Sợ Nga mất mật, Mỹ đỡ lời “đồng minh” ở Syria
Nếu bị liệt vào danh sách đen, 2 nhóm phiến quân “đồng minh” của Mỹ có thể bị Nga và quân chính phủ Syria tiêu diệt.
Bảo vệ bằng miệng
Ngày 11/5, Mỹ, Anh, Pháp và Ukraine đã ngăn cản đề xuất của Nga tại Liên hợp quốc về việc đưa các nhóm phiến quân Syria “Jaish al-Islam” và “Ahrar al-Sham” vào danh sách đen do những mối liên hệ của hai nhóm này với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.
Trên thực tế, từ cuối tháng 4 vừa qua, Nga đã đệ trình lên Ủy ban chống khủng bố của HĐBA LHQ yêu cầu liệt hai nhóm vũ trang Ahrar ash-Sham và Jaysh al-Islam hoạt động tại Syria vào danh sách trừng phạt do hai nhóm này thường xuyên vi phạm cơ chế ngừng bắn tại quốc gia Trung Đông này.
Các tay súng Jaish al-Islam tại phía Đông Damascus hồi tháng 1/2016
Nga tuyên bố có những bằng chứng cho thấy nhóm Ahrar ash-Sham và Jaysh al-Islam có liên hệ mật thiết với các tổ chức khủng bố, cụ thể là IS và al-Qaeda, hai nhóm vũ trang này đã hỗ trợ và ngược lại cũng nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật-quân sự và tài chính từ IS và al-Qaeda.
Một khi đề nghị của Nga được thông qua, hai nhóm Ahrar ash-Sham và Jaysh al-Islam sẽ bị loại khỏi cơ chế ngừng bắn tại Syria và sẽ bị tấn công.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay từ lúc đó, Mỹ đã lên tiếng bênh vực hai nhóm này với lý do đây là lực lượng cũng đang chiến đấu chống IS.
Để đưa cá nhân hay tổ chức vào danh sách đen, Ủy ban trừng phạt IS và al-Qaeda của Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ cần có sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Việc Mỹ phản đối sẽ cản trở những nỗ lực về mặt pháp lý của Nga và qua đó giúp hai nhóm phiến quân này có cơ hội tiếp tục tồn tại ở Syria.
Một người phát ngôn của phái bộ Mỹ tại LHQ nêu rõ: “Nỗ lực công khai của Nga nhằm vào các nhóm vốn là các bên liên quan đến việc chấm dứt các hành động thù địch có thể gây ra những hậu quả tai hại đối với lệnh ngừng bắn mới (ở Syria) khi chúng ta đang tìm cách để tình hình không leo thang trên thực địa”.
Các tay súng Ahrar ash-Sham
Trong khi đó, một nhà ngoại giao tại LHQ yêu cầu giấu tên cho rằng việc liệt vào danh sách đen hai nhóm trên có thể “gây tác dụng ngược và hủy hoại nghiêm trọng đối với cả nỗ lực duy trì lệnh ngừng bắn giữa các bên đối địch và khôi phục lại các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva”.
Sợ Nga mất mật?
Cả 2 nhóm Ahrar ash-Sham và Jaysh al-Islam đều được thành lập năm 2012. Jaysh al-Islam có khoảng từ 15.000-20.000 tay súng trong khi Ahrar ash-Sham có khoảng 25.000 tay súng.
Jaish al-Islam (Quân đội Hồi giáo) là nhóm phiến quân chủ chốt tại Syria và là một phần của Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) – tổ chức mới được thành lập tại Riyadh hồi tháng 12/2015 để tham gia đàm phán với chính quyền Damascus.
Còn Ahrar al-Sham là lực lượng từng rút khỏi hội nghị phe đối lập tại Riyadh (tháng 12/2015) do bất đồng với Saudi Arabia nhưng cũng đã tham gia vòng hòa đàm mới nhất về Syria tại Geneva.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ trừng phạt công ty Singapore vì giúp Triều Tiên buôn vũ khí
Mỹ đã đưa vào danh sách đen một công ty vận chuyển của Singapore do nghi ngờ hãng này đã vận chuyển vũ khí trái phép đến Triều Tiên.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, công ty Senat Shipping của Singapore đã hỗ trợ cho một công ty Triều Tiên đang nằm trong diện trừng phạt. Điều này có nghĩa là tài sản của công ty này ở Mỹ sẽ bị đóng băng và người dân Mỹ cũng bị cấm kinh doanh với công ty nói trên.
Công ty Senat Shipping đã hỗ trợ Triều Tiên buôn lậu khí
Hiện công ty Senat Shipping chưa đưa ra phản ứng nào. Bộ Tài chính Mỹ cũng nói rõ rằng, các biện pháp trừng phạt công ty Senat Shipping được áp dụng bao gồm đối với cả vị chủ tịch của công ty, ông Lenard Lai.
Công ty Senat Shipping được cho là đang hợp tác với Công ty điều hành hàng hải của Triều Tiên (OMMC). Vào năm 2013, một tàu chở hàng của OMMC đã bị thu giữ bởi chính quyền Panama do chứa nhiều thiết bị quân sự không được kê khai trong ngăn chứa đường.
Theo chính quyền Mỹ, công ty Senat Shipping đã thực hiện việc mua, sửa chữa và cấp phép, cũng như tuyển thuỷ thủ cho công ty OMMC.
Vũ khí được tìm thấy ở một tàu chở hàng của Triều Tiên vào năm 2013
"Việc vận chuyển vũ khí của công ty OMMC đóng một vai trò quan trọng trong các hành động đầu tư hạt nhân của Triều Tiên", quyền Thứ trưởng Bộ Tài chính về các vấn đề khủng bố và giám sát tài chính, ông Adam J Szubin cho hay.
Liên Hợp Quốc và Mỹ đã trừng phạt công ty OMMC vào tháng 7-2014 do cố gắng nhập khẩu vũ khí vào Triều Tiên. Dưới lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên bị cấm nhập và xuất khẩu các loại vũ khí trừ những thiết bị hạng nhẹ. Ngoài ra, Washington cũng đưa ra các lệnh trừng phạt khác nhằm vào chương trình hạt nhân của nước này.
Theo_An ninh thủ đô
Lệnh ngừng bắn ở Aleppo tiếp tục kéo dài thêm 48 giờ Lệnh ngừng bắn ở thành phố miền bắc Aleppo sẽ tiếp tục được kéo dài 48 giờ, bắt đầu từ 1 giờ sáng ngày 10/5 (giờ địa phương). Các em nhỏ đến trường ở quận Shaar, thành phố Aleppo. Ảnh: BBC Hãng thông tấn quốc gia Syria SANA dẫn tuyên bố của bộ chỉ huy tối cao quân đội nước này cho hay,...