Số lượng lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần tăng đột biến vì Covid?
Trong 3 tháng đầu năm 2021, số lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng nhanh, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020…
Nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ mất cơ hội hưởng lương hưu. Ảnh minh họa.
Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, nhiều lao động nghỉ việc, mất việc đã lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần. Điều này đồng nghĩa khi đến tuổi nghỉ hưu họ sẽ không có thu nhập hằng tháng từ lương hưu và không được cấp thẻ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già.
LAO ĐỘNG NHẬN BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN TIẾP TỤC TĂNG NHANH
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số lao động nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang có xu hướng gia tăng qua các năm, giai đoạn 2016-2020 có tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 9%.
Riêng trong 3 tháng đầu năm 2021, số lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng nhanh, với 226.503 người, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Một số địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao như: Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng…
Việc người lao động đăng ký nhận bảo hiểm xã hội một lần, tự mình rời khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội là thực trạng đáng lo ngại. Nhận bảo hiểm xã hội một lần chỉ mang lại cho người lao động lợi ích trước mắt nhưng không lường hết được những nguy cơ sẽ đánh mất nhiều quyền lợi lâu dài.
Video đang HOT
Nguyên nhân của tình trạng trên theo lý giải của cơ quan bảo hiểm xã hội chủ yếu là do tác động của dịch bệnh Covid-19, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc. Đến nay, người lao động đã nghỉ việc đủ 12 tháng nên làm thủ tục đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần với mong muốn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống hiện tại.
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận nhỏ người lao động chưa hình thành thói quen lúc trẻ đóng bảo hiểm xã hội để khi về già có lương hưu.
Số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho thấy, giai đoạn 2016-2019, người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu thuộc nhóm lao động trẻ tuổi và tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước.
Độ tuổi có số người nghỉ hưởng nhiều nhất là từ 26 – 29 tuổi, bình quân tuổi nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bao gồm cả trường hợp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu tăng dần từ 32,5 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019.
Còn theo thời gian nghỉ chờ hưởng lương hưu, trong giai đoạn 2016-2019, người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là những người lao động sau 1 năm nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội, trung bình chiếm khoảng 97%.
“CHƯA ĐẾN TUỔI NGHỈ HƯU ĐÃ TIÊU HẾT TIỀN DƯỠNG GIÀ”
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đánh giá, việc người lao động đăng ký nhận bảo hiểm xã hội một lần, tự mình rời khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội là thực trạng đáng lo ngại. Nhận bảo hiểm xã hội một lần chỉ mang lại cho người lao động lợi ích trước mắt nhưng không lường hết được những nguy cơ sẽ đánh mất nhiều quyền lợi lâu dài của bản thân.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói rằng cảm thấy rất “tiếc nuối” khi người lao động lựa chọn phương án nhận bảo hiểm xã hội một lần, thay vì lựa chọn bảo lưu thời gian đã đóng và đợi có điều kiện tiếp tục tham gia, tích lũy để hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động.
Theo ông Thọ, khi nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ thiệt thòi rất nhiều, bởi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Đến khi về già, không được hưởng lương hưu, phải sống phụ thuộc vào con cháu và xã hội.
Người lao động cần cân nhắc kỹ, không nên quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà nên bảo lưu thời gian đóng. Khi có điều kiện, người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện.
“Nếu không may bị bệnh, không có thẻ bảo hiểm y tế, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh, nằm viện thời gian dài, có thể phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội”, ông Thọ phân tích.
Chưa kể có những người đang hưởng lương hưu khi qua đời, nếu có thân nhân đủ điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Trên thực tế, đã có những người cha, mẹ, vợ, chồng, con được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng vài chục năm sau khi con, vợ/chồng, bố/mẹ của họ qua đời.
“Như vậy, nếu so với hưởng lương hưu thì nhận bảo hiểm xã hội một lần là rất thiệt thòi cho người lao động. Vì người tham gia bảo hiểm xã hội khi hưởng lương hưu được hưởng rất nhiều quyền lợi. Thực tế cho thấy, chính lương hưu mới là chỗ dựa vững chắc cho người lao động khi về già, khi không còn khả năng để lao động tạo thu nhập”, ông Thọ cho biết.
Nhấn mạnh lại việc nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi, ông Thọ cho rằng người lao động không nên vì cái lợi trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già. Theo ông, nếu cùng một thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Trước những thực tế trên, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến nghị người lao động cần cân nhắc kỹ, không nên quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà nên bảo lưu thời gian đóng.
Khi có điều kiện, người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện, để có điều kiện tự đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi về già, hết tuổi lao động.
Đề xuất phương án giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho hơn 10.200 lao động cấp xã
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa đề xuất phương án giải quyết vướng mắc trong thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho Phó chỉ huy trưởng Quân sự xã, Phó trưởng Công an xã và người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã.
Hơn 10.200 đối tượng là Phó chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an xã và người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã bị vướng quyền lợi bảo hiểm xã hội
Trước những vướng mắc về quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã, Phó trưởng Công an xã và người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã tồn tại từ nhiều năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị phương án giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay có hơn 10.200 đối tượng là Phó chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an xã và người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa được hưởng đủ chế độ do những thay đổi của Luật Bảo hiểm xã hội.
Để giải quyết những vướng mắc đó, Bảo hiểm xã hội đề xuất, đối với các chức danh là Phó chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Phó trưởng Công an cấp xã có thời gian làm việc từ tháng 11/2003 đến nay, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện hoặc được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động do UBND cấp xã ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tiền lương làm căn cứ đóng là mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì cho phép được giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội nếu đủ điều kiện hoặc bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phương án đảm bảo khả thi trong tổ chức thực hiện do căn cứ pháp lý thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và sát với nhu cầu của thực tiễn (bảo vệ quyền lợi theo nguyện vọng của người lao động), giải quyết triệt để những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với Phó chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Phó trưởng Công an cấp xã và người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã).
Tăng mức hỗ trợ để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ tăng mức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhất là người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo. Người dân đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Thuận Châu. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN Thực...