Sợ loạn, Trung Quốc thắt chặt kiểm soát không gian mạng
Chính quyền Bắc Kinh hôm thứ Năm đã kêu gọi tăng cường kiểm soát không gian mạng trước bối cảnh các thách thức an ninh ngày càng tăng do sự phát triển của internet, báo Ming Pao đưa tin.
Một số nhà hoạt động phản đối việc thắt chặt kiểm soát không gian mạng tại Trung Quốc
Trong bức thư chúc mừng gửi đến Hội nghị Internet thế giới lần thứ nhất diễn ra tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng cộng đồng quốc tế cần nhanh chóng đối phó với các thử thách mới đặt ra bởi internet liên quan đến “chủ quyền, an ninh và phát triển lợi ích quốc gia”, đồng thời tăng cường hợp tác nhằm duy trì tình hình an ninh mạng theo nguyên tắc tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.
Hội nghị Internet Quốc tế sẽ kéo dài trong 3 ngày dưới sự tài trợ của Cơ quan quản lý không gian ảo Trung Quốc và chính quyền tỉnh Chiết Giang, thảo luận về vấn đề quản trị internet toàn cầu, internet di động, thương mại điện tử xuyên quốc gia, an ninh mạng và khủng bố.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trung Quốc Mã Khải cho rằng internet như con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng cách nó có thể trở thành Alibaba của Mã Vân (ông chủ tập đoàn Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc) hay biến thành Pandora, một chiếc hộp bí ẩn trong thần thoại Hy lạp chứa đựng những đều bất hạnh. Do đó, ông kêu gọi các nước hợp tác để chống lại tội phạm và khủng bố an ninh mạng.
Trung Quốc trước đó đã tiến hành kiểm soát không gian mạng và quyền truy cập internet của công dân nước này, bao gồm cả việc kiểm duyệt nội dung trực tuyến. Các trang mạng lớn như Facebook, Google hay Twitter đều bị chặn tại Trung Quốc.
Hành động này của Bắc Kinh đã gặp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế, khi nhiều người cho rằng việc cố gắng kiểm duyệt internet của Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do truy cập trực tuyến của mỗi công dân.
“Việc Bắc Kinh đẩy mạnh các quy tắc internet tại Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do truy cập trực tuyến của mỗi cá nhân,” William Nee, một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, 7 nhà hoạt động kêu gọi tự do đã bị bắt vào hôm thứ Tư khi tham gia biểu tình bên ngoài hội trường của hội nghị nhằm yêu cầu chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh cấm truy cập Google, Facebook, Twitter, Youtube và nhiều trang web nước ngoài khác.
Theo Một Thế Giới
Mặt trận không gian mạng của IS
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang chiếm ưu thế không chỉ trên thực địa mà còn trên cả mặt trận không gian mạng với nhiều thủ đoạn tuyên truyền.
Đăng tải video
Mục đích trước tiên chúng hướng đến đó là vinh danh những "chiến sĩ tử vì đạo", những phần tử bỏ mạng trong các trận chiến, nhằm tuyển mộ chiến binh mới. Tổ chức này thường xuyên đăng các đoạn phim bạo lực ngắn, được khắc họa bằng nhiều hình ảnh biếm họa lố lăng cùng nhiều cảnh chiến đấu, giết người, như thể tất cả chỉ là trò chơi với chúng vậy.
Vào tháng 5, chúng đã ra một video tên "Le choc des épées IV" (tạm dịch "Sự xung đột giữa các tay kiếm IV") quay cảnh chúng kiểm soát thành phố, ngay trước khi triển khai các cuộc tấn công quy mô lớn vào Iraq.
Và chúng lại đẩy chiến lược truyền thông lên một tầm cao mới khi đăng tải đoạn quảng cáo phim "Flames of War" (tạm dịch "Ngọn lửa chiến tranh") vào ngày 19/9. Bộ phim dài khoảng 55 phút, được dựng bằng nhiều kỹ thuật hiện đại, với mục đích ca ngợi các chiến thắng, đồng thời đe dọa khán giả phương Tây và tuyển mộ các phần tử thánh chiến.
Mới đây nhất, ngày 27/10, IS đã đăng tải lên mạng đoạn video kéo dài 5 phút ghi lại cảnh phóng viên nhiếp ảnh - con tin người Anh John Cantlie đang đi giữa đống đổ nát của thị trấn Kobani (Syria) và cảnh báo cuộc chiến tại đây sắp đi đến hồi kết.
Hình ảnh John Cantlie trong đoạn video
John Cantlie bị bắt làm con tin vào tháng 11/2012 trong khi đang tác nghiệp tại Syria. Trong đoạn phim trên, khác với những con tin của IS, "phát ngôn viên" Cantlie không mặc trang phục màu cam mà mặc quần áo bình thường, thông báo phiến quân hiện nay đang kiểm soát phần lớn Kobani, mặc cho máy bay của liên quân vẫn đang dội bom xuống thành phố này.
Các video tuyên truyền lấy danh nghĩa là phóng sự của nhà báo đang được IS đăng tải trên mạng ngày càng nhiều. Nhóm khủng bố này đang triển khai một chiến lược truyền thông bài bản - một trong những vũ khí mạnh nhất của chúng với nhiều mục tiêu được theo đuổi
Để thực hiện được các đoạn phim như vậy, IS đã đầu tư xây dựng một công ty truyền thông riêng từ nhiều năm nay, có tên Al-Furquan Media Production. Phần lớn nội dung sẽ có thuyết minh hay phụ đề tiếng anh, nhằm kêu gọi nhiều người nước ngoài gia nhập tổ chức. Có thể thấy nhóm khủng bố này đang triển khai một chiến lược truyền thông nghiêm túc, bài bản, phục vụ cho kế hoạch dài hạn.
Mục đích tiếp theo mà chúng nhắm đến là để răn đe những "kẻ dị giáo", cảnh báo rằng họ sẽ không có kết cục tốt đẹp. Và xa hơn nữa, chúng muốn gây áp lực lên các nhà ngoại giao phương Tây. Đó là lý do vì sao chúng đăng tải toàn bộ các video hành quyết con tin. Các mục tiêu mà chúng hướng đến không phải ngẫu nhiên: IS muốn công khai việc giết các nhà báo hay các nhà hoạt động vì nhân quyền bởi điều đó gây tác động lớn tới công chúng.
Video hành quyết đầu tiên là của nhà báo Mỹ James Foley vào ngày 19/8, là khởi nguồn cho những chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Tiếp theo là cảnh hành quyết phóng viên Mỹ Steven Sotloff vào 2/9 và các nhà hoạt động nhân đạo Anh David Haines (13/9) và Alan Henning (3/10).
Lần nào cũng vậy, trong clip là hình ảnh tên đao phủ trong trang phục đen, cầm dao, nói tiếng Anh với các nhà lãnh đạo phương Tây (Barack Obama và David Cameron), còn con tin thì trong trang phụ màu cam để gợi nhắc lại những kẻ bị bắt giữ tại nhà tù Guantanamo, phải quỳ và bị giết một cách lạnh lùng ghê rợn.
Tận dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội
Nhóm khủng bố này trước tiên khuyến khích các thành viên đăng tải những hình ảnh lên Facebook, Twitter và Instagram để truyền bá tư tưởng. Tuy nhiên, do nhiều phần tử không thận trọng khi đăng ảnh, đã để lộ địa điểm tổ chức nên chúng đã phổ biến cách sử dụng Twitter và cách xóa các siêu dữ liệu. Theo báo Financial Times, chúng cũng khuyên các binh lính của mình nên tránh đăng tải nhiều ảnh hay quảng cáo trên các mạng xã hội.
IS đã từng tài trợ cho Diaspora - mạng xã hội mã nguồn mở, giúp tránh bị khóa tài khoản như Twitter nhưng mạng xã hội này hoạt động không mấy hiệu quả do đa số mọi người sử dụng Facebook. Một cuộc họp quốc tế nhằm "thảo luận các biện pháp chống lại những chiêu trò truyền thông của IS cũng như các hoạt động trực tuyến của chúng" đã được tổ chức vào ngày 27/10 tại Koweit.
Phát biểu khai mạc các cuộc thảo luận tại Thủ đô Kuwait City của Kuwait, với sự tham dự của đại diện các nước trong liên minh chống IS nhằm tìm biện pháp ngăn chặn hoạt động của IS trên internet, Đặc phái viên Mỹ John Allen, hiện đang điều hành chiến dịch chống IS cho biết, IS đã và đang phát động cuộc chiến trên không gian mạng nhằm khuếch trương thanh thế của tổ chức này một cách khủng khiếp. Theo ông Allen, môi trường trực tuyến chính là nơi để IS "tuyển mộ và làm tha hóa người vô tội".
Phát hành cả...tạp chí
Một bước đi khác trong chiến lược truyền bá tư tưởng đó là tạo ra các sản phẩm tuyền thông mị dân.
Từ tháng 7, chúng đã xuất bản tạp chí trực tuyến bằng tiếng Anh với độ dài hơn 50 trang, có tên "Dabiq" để ca tụng các chiến thắng của mình, vẽ ra cuộc sốn sung túc được nhà nước hỗ trợ mọi mặt nhằm lôi kéo tầng lớp thanh niên hồi giáo cực đoan phương Tây tới Syrie...Chúng cũng tuyên bố sẽ "hồi sinh chế độ nô lệ" trong số tạp chí cuối khi đề cập tới việc bắt cóc phụ nữ và trẻ em Yazidis, miền Bắc Iraq.
Bên cạnh đó, IS vẫn ưu tiên tìm kiếm các nhà báo phương tây để phục vụ các mục đích của mình. Bằng chứng là các phần tử thánh chiến đã cho phép một nhà báo của kênh truyền hình Vice News để quay phim về sự ra đời của "Vương quốc Hồi giáo" với điều kiện quay phim ngặt nghèo.
Chúng còn đặt ra các mật mã cho phép nhà báo đi lại tại 11 điểm, nơi mà chúng muốn họ ghi hình lại, tại vùng Deir ez-Zor (Syria). Đặc biệt là quay lại cảnh người dân thề trung thành với lãnh đạo tối cao Abou Bakr Al-Baghadi (người thành lập IS).
Washington đã thiết lập một liên minh gồm các quốc gia phương Tây và Arab để đối phó với IS. Liên minh này thực hiện nhiều đợt không kích nhằm vào IS ở Iraq và Syria, hỗ trợ các lực lượng bản địa, trong đó có quân đội Iraq, phe đối lập ở Syria cùng người Kurd, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của IS. Nhưng để thực sự tiêu diệt được tổ chức khủng bố này, theo Đặc phái viên Mỹ John Allen, "cần chống lại sự hiện diện của chúng trên mạng, phủ nhận tính hợp pháp trong thông điệp chúng gửi tới những người trẻ tuổi dễ bị kích động".
Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Quan hệ Công chúng và Đối ngoại công của Mỹ - ông Richard Stengel cho rằng, cần thiết lập "một liên minh thông tin song song với liên minh quân sự" chống IS.
Theo Năng Lượng Mới
Một loạt website tin tức tại Việt Nam hoạt động chập chờn Sau sự cố diễn ra từ sáng 13/10, hiện một số trang web của VCCorp và các site đối tác do công ty này quản trị vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn. Thiệt hại được ước tính lên đến hàng tỷ đồng. Đầu tuần này, người sử dụng Internet tại Việt Nam không xem được nội dung trên một loạt trang thông...