Số lượng nữ Thống đốc bang tại Mỹ đạt mốc cao kỷ lục
Với việc bà Kelly Ayotte sẽ đảm nhiệm chức vụ Thống đốc bang New Hampshire vào năm sau, nước Mỹ đã thiết lập nên kỷ lục mới với 13 phụ nữ giữ cương vị cao nhất của bang, xô đổ kỷ lục với 12 phụ nữ mới được thiết lập năm 2023.
Bà Kelly Ayotte trong chiến dịch tranh cử Thống đốc bang New Hampshire, Mỹ. Nguồn: X
Chức thống đốc bang được đán.h giá có ảnh hưởng lớn đến nền chính trị nước Mỹ, định hình chính sách của bang. Với kinh nghiệm tích lũy và một bản “lý lịch ấn tượng” khi làm thống đốc bang sẽ là cơ hội không nhỏ để những người này có thể tiến xa hơn và giữ những trọng trách cao hơn trong nền chính trị Mỹ.
Từng có nhiều thống đốc bang là nữ giới đứng trước các cơ hội để thăng tiến cao hơn. Gần đây, bà Gretchen Whitmer, Thống đốc bang Michigan từng được xem là ứng cử viên tiềm năng của đảng Dân chủ cho chức tổng thống sau khi ông Biden rút lui khỏi cuộc đua tranh cử. Tiếp đó, bà Kristi Noem, Thống đốc bang Suoth Dakota cũng từng chạy đua cho vị trí “cấp phó” của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tại Mỹ có một số bang có “bề dày” trong việc bầu phụ nữ làm thống đốc bang. Trong đó tại bang New Hampshire, việc đán.h bại ứng cử cùng giới tính của đảng Dân chủ Joyce Craig – cựu Thị trưởng thành phố Manchester, cựu Thượng nghị sĩ Ayotte sẽ trở thành người phụ nữ thứ 3 giữ cương vị thống đốc của bang này vào năm tới. Khi bà Ayotte tuyên thệ nhậm chức, nước Mỹ sẽ có 5 người phụ nữ của đảng Cộng hòa và 8 người phụ nữ của đảng Dân chủ cùng giữ chức thống đốc bang – một kỷ lục chưa từng được thiết lập.
Tuy nhiên theo thống kê, đến nay vẫn còn 18 bang tại Mỹ chưa từng có phụ nữ giữ chức thống đốc. Bà Kelly Dittmar – Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Rutgers về phụ nữ và chính trị Mỹ cho biết: “Đây là một khía cạnh khác của giới lãnh đạo chính trị, nơi phụ nữ vẫn tiếp tục chưa được đán.h giá đúng mức”. Bà đán.h giá việc phụ nữ giữ chức thống đốc bang là động lực quan trọng để thúc đẩy vấn đề bình đẳng trong giới lãnh đạo điều hành cấp cao.
Bà cũng cho biết hầu hết các cử tri có xu hướng bỏ phiếu dựa trên lòng trung thành với đảng và hệ tư tưởng hơn là vấn đề giới tính. Tuy nhiên, các ứng cử viên nữ thường phải đối mặt với nhiều “sự để ý” hơn với nam giới về các vấn đề về như trí tuệ, ngoại hình và thậm chí cả lịch sử hẹn hò.
Ngoài ra, bà nhận định thật không phải khi kết luận thất bại của bà Kamala Harris trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua là do vấn đề giới tính. Tuy nhiên sẽ là không đúng khi không thừa nhận vấn đề giới tính, chủng tộc có ảnh hưởng đã ảnh hưởng đến chiến dịch của bà Harris. Các vị trí điều hành, đặc biệt là chức vụ tổng thống thường đi liền với định kiến là nam giới – điều mà phụ nữ phải rất nỗ lực hơn nữa để vượt qua.
Đường về Nhà Trắng của ông Donald Trump
Chiến thắng của ông Donald Trump trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ khép lại giai đoạn tranh cử đầy những biến động của ứng viên đảng Cộng hòa.
Những rắc rối pháp lý, các phát ngôn tranh cãi, tất cả đều đã không ngăn được ông Donald Trump cầm tấm vé trở lại Nhà Trắng sau 4 năm. Ở tuổ.i 78, ông sẽ trở thành tổng thống lớn tuổ.i nhất lịch sử Mỹ tuyên thệ nhậm chức, cũng như là người thứ 2 có 2 nhiệm kỳ tổng thống không liên tiếp.
Nhiều biến số
Lần tranh cử thứ 3 của ông Trump được đán.h giá sôi động và không ít biến động. Ông không còn là gương mặt mới như khi tranh cử cách đây 8 năm, thời điểm ông mới bước chân vào chính trường với tư cách một doanh nhân, ngôi sao truyền hình và không có nhiều vốn liếng chính trị.
Ông Donald Trump đã đắc cử tổng thống Mỹ như thế nào?
Khi đó, nhiều người không đán.h giá cao khả năng thành công của ông. Tuy nhiên, chính sự mới mẻ và cách thức vận động độc đáo đã thu hút sự ủng hộ của cử tri vào năm 2016, đặc biệt với việc ông rất thích sử dụng mạng xã hội Twitter (nay là X) để gửi đi thông điệp đến người dân.
Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, đán.h bại bà Hillary Clinton. Tuy nhiên, ông để thua ứng viên Dân chủ Joe Biden trong cuộc đua năm 2020. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump còn kết thúc với việc ông trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ bị luận tội 2 lần.
Ông Donald Trump bị á.m sá.t hụt khi mít tinh tại bang Pennsylvania ngày 13.7. ẢNH: REUTERS
Kể từ khi chính thức tuyên bố tái tranh cử vào tháng 11.2022, ông Trump lần lượt đối diện với các vụ truy tố hình sự, cũng là cựu tổng thống đầu tiên bị kết tội hình sự. Trên chặng đường tranh cử, ngày 13.7, nước Mỹ một phen rúng động với thông tin ông Trump là mục tiêu của vụ á.m sá.t, khi đang có buổi mít tinh tại bang Pennsylvania. Tay sún.g Thomas Matthew Crooks đã bắ.n 8 phát đạn vào buổi vận động, với một viên bay sượt qua ông Trump trong gang tấc, khiến ông bị thương ở tai. Hình ảnh tai ông lấm má.u, trong khi ông được nhân viên Mật vụ Mỹ bảo vệ, giương tay hô hào với những người ủng hộ là điểm nhấn có thể còn được nhắc lại sau này.
Công tố viên đặc biệt có động thái mới về hai vụ kiện chống ông Trump
Ông còn bị á.m sá.t hụt thêm một lần vào ngày 15.9 khi chơi golf ở Florida. Sự ủng hộ của cử tri cho ông Trump tăng cao sau vụ việc ở Pennsylvania và giới quan sát dự báo về một chiến thắng rõ ràng nếu đối thủ của ông Trump là Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, người đã lộ nhiều điểm yếu. Khi bà Kamala Harris lên thay ông Biden tranh cử và thu hút làn sóng ủng hộ đông đảo, nhiều thách thức mới đã đặt ra cho đường tranh cử của ông Trump, song cựu tổng thống là người đón niềm vui sau cùng.
Sức ảnh hưởng lớn
Từ khi bị cáo buộc kích động bạo loạn tại Đồi Capitol đầu năm 2021, đến các rắc rối pháp lý khác, những điều có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của bất kỳ chính khách nào. Song, kết quả ngày 6.11 cho thấy ông Donald Trump vẫn có được số đông cử tri trung thành, ngoài ra không thể không xét đến bộ phận cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa nói chung và nhóm người bất mãn với 4 năm nhiệm kỳ của chính quyền Biden - Harris đã bỏ phiếu cho ông Trump.
Sức ảnh hưởng của ông Trump còn được thể hiện rõ khi tranh cử tổng thống 2024, với việc tỷ lệ ủng hộ ông bỏ xa các ứng viên trong nội bộ đảng Cộng hòa, dù không tham gia bất kỳ lần bầu cử sơ bộ nào. Theo tờ Politico, chiến thắng của ông Trump đã củng cố quyền lực của ông đối với đảng Cộng hòa trong gần một thập niên, với lập trường chuyển đổi đảng theo hướng đa dạng sắc tộc hơn, tiếp cận giai cấp công nhân, trong khi vẫn giữ những giá trị truyền thống.
Chiến thắng của ông Trump có ý nghĩa gì với thế giới?
Ngoài những lập trường cốt lõi ông đưa ra năm nay tương tự năm 2016 bao gồm giảm thuế, áp thuế với hàng hóa nước ngoài, và siết chặt nhập cư, ông khẳng định sẽ phủ quyết lệnh cấm phá thai toàn quốc. Ông còn tuyên bố trong một buổi vận động rằng "sẽ bảo vệ phụ nữ, dù họ có thích hay không". Chiến dịch tranh cử của ông năm nay bao gồm hạn chế xuất hiện tại các hãng truyền thông truyền thống, thay vào đó đẩy mạnh các buổi phỏng vấn trực tuyến. Ông còn kêu gọi cử tri bỏ phiếu sớm qua thư, điều mà ông từng ch.ỉ tríc.h kịch liệt cách đây 4 năm. Những thay đổi trên đều góp phần đưa ông trở lại Nhà Trắng.
Lãnh đạo cấp cao VN chúc mừng ông Donald Trump
Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, ngày 7.11, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Lãnh đạo cấp cao VN khẳng định VN coi Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và tin tưởng rằng với nền tảng vững chắc đã được gây dựng bởi nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước trong gần 3 thập niên qua, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ nhất cũng như nhiệm kỳ mới, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả, bền vững, vì lợi ích và mong muốn của nhân dân hai nước và vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Cùng ngày, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng đã gửi điện mừng tới Phó tổng thống đắc cử James David Vance.
Bà Harris nhận thua
Phát biểu tại Đại học Howard thuộc Washington D.C ngày 6.11 (giờ địa phương), Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thừa nhận đã thua ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, đồng thời nhấn mạnh sẽ tham gia vào một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình. Phó tổng thống Harris cũng kêu gọi những người ủng hộ bà không nên bỏ cuộc. Bên cạnh đó, vị phó tổng thống cho biết bà đã gọi điện chúc mừng chiến thắng của ông Trump.
Ông Steven Cheung, lãnh đạo chiến dịch tranh cử của ông Trump, xác nhận bà Harris đã gọi điện để chúc mừng vị tổng thống đắc cử. "Ông Trump công nhận sự mạnh mẽ, chuyên nghiệp và quyết liệt của bà Harris xuyên suốt chiến dịch tranh cử. Hai nhà lãnh đạo thống nhất về tầm quan trọng của việc đoàn kết đất nước", theo Reuters dẫn lời ông Cheung.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi và chúc mừng ông Trump. Theo Nhà Trắng, trong các cuộc điện đàm, ông Biden đã cam kết đảm bảo quá trình chuyển giao diễn ra suôn sẻ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nỗ lực đoàn kết đất nước. Ông Biden cũng đã mời ông Trump đến Nhà Trắng và các công việc liên quan sẽ được triển khai trong thời gian tới. Ông Biden cũng gọi điện và chúc mừng Phó tổng thống Harris về chiến dịch tranh cử lịch sử của bà.
Cựu Tổng thống Barack Obama cũng chúc mừng ông Trump về chiến thắng tranh cử, đồng thời lưu ý về tầm quan trọng của việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 Cựu Tổng thống Donald Trump đã tái đắc cử để quay lại làm chủ nhân Nhà Trắng một lần nữa, liệu chính sách của Mỹ trong thời gian tới sẽ như thế nào? Trước mắt, giới quan sát đang hướng mắt về kế hoạch bộ máy sắp tới của ông Trump. Nhiều ý kiến của các chuyên gia về chính trị Mỹ ở...