Số người bỏ quốc tịch Mỹ cao kỷ lục
Số liệu thống kê của Mỹ cho thấy tỷ lệ công dân nước này từ bỏ quốc tịch trong năm ngoái cao chưa từng có, chủ yếu do liên quan đến thuế.
Số người từ bỏ quốc tịch Mỹ năm ngoái ở mức cao kỷ lục. Ảnh minh hoạ: Imore
Số liệu từ Đăng ký Liên bang Mỹ (UFR) cho thấy năm ngoái hơn 5.400 người Mỹ từ bỏ quốc tịch của mình, tăng 26% so với 2015, Telegraph hôm nay đưa tin.
Nguyên nhân chính là do các quy định liên quan đến thuế. Theo đó, người Mỹ dù sống ở nước ngoài vẫn phải có trách nhiệm về thuế, hầu hết họ không phải nộp vì có thể bù vào khoản họ trả cho người thu ở nước họ sống. Tuy nhiên những người có thu nhập cao hơn phải nộp cho Sở thuế vụ Mỹ, kể cả sau khi họ đã trả thuế thực cho chính phủ nơi họ đang sinh sống. Hơn nữa, họ cũng phải nộp bản khai thu nhập mỗi năm, bất kể khoản nào họ kiếm được. Người Mỹ sống ở nước ngoài còn phải đóng thuế cho bất kỳ khoản tiền lãi nào họ có được nhờ bán nhà.
Trong danh sách từ bỏ quốc tịch Mỹ năm ngoái có Ngoại trưởng Anh Boris Johnson. Ông sinh ra ở New York.
Khánh Lynh
Video đang HOT
Theo VNE
Ảnh hai trẻ em trong biểu tình chống lệnh Trump gây sốt
Bức ảnh chụp một bé gái theo đạo Hồi và cậu bé người Do Thái tham gia biểu tình chống lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sốt trên mạng xã hội.
Bức ảnh hai trẻ em Do thái và Hồi giáo trò chuyện với nhau khi ngồi trên vai bố gây sốt trên mạng xã hội ở Mỹ.
Theo CNN, khoảnh khắc cậu bé người Do Thái Adin (9 tuổi), quay sang cười với Meryem, (7 tuổi), cô bé có chiếc khăn trùm đầu của người Hồi giáo, đã lan truyền chóng mặt trên Twitter.
Cả hai đều được bố cho ngồi trên vai, trong cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế O'Hare, bang Chicago nhằm phản đối lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Adin đội mũ chỏm của người Do Thái, tay cầm bảng hiệu ghi "Không có chỗ cho thù ghét". Meryem thì cầm bảng hiệu có dòng chữ ghi: "Tình yêu".
Người cha của cô bé theo đạo Hồi, Yildirim nói với CNN rằng, anh đang trò chuyện với bố của Adin thì lọt vào ống kính camera của nhiếp ảnh gia Nuccio DiNuzzo, hiện đang làm việc cho tờ Chicago Tribune.
DiNuzzo chia sẻ về bức ảnh: "Tôi biết trước mình sẽ có bức ảnh của đêm đó. Nó nói lên tất cả. Nó là câu chuyện về con người cùng hoà hợp với nhau",
Yildirim là người sống ở khu vực Chicago. Anh đến O'Hara cùng vợ Amy và 4 con, mang theo bánh quy cho các luật sư bảo vệ quyền lợi của những người nhập cư bị giam giữ.
"Đây là lần đầu tiên của chúng tôi", Yildirim nói. "Tôi muốn ra ngoài kia và thể hiện quan điểm của mình".
Người dân Mỹ biểu tình chống sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Yildirim là người gốc ThổNhĩ Kỳ. Anh chuyển đến sống ở Mỹ từ năm 2002 và đã nộp đơn xin nhập quốc tích Mỹ vào năm ngoái. Đó cũng là thời điểm ông Trump chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề nhập cư trong cuộc tranh cử Tổng thống.
Trong khi đó, Rabbi Jordan Bendat-Appell, bố của Adin là người đến từ Deerfield, bang Illinois. Bendat-Appell cho biết, anh đưa con trai đến sân bay để giúp cậu bé biết thế nào về việc đấu tranh vì những gì họ tin tưởng.
Ông bà ngoại của Adin đã sống sót sau thảm hoạ diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã và từng trải qua quãng thời gian kinh hoàng trong các trại tị nạn.
Yildirim nói bức ảnh đã thể hiện sự đoàn kết: "Đây là hình ảnh mà mọi người đang thực sự tìm kiếm. Mọi người mong muốn hòa bình".
"Tôi biết căng thẳng giữa người Do Thái và người Hồi giáo. Mọi người nghĩ chúng tôi thù ghét nhau, nhưng chúng tôi không còn đối đầu, mà thậm chí có thể trò truyện bình thường ", Yildirim chia sẻ.
Gia đình Yildirim đã hẹn sẽ đến nhà Bendat-Appell để ăn tối vào tuần tới sau khi nhận được nhiều cuộc gọi chúc mừng từ bạn bè và người quen.
Theo Danviet
Lãnh đạo thế giới chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump Các lãnh đạo thế giới, trong đó có Nga, Nhật, Mexico, chúc mừng Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ và kêu gọi tăng cường quan hệ song phương. Tổng thống Mỹ mới nhậm chức Donald Trump. Ảnh: Reuters Trong một loạt thông điệp trên Twitter, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto chúc mừng người đồng cấp Mỹ mới, theo CBS News. "Chúng...