Số lính dự bị Israel giảm mạnh vì kiệt quệ trong cuộc chiến dài hơi
Các nguồn tin cho biết chỉ có 75% đến 85% quân dự bị có mặt để làm nhiệm vụ trong những tuần gần đây, thay vì hơn 100% như thời điểm giao tranh bắt đầu nổ ra cách đây hơn 1 năm.
Binh lính của Lữ đoàn dù dự bị 646 hoạt động ở miền Nam Liban tháng 10/2024. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Israel
Tờ The Times of Israel ngày 11/11 đưa tin tỷ lệ quân dự bị tham gia làm nhiệm vụ đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây so với thời điểm bắt đầu chiến tranh.
Trước đó, sau khi Israel triển khai chiến dịch tấn công vào Dải Gaza, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết hơn 100% quân dự bị được gọi đi làm nhiệm vụ đã có mặt, đưa quân số lên tổng cộng gần 300.000 quân dự bị, đánh dấu đợt triệu tập quân dự bị lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Israel.
Tại một số đơn vị, tỷ lệ tham gia đạt tới 150%, với nhiều quân dự bị có mặt để làm nhiệm vụ mặc dù không nhận được lệnh chính thức.
Tuy nhiên, đến những tuần gần đây, tỷ lệ quân dự bị tham gia trong các đơn vị đang chiến đấu ở Liban và Dải Gaza dao động trong khoảng từ 75% đến 85%.
Theo các nguồn tin quốc phòng, xu hướng suy giảm này là do quân dự bị kiệt sức sau hơn một năm chiến tranh, cùng tinh thần chán nản khi phải xa gia đình trong thời gian dài, mất việc làm hoặc lỡ dở việc học.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, giới quan sát còn chỉ ra việc các binh sĩ dự bị bất mãn nguyên do xuất phát từ việc quân đội Israel không tuyển được binh sĩ từ cộng đồng Do Thái chính thống Haredi.
Sau cuộc tập kích của lực lượng phong trào Hồi giáo Hamas vào miền Nam Israel khiến 1.200 người thiệt mạng và 251 người khác bị bắt làm con tin, Israel đã tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn vào vùng đất bị phong toả của người Palestine như một động thái đáp trả. Tiếp đến, các cuộc giao tranh ở biên giới phía Bắc với Liban bắt đầu ngay sau đó và gia tăng đáng kể trong những tháng gần đây. Các cuộc giao tranh đã kéo dài hơn 1 năm và chưa có dấu hiệu dừng lại do các bên tham chiến đều không chịu nhượng bộ và đẩy các cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn rơi vào thế bế tắc.
Trước tình cảnh trên, IDF đã tìm cách mở rộng quân số và kéo dài thời gian nghĩa vụ quân sự bắt buộc để lính dự bị không bị kéo dài thời gian làm nhiệm vụ.
Đàn ông Do Thái Haredi biểu tình phản đối nghĩa vụ quân sự bắt buộc bên ngoài Trung tâm chiêu mộ IDF ở Jerusalem tháng 10/2024. Ảnh: Times of Israel
Quân đội cho biết hiện tại họ cần khoảng 10.000 binh lính mới, chủ yếu là quân chiến đấu, nhưng chỉ có thể tiếp nhận thêm 3.000 người Do Thái Haredi trong năm nay. Nhóm này nằm ngoài khoảng 1.800 binh lính Haredi đã được tuyển dụng hàng năm. Tranh cãi về cộng đồng Do Thái Haredi phục vụ trong quân đội là một trong những tranh cãi phổ biến nhất ở Israel. Chính phủ và tư pháp Israel đã mất nhiều thập kỷ nỗ lực để giải quyết vấn đề này song họ không bao giờ đạt được một giải pháp ổn định. Giới lãnh đạo tôn giáo và chính trị Haredi phản đối quyết liệt mọi nỗ lực tuyển mộ những người trẻ tuổi của cộng đồng mình. Nhiều người Haredi nói rằng nghĩa vụ quân sự không phù hợp với lối sống của họ và lo sợ rằng những người nhập ngũ sẽ bị thế tục hóa.
Tuy nhiên, những người Israel thuộc cộng đồng khác phục vụ trong quân ngũ cho biết việc miễn trừ nghĩa vụ kéo dài hàng thập kỷ đối với người Haredi đã gây gánh nặng không công bằng cho họ, đặc biệt là trong cuộc chiến hiện tại tại Dải Gaza khi ít nhất 780 binh lính đã thiệt mạng và khoảng 300.000 công dân được triệu tập vào lực lượng dự bị. Năm ngoái, theo thống kê, 63.000 nam giới Haredi đủ điều kiện để phục vụ trong quân đội.
Hamas cân nhắc chuyển trụ sở chính trị từ Qatar sang Iraq
Hồi tháng 5, chính phủ Iraq đã phê chuẩn việc mở một văn phòng của lực lượng phong trào Hồi giáo Hamas tại Baghdad.
Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh trong cuộc họp báo tại Doha, Qatar ngày 20/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên được báo The National có trụ sở tại Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đưa ngày 24/6.
Chuyên gia quân sự Yury Lyamin đánh giá khả năng chuyển trụ sở lãnh đạo chính trị của Hamas từ Qatar sang Iraq có thể là một động thái phản ứng trước sức ép ngày càng tăng mà Doha đang phải đối mặt từ Washington trong các cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Gaza.
"Giới lãnh đạo Mỹ đang tìm cách gây sức ép đối với Qatar để tác động lên ban lãnh đạo chính trị Hamas và buộc nhóm này phải đồng ý với những điều khoản mơ hồ về một thỏa thuận ngừng bắn với Israel. Do đó, Hamas đang xem xét một địa điểm dự phòng nếu Qatar phải chịu một sức ép quá lớn", ông Yuri - hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) - lý giải.
Bài báo cũng đề cập Iraq dự kiến đảm bảo an toàn cho các nhà lãnh đạo Hamas và văn phòng của họ ở Baghdad. Các cuộc thảo luận về việc di dời trụ sở được cho là đã diễn ra vào tháng trước giữa thủ lĩnh chính trị của Hamas, Ismail Haniyeh, và đại diện của chính phủ Iraq, Iran. Ông Haniyeh cũng thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al Sudani. Ngoài ra, Hamas gần đây đã thành lập một văn phòng chính trị ở Baghdad do quan chức cấp cao Mohammed Al Hafy đứng đầu.
Về phần mình, Hamas dường như phủ nhận mọi thông tin di dời trụ sở. Trong một thông báo trên tài khoản Telegram, Izzat Al-Rishq - thành viên văn phòng chính trị của Hamas - nêu rõ: "Những thông tin cho rằng Hamas có kế hoạch rời Qatar và tới Iraq là không đúng sự thật".
Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia quân sự Yury, động thái chuyển trụ sở chính trị của Hamas sang Iraq không phải là một điều bất lợi với nhóm này.
Chuyên gia này cho biết chính quyền Iraq có thể đóng vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán với Mỹ và các nước phương Tây khác. Khác với Qatar, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Iran, Mỹ sẽ không thể gây sức ép quá nhiều lên chính quyền Iraq.
"Song, điều này có thể kéo theo một rủi ro khác. Israel có thể tìm cách thực hiện các cuộc không kích nhằm vào giới lãnh đạo Hamas trên lãnh thổ Iraq. Nếu như ở Qatar, sẽ không có mối đe doạ kiểu như vậy", ông Yury lưu ý.
Chuyên gia còn nói thêm hiện tại, các quyết định quan trọng trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza không xoay quanh vị trí của trụ sở chính trị Hamas đặt ở đâu mà hoàn toàn phụ thuộc vào lập trường của đại diện lãnh đạo nhóm ở Dải Gaza.
Thông tin di dời trụ sở chính trị của Hamas xuất hiện trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza do Mỹ, Ai Cập và Qatar làm trung gian đang bị đình trệ.
Trong cuộc hội đàm với Bộ Ngoại giao Nga tại Moskva, Phó thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo Hamas Moussa Abu Marzouk bày tỏ mong muốn để Nga đóng vai trò là một trong những bên bảo đảm cho thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Ông nhấn mạnh đang không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán liên quan đến thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Hơn nữa, Hamas vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào liên quan đến những sửa đổi mà họ đề xuất cho kế hoạch.
"Những nỗ lực của những người bạn Qatar vẫn đang tiếp tục, họ đang cố gắng phá vỡ thế bế tắc trong tiến trình, nhưng không có tiến triển gì... Chúng tôi đã thực hiện một số thay đổi nhưng Israel không đồng ý", ông Marzouk cho hay.
Hai nhân vật cấp cao của phong trào Jihad Hồi giáo và Hezbollah thiệt mạng Hai nhân vật cấp cao của phong trào Jihad Hồi giáo và Hezbollah thiệt mạng Thứ Hai, 11/11/2024 07:24 | Thế giới Ngày 10/11, quân đội Israel và cơ quan an ninh nội địa nước này Shin Bet tuyên bố Muhammad Abu Sakhil, người chỉ huy các chiến dịch của nhóm vũ trang Jihad Hồi giáo đã thiệt mạng trong cuộc không kích...