Số lượng người siêu giàu ở châu Á giảm nhiều nhất thế giới
Báo cáo của công ty dữ liệu Altrata cho thấy số người siêu giàu của châu Á đã giảm khoảng 10,9% trong năm ngoái, đánh dấu mức giảm lớn nhất trên thế giới.
Thành phố Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Kênh CNBC trích dẫn bản báo cáo nêu rõ: “Số người siêu giàu của châu Á đã giảm 11% vào năm 2022, nhiều nhất so với bất kỳ khu vực nào, xuống còn 108.370 người’.
Altrata chỉ ra những nguyên nhân đằng sau xu hướng giảm trên gồm: lệnh phong tỏa nghiêm ngặt thời COVID-19 của Trung Quốc, cuộc chiến ở Ukraine cũng như chuỗi cung ứng khu vực bị gián đoạn.
Công ty dữ liệu toàn cầu trên lưu ý rằng các thị trường thiên về công nghệ như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) phải chịu gánh nặng từ hoạt động xuất khẩu và tiêu dùng vốn bị ảnh hưởng do chiến tranh.
Theo nghiên cứu, những cá nhân có tài sản ròng cực cao (UHNW) là những người sở hữu hơn 30 triệu USD.
Và tổng tài sản ròng của dân số siêu giàu ở châu Á là 12,13 nghìn tỷ USD. Con số này ở châu Âu là 11,73 nghìn tỷ USD.
Châu Âu ghi nhận tỷ lệ sụt giảm mạnh thứ hai theo khu vực, với mức giảm 7,1% xuống còn 100.850 người siêu giàu. Báo cáo cho biết “tác động trực tiếp” từ chiến dịch quan sự của Nga tại Ukraine là rất đáng kể.
Những cú sốc lạm phát bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu đã làm tăng tâm lý lo ngại rủi ro, cũng như sự gián đoạn của chuỗi cung ứng đều làm “bốc hơi” tài sản của giới siêu giàu.
Báo cáo cho thấy Bắc Mỹ, thị trường siêu giàu lớn nhất thế giới với tổng tài sản ròng là 16,47 nghìn tỷ USD, đã giảm 4% xuống còn 142.990 cá nhân.
Phần lớn sự sụt giảm tại khu vực này là do chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed bắt đầu chiến dịch tăng lãi suất từ tháng 3/2022, khi lạm phát tăng lên mức cao kỷ lục của 40 năm.
Ngược lại, Trung Đông, Mỹ Latinh và Caribe đều chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về số người siêu giàu. Trung Đông ghi nhận mức tăng dân số siêu giàu là 15,7% – phần lớn là do giá hàng hóa tăng đột biến, trong khi Mỹ Latinh và Caribe chứng kiến mức tăng 17,5%.
Trong số 10 địa điểm tập trung người có tài sản ròng cực cao được Altrata trích dẫn, chỉ có Ấn Độ ghi nhận sự gia tăng số lượng các cá nhân này.
Altrata nhấn mạnh: “Ấn Độ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2022, điều này đã củng cố mức tăng 3% dân số UHNW của nước này”. Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7,8% trong quý tháng 2, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong một năm.
Trên toàn cầu, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã giảm hơn 5,4% – mức giảm hàng năm đầu tiên trong 4 năm.
Altrata cho biết: “Lạm phát gia tăng đã kích hoạt chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ”. Công ty phân tích dữ liệu này đồng thời cho biết thêm rằng điều đó dẫn đến việc đánh giá lại rủi ro và lợi nhuận trên thị trường vốn.
Bất chấp những biến động gần đây, Altrata dự đoán số lượng người siêu giàu trên toàn cầu sẽ tăng trong 5 năm tới, từ 395.070 lên 528.100, chủ yếu nhờ khu vực châu Á. Dự báo Bắc Mỹ cũng sẽ duy trì vị thế là khu vực siêu giàu hàng đầu thế giới.
Thêm gần 68 triệu người rơi vào tình trạng nghèo cùng cực
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm qua công bố một báo cáo mới ước tính đến năm 2022 có khoảng 155,2 triệu người ở châu Á và Thái Bình Dương sống trong tình trạng nghèo cùng cực.
Con số trên nhiều hơn 67,8 triệu người so với mức nếu không có đại dịch Covid-19 và tình trạng chi phí sinh hoạt tăng do lạm phát.
Nghèo cùng cực được định nghĩa là sống với mức thu nhập dưới 2,15 USD (51.500 đồng)/ngày, dựa trên giá cả năm 2017 và đã được điều chỉnh theo sức mua và lạm phát, theo thông cáo báo chí được đăng trên trang web của ADB.
Bà mẹ cõng con nhỏ chờ lấy thực phẩm cứu trợ ở Ethiopia năm 2021. Ảnh REUTERS
Để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng, các chính phủ ở châu Á và Thái Bình Dương có thể tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và tăng cường hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, các chính phủ có thể cải thiện khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ tài chính, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và thúc đẩy đổi mới công nghệ cũng như phát triển nguồn nhân lực, theo báo cáo.
Lạm phát phi mã, bếp ăn mót đồ thừa nấu cho người nghèo ở Argentina
Dầu Nga vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nền kinh tế lớn châu Á Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP Kênh RT trích dẫn dữ liệu từ Báo cáo Thị trường Dầu mỏ mới nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 11/8 cho thấy Nga vẫn là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất sang Ấn Độ và...