Sò lông dạt trắng bờ biển Hà Tĩnh
Vào tháng 11 âm lịch hàng năm, mỗi khi biển động, sò lông thường bị sóng cuốn vào bờ biển Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Người dân dễ dàng ra bờ biển vớt về bán.
Hai ngày qua, tại bờ biển Quỳnh Viên (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), nhiều tấn sò lông bị sóng đánh dạt vào bờ.
Từ sáng sớm, nhiều người dân đã tập trung ở đoạn bờ biển dài khoảng 200 m ở xã Thạch Hải để vớt sò lông.
Theo kinh nghiệm của dân địa phương, sau mỗi đợt biển động hay gió mùa, sò thường quấn dưới cát và bị sóng đẩy dạt vào bờ.
Bà Hoàng Mai (trú xã Thạch Hải) cho hay, do số lượng sò lông năm nay sóng cuốn vào nhiều, người dân có thể vớt bằng chậu thau, bao tải. Các năm trước đây, sò dạt vào ít, dụng cụ vớt phổ biến là vợt nhỏ.
Lớp sò lông chất dày khoảng 6 cm dọc bờ biển.
Video đang HOT
Một gia đình 4-5 người mỗi ngày đi vớt được khoảng 5 tạ sò lông, sau đó được đem về làm thức ăn, bán cho các nhà hàng.
Nụ cười thu hoạch sò lông.
Người dân chuẩn bị sẵn củi và nồi để luộc sò ngay tại bờ biển.
Đãi vỏ sò.
Sò lông có vị ngọt đậm đà. Trong nhà hàng thường dùng ruột sò nấu cháo, hoặc xào với sả, nướng sa tế.
Mỗi cân sò nguyên vỏ có giá dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg; sò đã làm sạch, lấy ruột bán có thể được giá 30.000-50.000/kg.
Đức Hùng
Theo VNE
Ẩu đả sau cuộc họp chia tiền đền bù, hơn 300 người vây trụ sở xã
Vây trụ sở xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ sáng đến tối để yêu cầu giải thích sự việc xô xát giữa trưởng thôn và bảo vệ chợ với dân, song khi được chính quyền giải thích đó là sự hiểu nhầm, hàng trăm người dân đã rút về.
Sáng 10/12, UBND xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo xã và các trưởng thôn đánh giá, chuẩn bị cho việc cấp phát tiền đền bù sự cố môi trường biển do công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Trụ sở UBND xã Thạch Lạc. Ảnh: Đức Hùng
Ông Dương Kim Mậu, Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc cho biết, sau khi kết thúc cuộc họp, một số người dân đã vào phòng họp, phân vân lý do tại sao không được nhận tiền đền bù. Lãnh đạo xã sau đó đã mời vài trường hợp ngồi lại để phân tích kỹ từng đối tượng, điểm kiểm kê lĩnh tiền.
Trong lúc đang họp bàn, do mâu thuẫn trong nói chuyện về việc đền bù, xóm trưởng xóm Bắc Lạc và một nam bảo vệ chợ Chùa (hợp đồng với xã) đã ẩu đả. Hậu quả khiến anh Trần Văn Rô (trú xã Thạch Lạc) bị thương, phải nhập viện.
Hơn 300 người dân tập trung "vây" trụ sở, yêu cầu lãnh đạo xã giao người đánh anh Trần Văn Rô ra để giải trình. Ảnh: Đức Hùng
"Sau xô xát, hơn 300 người cho rằng người của chính quyền đánh dân nên tập trung tại trụ sở xã, đòi đưa bảo vệ của chợ Chùa ra giải thích", ông Mậu nói.
17h, người dân vẫn tập trung tại trụ sở UBND xã Thạch Lạc phản đối việc đánh người. "Chúng tôi muốn lãnh đạo xã giao người đã đánh anh Rô ra giải trình tại sao hành xử như vậy", một người dân nói.
Công an huyện Thạch Hà đã huy động nhiều chiến sĩ tới hiện trường, đồng thời bắc loa thông báo đề nghị bà con bình tĩnh, không gây mất an ninh trật tự.
Lãnh đạo công an huyện Thạch Hà đã phát loa khuyên bà con tránh kích động, nên ngồi lại đối thoại với chính quyền. Ảnh: Đức Hùng
Sáng 11/12, ông Trần Việt Hà, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết, do bà con hiểu nhầm việc cán bộ xã đánh dân nên xảy ra việc tụ tập, thực ra đây là cuộc ẩu đả của những người dân. Tới 19h hôm qua, tất cả đã giải tán khỏi trụ sở xã Thạch Lạc.
"Ở góc độ xô xát, cơ quan công an sẽ điều tra. Về việc đền bù sự cố môi trường, chính quyền sẽ tuyên truyền, vận động người dân hiểu các quy định nhà nước, xác định đối tượng kê khai, rà soát những trường hợp tạm thời chưa được chi trả trong đợt này để đảm bảo lợi ích cho họ", Chánh văn phòng huyện Thạch Hà Đoàn Tiến Đạt nói.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn vào tháng 4 từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận xả chất thải chưa qua xử lý ra biển làm hải sản chết hàng loạt và bồi thường 500 triệu USD.
Xã Thạch Lạc có hơn 1.000 người bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Theo danh sách ban đầu, xã được cấp phát hơn 36 tỷ để chi trả, trung bình mỗi hộ dân lĩnh từ 20 triệu đến 200 triệu đồng tiền đền bù.
"Xã đã kê khai đầy đủ những trường hợp đủ điều kiện hưởng đền bù, song có nhiều người dân đòi hỏi kê khai cả người đang lao động ở nước ngoài, sinh viên vào diện đền bù... Khi chưa được chấp thuận thì họ phản đối", Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc nói.
Theo dự kiến, chiều 12/12, xã Thạch Lạc sẽ chi trả tiền đền bù đợt đầu tiên cho bà con.
Đức Hùng
Theo VNE
Bí quyết từ vận dụng quản lý cộng đồng Tại hội thảo về dự án "Vận dụng kinh nghiệm quản lý cộng đồng trong xây dựng NTM" vừa được Văn phòng điều phối NTM T.Ư tổ chức tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh Văn phòng cho rằng thành công lớn nhất của dự án là đã hoàn thiện chính sách mới dựa trên nền tảng cộng đồng, theo nguyên...