Số lượng thực của Không quân Trung Quốc
Được đánh giá là lực lượng Không quân mạnh thứ 3 trên thế giới, tuy nhiên số lượng máy bay quân sự của Trung Quốc đến này vẫn là ẩn số.
Theo số liệu mới nhất được Mạng tin tức tổ hợp công nghệ quân sự Nga ngày 2/3 đăng tải, Trung Quốc sở hữu trên 1.060 máy bay chiến đấu và máy bay đánh chặn.
Đến cuối năm 2014, Trung Quốc sở hữu gần 1.900 máy bay tác chiến không quân, bao gồm máy bay ném bom và máy bay cường kích, trong đó 600 chiếc thuộc máy bay chiến đấu hiện đại (thế hệ thứ tư). Trong đó, Trung Quốc sở hữu 253 máy bay chiến đấu J-11, 15 máy bay chiến đấu J-15.
Đang sản xuất máy bay chiến đấu tầm xa đa năng J-11BS (đã cải tiến thiết bị điện tử hàng không) (1 máy bay nguyên mẫu và 24 chiếc sản xuất hàng loạt), khái niệm của nó tương tự máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle.
Máy bay ném bom H-6K của Không quân Trung Quốc.
Trong khi đó, Tạp chí Mỹ National Interest lại đưa ra kết quả khác với số liệu mà báo Nga đăng tải. Theo đó, National Interest đã gộp chung lực lượng không quân của cả hai binh chủng Không quân và Hải quân, với tổng cộng 1321 may bay chiến đấu các loại, 134 máy bay ném bom hạng nặng, 700 trực thăng chiến đấu.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng là nước hiếm hoi, tương tự như Mỹ, sở hữu và chế tạo ra 2 kiểu máy bay tàng hình J-20 và J-31. Loại J-31 được cho là bản copy của F-35 của Mỹ, được thiết kế dựa theo một số tài liệu mà tin tặc đánh cắp được từ một số nhà thầu cung cấp cho Không quân Mỹ.
Sự mô phỏng Mỹ sẽ còn đi xa hơn nữa vì loại chiến đấu cơ tàng hình J-31, từng được cho bay thử nhân Triển lãm Hàng không Chu Hải ở Trung Quốc tháng 11/2014 vừa qua, sẽ được cải tiến để dùng trên tàu sân bay Trung Quốc tương tự như loại F-35C của Hải quân Mỹ hiện nay.
Theo Jane’s, trong giai đoạn từ năm 1995-2012, tổng số máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã giảm từ 5.300 xuống còn 1.693 chiếc. Số lượng máy bay ném bom đã giảm từ 630 xuống còn 82 chiếc. Những thay đổi lớn về số và chất lượng đã diễn ra trong không quân tiêm kích-bom và không quân cường kích.
Các máy bay chi viện đường không (chi viện đường không trực tiếp) Q-5 mà vào năm 1995 có 500 chiếc, còn vào năm 2005, vẫn còn đến 300 chiếc thuộc các biến thể Q-5C/D/E, đã bị loại khỏi biên chế. Năm 2012, không quân Trung Quốc có 99 máy bay trinh sát JZ-8F.
Trong giai đoạn từ năm 1985-2012, không quân tiêm kích chiến thuật Trung Quốc đã bị cắt giảm từ 4.000 xuống còn 890 chiếc. Các máy bay thế hệ 2 và một phần thuộc thế hệ 3 đã bị rút khỏi biên chế chiến đấu.
Không quân Trung Quốc có trong biên chế tổng cộng 33 sư đoàn không quân: 3 sư đoàn không quân ném bom, 4 sư đoàn không quân tiêm kích-bom, 24 sư đoàn không quân tiêm kích và 2 sư đoàn không quân vận tải.
Theo Đất Việt
Hải quân, không quân Trung Quốc tập trận lớn nhất lịch sử
Trung Quốc cho biết cuộc tập trận chung giữa lực lượng hải quân và không quân nước này ở trên Hoa Đông sẽ là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử, khác xa với các cuộc tập trận truyền thống trước đó, nhằm chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc chiến thật sự.
Cuộc tập trận sắp tới mà Trung Quốc loan báo sẽ khác với các cuộc tập trận truyền thống, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu thực sự của quân đội.
Không quân và hải quân sẽ lần đầu tiên tổ chức một cộc tập trận không quân chung, đặt binh sỹ nước này trong những cuộc đối đầu thực sự, thay vì những kịch bản đã lên kế hoạch, nhằm nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên Hoa Đông với Nhật vẫn còn âm ỉ.
Theo tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, cuộc tập trận có sự tham gia của một đơn vị không quân thuộc Hạm đội Hoa Đông của hải quân và một đơn vị chiến đấu cơ của lực lượng không quân, thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Các binh sỹ sẽ tiến hành các cuộc đối đầu trực tiếp và sẽ có sự tham gia của chiến đấu cơ thế hệ thứ ba của Trung Quốc, loại được sử dụng rộng rãi trên đất liền.
Tờ báo không cho biết chi tiết về vị trí và thời gian của cuộc tập trận.
Tập trận nhằm phá vỡ rào cản giữa các nhánh khác nhau của PLA và sẽ mở đường cho các cuộc tập trận hỗn hợp thường xuyên hơn nữa, tờ báo cho hay.
Bài báo cũng nhận định cuộc tập trận cho thấy đây là hình thức thử nghiệm và nâng cao khả năng chiến đấu của các lực lượng trong quân đội.
"Tập trận quân sự của Trung Quốc trước thường có kịch bản đã soạn sẵn giữa "quân đỏ" và "quân xanh", kẻ thù. Dĩ nhiên "quân đỏ" sẽ thắng", nhà phân tích quân sự ở Ma Cao Antony Wong Dong cho hay. "Những cuộc tập trận không quân như kế hoạch mới này rất phổ biến ở Mỹ. Nhưng Trung Quốc đã bị bỏ xa".
Vì vậy sự chuyển hướng trong các cuộc tập trận này phản ánh chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, người thường xuyên kêu gọi tập trận quân sự cần phải giống chiến trận thật hơn nữa.
"Phi công Trung Quốc không ở trong một cuộc chiến thật trong suốt nhiều năm qua. Họ đã có những giờ bay rất dài, chủ yếu là trình diễn, nhưng kỹ năng chiến đấu của họ lại rất yếu", tướng về hưu Xu Guangyu cho biết. "Khi căng thẳng leo thang mới tập luyện sẽ là quá muộn".
Wong cho biết đơn vị chiến đấu cơ tham gia tập trận chắc chắn thuộc quân khu Nam Kinh và cuộc tập trận nhiều khả năng diễn ra trên Hoa Đông. "Chắc chắn cuộc tập trận là lời cảnh báo tới Nhật, và thậm chí là Mỹ", ông cho hay.
Hồi cuối tháng 7, một loạt chuyến bay ở các sân bay chính tại miền đông Trung Quốc đã bị trễ giờ khi PLA tiến hành đợt tập trận ở ngoài khơi bờ đông nam nước này.
Trung Anh
Theo SCMP
Lầu Năm Góc: Không quân Trung Quốc hiện đại hóa với quy mô chưa từng có "Không quân TQ đang hiện đại hóa với quy mô chưa từng có và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các lực lượng không quân phương Tây"- Báo cáo của BQP Mỹ viết. Bản báo cáo thường niên dài 96 trang về năng lực quốc phòng Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên quốc hội hôm qua đã cho thấy...