Sợ mất trắng vì bão Dianmu, nông dân bán tháo hải sản
Nhiều hộ dân vùng biển Kim Sơn ( Ninh Bình) phải thu hoạch cua nuôi trong đầm đem bán vội cho thương lái với giá rẻ vì lo sợ mất trắng sau bão.
Dù cua chưa đến tuổi thu hoạch nhưng nhiều nông dân huyện ven biển Kim Sơn vẫn bắt cua đem bán vì sợ mất trắng sau bão. Ảnh: Phương Vy.
Chợ mới xã Kim Đông là đầu mối thu mua hải sản lớn nhất huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với nhiều mặt hàng như cua, tôm sú, cá… Ngày thường, hoạt động mua bán ở đây rất nhộn nhịp do người dân vùng lân cận như xã Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông… và thương lái khắp nơi đổ về.
Sáng 19/8, chợ hải sản vắng vẻ do ảnh hưởng của bão Dianmu. Những người còn nán lại khu chợ này chủ yếu là nông dân đi bán cua đầm. Chủ các đầm cho hay, lo sợ mưa lớn nước dâng cao làm cua tràn ra ngoài nên hôm nay thu hoạch đem bán, nhưng thương lái o ép trả giá thấp.
Gia đình chị Nhung (xã Kim Hải) có hơn một mẫu đầm nuôi cua. Dù nhiều con cua mới hơn một lạng, chị cũng phải đem bán. “Nếu không bán thì cua chết hoặc bò ra ngoài, mất trắng”, chị Nhung nói.
Những con cua khá tươi ngon nhưng bị rớt 50% giá so với ngày thường. Ảnh:Phương Vy.
Video đang HOT
Theo người dân, bình thường thương lái ở chợ đầu mối thu mua cả tấn hàng xuất đi Trung Quốc và Hà Nội. Tuy nhiên bão Dianmu đổ bộ vào Trung Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc khiến xe vận chuyển hàng hóa xuất đi bị ngưng trệ. “Sáng nay chúng tôi chỉ mua vài tạ hàng để chuyển đi Hà Nội”, chị Phượng, thương lái xã Kim Đông nói.
Trước bão, giá cua được các thương lái mua 150.000-300.000 đồng/kg tùy loại. Hiện cua thịt loại ngon chỉ 100.000 một kg, cua gạch giá 120.000 đồng/kg, còn các loại cua nhỏ hơn hoặc cua loại giá chỉ 50.000 đồng/kg.
“Nhiều người tiếc rẻ nên đem cua trở lại đầm dự định được ăn cả ngả về không. Sau bão, cua được giá chúng tôi mới bán”, một nông dân nói.
Thương lái ép giá khiến người nông dân thiệt thòi. Ảnh: Phương Vy.
Theo ông Đỗ Hùng Sơn, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là hơn 3.000 ha. Đến ngày 18/8, nông dân đã thu hoạch 149 tấn cua, hơn 8.800 tấn ngao, tôm rảo 134 tấn, tôm sú khoảng 210 tấn.
Phương Vy
Theo VNE
Trưa nay bão Dianmu vào Hải Phòng - Ninh Bình
4h sáng 19/8, tâm bão Dianmu ở trên vịnh Bắc Bộ, cách vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 180 km về phía đông. Với tốc độ 15-20 km/h, chỉ trưa nay bão đi vào đất liền, gây gió mạnh tối đa 90 km/h (cấp 9-10).
23h đêm 18/8, bão Dianmu đổ bộ vào huyện đảo Bạch Long Vỹ (TP Hải Phòng) với gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Ông Đao Trong Tuê, Pho chu tich huyên cho biết, do gio không lơn, công tac đon bao đươc chuân bi tôt nên toan huyên an toàn, cac công trinh xây dưng, tau thuyên neo đâu tranh tru tai âu cang không bi anh hương.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn trung ương, giữ hướng tây, tốc độ 15 km/h, lúc 4h ngày 19/8 tâm bão cách bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình khoảng 180 km về phía đông, sức gió mạnh nhất 90 km/h (cấp 9).
Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương dự báo đường đi của bão lúc 4h. Ảnh:NCHMF.
Dự báo, bão tiếp tục theo hướng tây, tốc độ 15-20 km/h, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đến 10h, Dianmu ở trên vùng ven biển Hải Phòng - Ninh Bình, sức gió mạnh nhất 100 km/h (cấp 10). Tâm bão tiếp đó sẽ đi vào đất liền các tỉnh này, đi sâu vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Thanh Hóa, sức gió 75 km/h (cấp 8), suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn diện rộng khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ nay đến hết ngày 20/8. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 400 mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Hà Tĩnh - Quảng Bình phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm.
Mực nước trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Đáy, sông Đào sẽ lên nhanh. Biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-5 m, hạ lưu từ 2-3 m.
Lực lượng biên phòng Hải Phòng giúp ngư dân neo đậu, chằng buộc tàu thuyền vào tránh trú bão tại bến Ngọc Hải. Ảnh: Giang Chinh.
Rút kinh nghiệm từ hai cơn bão đầu tiên gây nhiều thiệt hại, các địa phương đã tích cực chống bão Dianmu.
Tại TP Hải Phòng, đến 17h chiều 18/8, công tác phòng chống bão đã hoàn tất. Các phương tiện thủy bị cấm xuất bến và hoạt động trên sông biển; cửa khẩu, cống xung yếu qua đê đã được hàn khẩu và tổ chức di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Người dân không chịu di chuyển sẽ bị cưỡng chế. Hôm nay các trường học từ bậc học mầm non đến cấp trung học phổ thông được nghỉ.
Đề phòng nguy cơ xảy ra sự cố về môi trường tại "núi" chất thải gypsum thuộc Nhà máy DAP Đình Vũ, bãi rác Đình Vũ và sự cố về điện khi bão vào, lãnh đạo TP Hải Phòng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng chuẩn bị các phương án ứng phó.
Người dân Đồ Sơn khẩn trương chằng chống nhà cửa, quán xá trước khi bão vào. Ảnh: Giang Chinh.
Giang Chinh & Phạm Hương
Theo VNE
Ba Phó thủ tướng đi chống bão Dianmu Các Phó thủ tướng chia nhau đến Hải Phòng, Quảng Ninh; Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình, Thanh Hóa để chỉ đạo chống bão. Chiều 18/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương về công tác dự báo bão và chỉ đạo việc phòng chống bão số 3. Lo lắng mưa...