Số lượng phó giáo sư tăng đột biến: Có phải “chạy vét”?
PV đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước về xét tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm nay.
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Theo đó, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước.
Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước vừa thông báo danh sách các ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm 2017. Vậy đạt chuẩn và được công nhận chức danh GS, PGS khác nhau như thế nào, thưa ông?
- Đạt chuẩn, tức là so với các tiêu chuẩn đặt ra thì đây là các ứng viên đã đạt được.
Chuẩn bao gồm điểm nghiên cứu khoa học, thâm niên giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh và h ọc viên cao học, những giải hưởng, cống hiến trên thực tiễn.
Khi những ứng viên này đã đạt chuẩn, họ sẽ được công nhận là đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Bộ trưởng GD-ĐT – Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước sẽ ký quyết định công nhận và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Sau đó, khi về các cơ sở giáo dục đại học, thủ trưởng đơn vị sẽ bổ nhiệm và có quyết định bổ nhiệm cho những người đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo nhu cầu thực tiễn ở đơn vị.
Số lượng ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm 2017 tăng đột biến so với năm trước. Điều này được lý giải ra sao, thưa ông?
- Năm nay có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Trong năm 2016 số người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư là 702 người. Như vậy, số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn năm trước là 534 người.
Như vậy, số lượng của năm nay tăng khoảng 60% so với năm trước. Có 2 nguyên nhân cho việc này.
Thứ nhất, năm nay ngày hết hạn nộp hồ sơ lùi lại nửa năm (năm nay 5/1), theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên… cũng được lùi lại nửa năm. Sở dĩ có việc chậm lại này là do Hội đồng dự định chờ thực hiện theo quy định mới nhưng chưa xong, nên quay lại thực hiện theo quy định hiện hành.
Số lượng GS, PGS được công nhận chức danh qua các năm.
Video đang HOT
Nguyên nhân thứ hai, năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS, nên tâm lý chung của các ứng viên mong muốn mình đi về “chuyến tàu cuối”. Và “chuyến tàu cuối này” mang số hiệu 174 – (Quyết định 174).
Do đó, năm nay, sự gia tăng số lượng ứng viên vừa do yếu tố tâm lý, vừa do họ có thêm thời gian để làm hồ sơ.
Vậy thì những ứng viên lên “chuyến tàu cuối” có chất lượng ra sao?
- Điều đáng mừng là năm nay, chất lượng GS, PGS cao hơn hẳn các năm trước. Số các bài báo công bố quốc tế ở ISI và Scopus tăng lên.
Độ tuổi trung bình của ứng viên giảm xuống. Ví dụ: Tuổi trung bình của GS năm 2016 là 55 thì năm nay tuổi trung bình của các GS 53.
Ngoại ngữ tiếng Anh của các ứng viên tăng lên rõ rệt, vì nhiều người đã được cử đi học nước ngoài theo Đề án 911 và có sự phối hợp, hợp tác với nước ngoài… Những điều này giúp việc đào tạo, trao đổi bằng tiếng Anh và công bố quốc tế được thuận lợi hơn với các ứng viên.
Một điểm mới nữa là tỷ lệ GS, PGS đối với nữ tăng lên 28 -29%, trong khi trước đây chỉ 25%.
Số lượng ứng viên đạt chuẩn GS, PGS của Hà Nội và TP.HCM cũng tăng hơn năm trước.
Đặc biệt, năm nay có 1 phụ nữ Dân tộc Nùng được công nhận đạt chuẩn PGS thuộc Hội đồng Quân sự.
Tỷ lệ số lượng ứng viên đang giảng dạy được công nhận GS, PGS tăng lên, số thỉnh giảng giảm đi…
Như vậy, có thể dự kiến năm sau số lượng ứng viên có khả năng sụt giảm đột biến do đã cạn nguồn?
- Số lượng ứng viên năm sau chắc chắn giảm xuống, vì thười hạn nộp hồ sơ sẽ không kéo dài như năm nay nữa, và việc áp dụng quy định mới chắc chắn sẽ khiến các ứng viên tiềm năng phải xem xét.
Trước việc số lượng ứng viên đạt chuẩn tăng đột biến như năm nay, bản thân ông có suy nghĩ gì?
- Đó chỉ là do các yếu tố khách quan thôi. Còn chất lượng tân GS, PGS vẫn được đảm bảo.
Theo Ngân Anh (Vietnamnet)
Bệnh viện nhan nhản bảng phân biệt khám giáo sư, phó giáo sư
Nắm bắt được nhu cầu "khám giáo sư" của một bộ phận người dân mà hiện tại Viện Da liễu Trung ương có hẳn một khu nhà mới xây dựng "Khu Khám bệnh theo yêu cầu giáo sư, phó giáo sư".
Bảng biển giá "khám giáo sư" và "khám phó giáo sư" tại BV Da liễu Trung ương
Thời gian gần đây, nhiều người xôn xao trước các biển "khám giáo sư" hay "khám phó giáo sư" trưng ở một số bệnh viện. Có ý kiến bày tỏ: "Khám chữa bệnh mà cũng phân biệt "giáo sư" với "phó giáo sư", sao khám chữa bệnh mà cũng biến tướng lạ lùng vậy?"
Bên cạnh đó, có người còn lạ lẫm đặt câu hỏi: Ở bệnh viện thường có 2 hình thức khám thường và khám dịch vụ (tức khám nhanh hơn, nhiều phòng có bác sĩ nhiều hơn) riêng hình thức "khám giáo sư", "khám phó giáo sư" thì chưa thấy bao giờ. Sao lại có kiểu lạ như vậy?
Đắt gấp 3 lần khám thường, "khám giáo sư" vẫn "hot"
Theo ghi nhận của phóng viên ngày 26/12, tại Hà Nội, một số bệnh viện lớn hiện nay bên cạnh việc khám thường và khám dịch vụ còn phân biệt giữa khám giáo sư (giáo sư khám) và khám bác sỹ (bác sĩ khám).
Mặc dù khám giáo sư người bệnh phải bỏ ra chi phí "chát" hơn rất nhiều với khám bác sỹ nhưng họ vẫn cố chen cho bằng được.
Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn khám giáo sư? Phần đông người đến khám đều trả lời vì được người quen giới thiệu hoặc vì tin tưởng vào học hàm của người khám, nghĩ giáo sư sẽ giỏi hơn bác sỹ vì kinh nghiệm nhiều, hiểu biết rộng.
Nắm bắt được nhu cầu khám giáo sư của một bộ phận người dân mà hiện tại Viện Da liễu Trung ương có hẳn một khu nhà mới xây dựng "Khu Khám bệnh theo yêu cầu giáo sư, phó giáo sư".
Theo đó, người bệnh có nhu cầu có thể đến đặt số thứ tự hoặc gọi điện thoại trước để đặt lịch khám các với giáo sư, phó giáo sư. Nếu khám trong giờ hành chính, phí khám giáo sư là 350.000 đồng, phó giáo sư là 250.000 đồng, còn khám dịch vụ thông thường chi phí là 100.000 đồng. Nếu khám ngoài giờ hành chính, chi phí là 500.000 đồng với giáo sư, 300.000 đồng với phó giáo sư và 150.000 đồng khám theo dịch vụ thông thường.
Mặc dù giá cao như vậy, nhưng đến 10h sáng, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã hết số khám giáo sư.
Theo một nhân viên ghi số thứ tự đăng ký khám, mỗi buổi, giáo sư chỉ khám 50 người còn phó giáo sư khám 250 người. Nếu muốn khám giáo sư phải đến thật sớm mới có số. Vì thế, rất nhiều người đành ngậm ngùi ra về, đợi đến chiều "săn" cho bằng được số để khám giáo sư.
Bảng phân biệt "khám giáo sư" và "khám phó giáo sư" tại BV Da liễu Trung ương
Anh Nguyễn Văn Hưng, Hà Nội cho biết, anh bị viêm da, khám mấy nơi mỗi bác sỹ kê một đơn nên kết quả điều trị bệnh không khả quan. Do vậy, anh đến bệnh viện Da liễu Trung ương đăng ký khám giáo sư với chi phí 350.000 đồng.
"Đến 9 giờ sáng, hết số khám, tôi đành phải vạ vật ở bệnh viện đợi đến buổi sau đăng ký bằng được khám giáo sư", anh Hưng nói.
Chị Nguyễn Thị Hoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho con đi khám viêm da cơ địa tại Viện Da liễu Trung ương nói, khám giáo sư với chi phí đắt gấp 3 lần so với khám dịch vụ thông thường song chất lượng cũng không khác nhau là mấy.
"Giáo sư cũng xem rồi sau đó kê một loạt khoảng 5- 6 loại thuốc, giống như những lần khám trước đó tôi khám bác sĩ bình thường", chị Hoa chia sẻ.
Theo ghi nhận của phóng viên, phân biệt khám giáo sư, phó giáo sư không chỉ ở Bệnh viện Da liễu Trung ương mà còn có ở Bệnh viện Tim Hà Nội, phí khám giáo sư là 600.000 đồng; Bệnh viện Mắt Trung ương phí khám giáo sư ở mức 300.000 đồng...
Tuy vậy, nhiều bệnh nhân vẫn mong mỏi khám giáo sư, sau khi mục sở thị giáo sư khám thì họ thốt lên: "Khám giáo sư cũng không khác khám bác sỹ. Khám giáo sư vẫn phải dựa vào kết quả xét nghiệm, chụp chiếu...", chị Xuân (Thanh Hóa) nói.
Nhiều người phản ánh, khám giáo sư chất lượng không những chưa tương xứng với chi phí bỏ ra mà đôi lúc bệnh nhân còn mua sự bực mình đó là thái độ kênh kiệu của một số giáo sư khi thăm khám cho bệnh nhân.
Lo ngại giáo sư "giấy"
Hiện dư luận cũng có nhiều ý kiến trái chiều về việc khám giáo sư chất lượng có thật sự khác biệt hay không? Liệu rằng có sự phân biệt đẳng cấp trong ngành Y hiện nay hay không khi mà các bác sỹ có học hàm thì mức thù lao cho mỗi lượt khám lại cao đến vậy?
Bàn về vấn đề này, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những người có hàm học vị cao như giáo sư, phó giáo sư có nhiều người hiểu biết, kiến thức chuyên môn sâu, có uy tín nên bẹnh nhân muốn được thăm khám phải bỏ chi phí nhiều hơn là đúng.
Ngoài ra, nhiều giáo sư là những người làm quản lý về hưu, bệnh viện muốn sử dụng chất xám của họ, mời họ về nên bắt buộc phải bỏ nhiều tiền hơn nên tiền khám dịch vụ mà người dân phải trả nhiều hơn là điều hợp lý. Tuy nhiên, không ít phòng khám chữa bệnh lại mời các giáo sư không đúng với chuyên môn hoặc giáo sư "giấy" gây thiệt hại cho người bệnh. Do vậy, việc một số cơ sở y tế chỉ căn cứ vào chức danh giáo sư để thu tiền bệnh nhân cao là chưa phù hợp.
Qua thực tế khám bệnh nhiều năm, vị bác sỹ này nhận thấy: "Những bác sỹ nào lăn lộn với bệnh nhân, đọc sách nhiều hơn, khám có chất lượng hơn hẳn những giáo sư "giấy".
Đồng quan điểm, một bác sỹ đang công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn cũng cho rằng, cần phân biệt giữa khám chuyên gia và khám chung. Khám chuyên gia có thể thu tiền cao hơn khám chung, song khám chuyên gia không nhất thiết là giáo sư, tiến sỹ, cứ bác sỹ nào giỏi thì được gọi là chuyên gia. Giáo sư, tiến sỹ nếu có trình độ nên phục vụ cho mục đích nghiên cứu giảng dạy.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Tổng chủ biên chương trình giáo dục mới bật mí về thay đổi môn học Chiều nay, 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới xung quanh vấn đề này. Thực hiện nền giáo...