Sờ ngực bên trái thấy có ‘cục’ nổi lên bất thường, chị em cần lưu ý gì?
Nhiều phụ nữ sờ nắn ngực thấy có u, cục nổi lên khiến họ rất lo lắng liệu đấy có phải ung thư hoặc khối u ác tính?
Nếu bạn phát hiện có hạch bên trong ngực trái của mình, bạn nên bình tĩnh thay vì hoảng sợ. Bước đầu tiên cần làm là tìm hiểu tính chất của cục hạch và liệu đây có phải chỉ là sự thay đổi bình thường trong của ngực hay không.
Nên làm gì khi phát hiện “cục” ở ngực bên trái?
Khối u có thể xuất hiện trên gần bề mặt da, hoặc sâu hơn trong mô vú hoặc ở gần vùng nách.
Nếu bạn phát hiện có hạch bên trong ngực trái của mình, bạn nên bình tĩnh thay vì hoảng sợ. Bước đầu tiên cần làm là tìm hiểu tính chất của cục hạch và liệu đây có phải chỉ là sự thay đổi bình thường trong của ngực hay không.
Mô vú vốn có tính chất vón cục và kết cấu của nó thay đổi theo lượng hooc-môn và quá trình lão hóa. Bạn cần so sánh kích cỡ, bề ngoài và màu sắc của hai bên ngực.
Nếu bạn thấy những cục hạch này phân tán đều ở hai ngực thì có vẻ các mô vú của bạn khỏe mạnh bình thường. Nếu các khối cục này khác với các mô vú xung quanh, điều này có thể là dấu hiệu của u. Nhưng chưa chắc đó là ung thư vú.
Dấu hiệu ung thư vú không giống nhau ở tất cả các phụ nữ. Dấu hiệu phổ biến nhất thường là thay đổi về bề mặt và cảm nhận của vú hoặc đầu vú và dịch tiết ra từ đầu vú.
Như đã đề cập ở trên, không phải tất cả các khối u đều là biểu hiện của ung thư. Dưới đây chúng ta sẽ bàn kĩ hơn về các loại u vú và cách phát hiện ra chúng.
Các loại u vú lành tính
Hầu hết các khối u ở ngực là lành tính. Dưới đây là những loại u vú lành tính phổ biến:
U xơ
U xơ là một dạng u lành tính phổ biến ở phụ nữ và được tạo thành từ các mô tuyến và mô liên kết. Loại u này thường rất bé, có đường kính khoảng 2,5 cm. Một vài khối u thì rất bé để có thể cảm nhận được, và kích thước được đo bằng mammogram.
U xơ thường có những tính chất sau:
- Có thể di chuyển dưới da
- Mềm hoặc đàn hồi
U xơ thường phổ biến ở các chị em trong độ tuổi 20 và 30. Chúng sẽ có xu hướng co lại sau thời kì tiền mãn kinh. Một người phụ nữ có thể có nhiều hơn một khối u xơ. Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, u xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Không phải tất cả các loại u xơ đều cần điều trị vì một vài sẽ tự co vào hoặc thậm chí biến mất. Tuy nhiên, bác sẽ khuyên bệnh nhân cắt bỏ khối u để tránh trường hợp nó phát triển và gây ra sự thay đổi trong ngực của bệnh nhân.
Video đang HOT
U nang là một túi chất lỏng tròn phát triển trong mô vú. Khoảng 25% khối lượng của vú là u nang lành tính và không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú.
U nang có những biểu hiện sau:
- Là một hoặc nhiều khối tròn di chuyển dưới da
- Là khối u mềm và gây đau khi chạm vào
U nang có ảnh hưởng lớn đến phụ nữ ở tuổi 40, tuy nhiên loại u này có thể phát triển ở tất cả các độ tuổi.
Ung thư vú
Ung thứ vú là sự phát triển của các tế bào bất thường trong mô vú, ống dẫn hoặc thùy vú. Tế bào ung thư vú sẽ phân chia và nhân lên một cách nhanh chóng để tạo thành các khối u và làm chết các mô xung quanh.
Biểu hiện của ung thư vú thường là các khối u cứng, có hình dạng bất thường và gây đau.
Phát hiện bệnh sớm là một việc vô cùng quan trọng. Một vài trường hợp có thể trải qua những triệu chứng của ung thư vú trước khi phát hiện ra “cục” bất thường. Dưới đây là triệu chứng cụ thể:
- Ngực sưng hoặc đau
- Xuất hiện các mảng đỏ, ngứa hoặc khó chịu trên bề mặt da của vú
- Xuất hiện vết lõm nhỏ trên bề mặt ngực
- Thay đổi bề ngoài của vú hoặc đầu vú
- Đầu vú có tiết ra dịch bất thường không
Qúa trình chẩn đoán, khám khối u sẽ diễn ra thế nào?
Để chẩn đoán một khối u ngực, các bác sĩ sẽ xem xét hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và tiến hành một vài kiểm tra tính chất vật lí của ngực. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể sử dụng chẩn đoán hình ảnh để xác định xem đây là u lành tính hay ác tính.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán ung thư vú thông qua những phương pháp sau:
- Chụp X-quang tuyến vú
- Siêu âm
- Chụp hình cộng hưởng từ
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp hình cộng hưởng từ với những người có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Nếu vẫn không chắc chắn về tính chất của khối u này, bệnh nhân sẽ phải thực hiện xét nghiệm sinh thiết để xác định đây là khối u lành tính hay ác tính.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Mặc dù hầu hết các khối u xuất hiện ở ngực là lành tính nhưng các chị em vẫn cần đến bệnh viện để được kiểm tra những thay đổi bất thường về ngực. Chị em cần đến khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu dưới đây:
- Xuất hiện một cục hạch cứng trong ngực gần xương đòn hoặc dưới cánh tay
- Xuất hiện vùng sưng, đỏ hoặc nổi mẩn trên vú
- Xuất hiện lúm đồng tiền hoặc phần nhăn nhúm trên da
- Thay đổi về kích cỡ hoặc hình dạng của ngực
- Thay đổi về hình dạng của đầu vú
- Đầu vú có chất tiết ra bất thường
- Hạch biến mất sau một kì kinh nguyệt
- Sụt cân bất thường
Theo giadinhmoi
Bác sĩ xúc động gặp lại cô gái trẻ vừa lấy chồng nhưng mất ý thức, không thể đi lại vì khối u
Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), khi đang làm việc, TS.BS Nguyễn Tiến Đức, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu (BV K) bất ngờ khi có người đàn ông già, tóc đã điểm bạc đẩy chiếc xe lăn trên đó có cô con gái nhỏ bé, yếu ớt mong được gặp bác sĩ. Vừa nhìn thấy cô gái, TS Đức đã nhận ra "người quen" mà các bác sĩ đã điều trị rất nỗ lực để cứu cô khỏi cửa tử.
Bác Dũng (bố chồng cô gái tên H.) chia sẻ, nhân ngày thầy thuốc, con bác muốn được gặp trực tiếp để nói lời cảm ơn bác sĩ đã điều trị cho con.
Bác Dũng, bố chồng của H. luôn coi H. như con gái, đã cùng gia đình chồng chăm sóc, quyết không từ bỏ một hi vọng.
"Con cảm ơn bác Đức và các bác, cô, chú đã cứu chữa cho con", câu nói hãy còn chữa tròn vành, rõ chữ của em vì còn chưa khỏe hẳn khiến các Bác sĩ cảm động, ấm lòng trong ngày Thầy thuốc Việt Nam.
TS.BS Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu thông tin, đây là một ca bệnh vô cùng đặc biệt, thương cảm khiến các nhân viên y tế tại khoa đều ấn tượng.
Cô gái trẻ tên Nguyễn Hồng H. (25 tuổi) đang ở tuổi xuân thì, xinh xắn, trẻ trung, là nhân viên ngân hàng vừa lấy chồng không lâu thì cuộc đời em rẽ sang một con đường khác - một giai đoạn đầy thử thách.
Sau một thời gian ra máu bất thường, H. cùng mẹ đi khám và kết quả u nguyên bào nuôi khiến em và gia đình bất ngờ, hụt hẫng. Đau đớn hơn, dù được phẫu thuật tại 2 bệnh viện, nhưng khối u phát triển khiến cô gái mất hoàn toàn ý thức, không thể đi lại, nằm liệt trên giường bệnh.
"Đây là một khối u ác tính phát triển từ tế bào nuôi của các tổ chức rau thai, xâm lấn vào cơ thể người mẹ. Bệnh xuất hiện ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ từ người mới có thai lần đầu đến người sắp mãn kinh", TS Đức cho biết.
Mẹ cô gái đã khóc ngất trong hành trình cùng con chống chọi bệnh tật. "Không thể diễn tả được cảm xúc của tôi lúc bấy giờ. Tôi sợ phải đối diện với cô con gái bé bỏng của mình, sợ những cái lắc đầu của bác sĩ và nhất là lời khuyên "Cho con về đi, cháu yếu quá rồi". Gia đình quyết định chuyển cháu đến Bệnh viện K với suy nghĩ còn nước còn tát", cô Nghĩa, mẹ ruột của H. nhớ lại.
Giữa năm 2018, H. được đưa đến BV K, được các bác sĩ chẩn đoán ung thư buồng trứng di căn não.
TS Đức cho biết, đây là ca bệnh nặng, được phối hợp điều trị liên khoa gồm các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Nội 5, và khoa Ngoại thần kinh, kết quả điều trị rất thành công, có thể nói là kỳ diệu.
Bệnh nhân được điều trị hồi sức nội khoa, xạ trị toàn não 20Gy kết hợp truyền hóa chất Methotrexate 6 đợt và phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng thì đến tháng 11/2018 bệnh nhân có dấu hiệu sinh tồn ổn định, nhận thức được người thân.
"Sau 3 tháng điều trị tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định. Tôi cũng rất xúc động trước nghị lực của em, đặc biệt là tình cảm yêu thương của các thành viên trong gia đình dành cho H", TS Đức chia sẻ.
Đưa con đến thăm bác sĩ, bác Nguyễn Tiến Dũng - bố chồng H. xúc động nghẹn ngào. Ông cho biết trong suốt 6 tháng ở viện, gia đình không rời con phút nào. Cả ông, vợ và con trai đều luân phiên túc trực bên giường con.
"Dù vợ, con trai đau đớn không đứng vững, nhưng tôi và cả nhà đều chưa từng có ý định buông xuôi. Mình là đàn ông trưởng thành, phải vững vàng hơn để là chỗ dựa để vực tinh thần của cả nhà, cùng nhau động viên các con vượt qua thử thách này, và giờ chú thành công. Con dâu chú được cứu sống, đã nhận thức như bình thường, vận động, nói chuyện được, bệnh viện K là nơi con dâu chú hồi sinh lần hai", bố chồng bệnh nhân chia sẻ.
"Vì thế, thay mặt gia đình, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc bệnh viện, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nội 5, khoa Ngoại Thần kinh, đặc biệt là BS Đức, BS Kiên, BS Liên và các điều dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc cho con tôi. Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam, kính chúc các bác sĩ mạnh khỏe, hạnh phúc, luôn vững vàng về chuyên môn để mang lại niềm vui cho những người không may mắc vào căn bệnh hiểm nghèo".
Trong 6 tháng nằm viện ròng rã, những bệnh nhân cùng phòng không ít lần thốt lên, vui mừng với "phúc to" của cô gái trẻ khi được bố chồng, gia đình chồng hết lòng chăm sóc. Chứng kiến từng cái vuốt tóc, xoa nhẹ đầu và nâng đỡ con, dạy con tập đi, không ai nghĩ đó là bố chồng H.
"Ngày nào cũng vậy, cứ đúng 5h30 sáng và 4h chiều, hai bố con tập đi lại vận động khoảng 2 tiếng với hướng dẫn của các bác sĩ. Mỗi ngày H. lại cải thiện hơn một chút, nên cũng sẽ sớm đi lại như bình thường", mẹ ruột bệnh nhân H. chia sẻ.
TS Đức cho biết, ông tin tưởng với sự giúp đỡ của các bác sĩ và kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu, em H. sẽ sớm đi lại như bình thường.
"Đây cũng là câu chuyện đẹp, đầy nhân văn mà trong suốt những năm công tác tôi được cảm nhận. Gia đình đã luôn ở bên bệnh nhân. Chính sự quyết tâm, chăm lo của gia đình với người bệnh đã giúp bác sĩ thêm nhiều quyết tâm, nỗ lực. Những lời cảm ơn của các gia đình là động lực, món qùa lớn nhất dành cho những người thầy thuốc như chúng tôi trong ngày Thầy thuốc Việt Nam", TS Đức chia sẻ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
'Bố Duy' của các bệnh nhi ung thư Các y bác sĩ và bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện T.Ư Huế đã quá quen thuộc với hình ảnh Bác sĩ Phan Cảnh Duy, Phó khoa Xạ trị bồng bế, chơi đùa cùng những bệnh nhi đang phải chiến đấu hàng ngày để giành lại sự sống. Cả Bác sĩ, người nhà cùng nở nụ cười...