thiên Huế 08, Quảng Nam 09, Đà Nẵng 03, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, Đắk Lắk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02.
Số người mất tích là 8 người (04 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển) , gồm: Quảng Trị 03, Thừa Thiên Huế 01, Đà Nẵng 01, Quảng Nam 02, Gia Lai 01.
Về nhà ở: 585 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 135.731 nhà bị ngập.
Về giao thông: 137 điểm Quốc lộ, 14.737m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng; tuyến đường sắt Hà Nội-Đông Hà bị chia cắt đến ngày 14/10 mới thông tuyến.
Về nông nghiệp: 870ha lúa, 5.314ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.588ha thủy sản bị thiệt hại; 332.350 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Về tàu thuyền: 06 tàu vận tải/57 người bị sự cố tại tỉnh Quảng Trị, trong đó đã cứu vớt được 50 người, 07 người bị chết, mất tích; 04 tàu cá/17 người bị chìm, các thuyền viên được cứu vớt an toàn.
Video đang HOT
Huy động hơn 9.600 người tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão
Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành công điện; Phó Thủ tướng – Trưởng ban, Bộ trưởng – Phó trưởng ban Thường trực và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp đi kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; cử 02 đoàn công tác của Văn phòng Thường trực đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; các đơn vị Quân khu 4, 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 9.607 người, 267 phương tiện phối hợp với các lực lượng của địa phương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/TP đã tổ chức di dời, sơ tán dân cư tại các vùng trũng, thấp, ngập sâu; cho học sinh nghỉ học; huy động các lực lượng để tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn và chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả.
Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm:
- 6.500 tấn gạo (Quảng Bình: 3.000; Quảng Trị 1.500; Thừa Thiên Huế 1.000; Quảng Nam 1.000);
- 5,5 tấn lương khô (Quảng Trị: 1,5; Thừa Thiên Huế: 2,0; Quảng Nam: 2,0);
- 20.000 thùng mỳ tôm (Thừa Thiên Huế:10.000; Quảng Nam: 10.000);
- Các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.
Ban Chỉ đạo đã tổng hợp nhu cầu và có văn bản số 145/TWPCTT ngày 14/10 gửi các Bộ ngành liên quan đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.
Thuê trực thăng tới khu vực thủy điện Rào Trăng 3 xác minh vụ nghi sạt lở
Sáng 13/10, Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 3 cho biết sẽ thuê trực thăng bay lên khu vực thủy điện để xác minh thông tin thủy điện sạt lở ảnh hưởng đến người. Tuy nhiên, hiện chưa rõ trực thăng sẽ bay về Huế khi nào vì thời tiết vẫn còn rất xấu.
Trước đó, lực lượng Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và đoàn công tác của UBND tỉnh gồm hơn 20 người đã đi bộ để tiếp cận vị trí thủy điện trên.
Lúc 23h ngày 12/10, đoàn tiếp cận báo về còn cách Thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 3km. Tuy nhiên do thời tiết xấu, trời tối và địa hình sạt lở nên việc di chuyển khó khăn, theo nguồn tin từ báo Thừa Thiên-Huế.
Cũng trong sáng nay, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai ứng phó với bão số 7 và mưa lũ tại Trung Bộ, đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, Bộ đã cử đoàn công tác vào khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Lực lượng quân đội điều phương tiện chuyên dụng vào hiện trường ứng cứu.
Đoàn do Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó Chánh văn phòng UB Quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm trưởng đoàn, sẽ phối hợp với Quân khu 4 và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ứng phó việc sạt lở đất.
Trao đổi với báo VietNamNet, ông Nguyễn Đại Thành, đại diện chủ đầu tư dự án thuỷ điện Rào Trăng 3 thông tin, có một nhóm công nhân của nhà thầu thi công là Công ty Thành Đạt đang thực hiện thi công dự án Rào Trăng 3.
Theo người này, sau khi nắm được thông tin, đơn vị đã liên hệ với một đơn vị tư nhân ở Hà Nội để thuê trực thăng vào tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang chờ câu trả lời bởi còn nghiên cứu địa hình, địa thế.
Ông Thành cũng cho biết, hiện chưa có thông tin cụ thể để khẳng định nhóm công nhân nói trên bị vùi lấp bởi sạt lở. Chủ đầu tư mong muốn bộ đội Quân khu 4 sớm tiếp cận hiện trường để có thông tin chính xác nhất.
"Việc bây giờ là làm sao để vào được hiện trường, nắm được tình hình thực tế và thông báo ra ngoài. Cùng với đó, dù nhóm công nhân có gặp nạn hay không thì cũng phải tìm mọi cách đưa họ ra vì trong tình hình lũ lụt này rất nguy hiểm", ông Thành nói.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó bão số 7 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có Công điện số 1393/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới. Công điện nêu rõ: Những ngày qua, mưa lũ lớn trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại khu vực Trung Bộ. Thủ tướng gửi...