Số liệu về bán lẻ chấm dứt chuỗi tăng điểm kỷ lục của chứng khoán Mỹ
Trong phiên giao dịch 17/8, chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đã chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng điểm liên tiếp, sau khi báo cáo về hoạt động bán lẻ tại Mỹ “đào sâu” mối lo ngại về đợt bùng phát trở lại dịch COVID-19 gần đây.
Giao dịch viên làm việc tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng Bảy doanh thu bán lẻ tại Mỹ đã giảm 1,1% so với tháng Sáu. Số liệu này ghi dấu mức giảm mạnh hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích và phần lớn là do doanh số bán ô tô sụt giảm mạnh.
Số liệu gây thất vọng trên đã thúc đẩy hoạt động bán ra trên thị trường chứng khoán, sau khi các chỉ số Dow Jones và S&P 500 liên tiếp lập kỷ lục trong tuần trước. Nhà phân tích Patrick OHare của trang phân tích thị trường chứng khoán Briefing.com (Mỹ) nhận định số liệu về bán lẻ là “cái cớ” để các nhà đầu tư đảo chiều xu hướng tăng điểm của thị trường chứng khoán gần đây.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,8% xuống 35.343,28 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 0,7% xuống 4.448,08 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 0,9% xuống 14.656,18 điểm.
Video đang HOT
Báo cáo về doanh thu bán lẻ được đưa ra khi đà tăng các ca mắc COVID-19 dẫn đến những hạn chế mới ở một số khu vực của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chính sách hạn chế mới sẽ không nghiêm ngặt như đã được áp dụng tại Mỹ hồi năm ngoái.
Một vấn đề khác đang tác động đến tâm lý của giới đầu tư là lo ngại sự bùng phát trở lại dịch COVID-19 tại Trung Quốc và các nước xuất khẩu chủ chốt khác, vốn đang làm trầm trọng thêm các vấn đề trong chuỗi cung ứng, có thể đẩy lạm phát lên cao hơn.
Phiên này, các công ty liên quan đến du lịch đã có một ngày tồi tệ, khi giá cổ phiếu của hãng du thuyền Carnival giảm 3,3%, cổ phiếu của tập đoàn khách sạn Marriott International giảm 2,1% và cổ phiếu của hãng hàng không United Airlines giảm 2,2%.
Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên 17/8, chỉ số VN-Index giảm 0,57% xuống 1.363,09 điểm, còn chỉ số HNX-Index giảm 0,12% xuống 343,11 điểm.
Phố Wall xác lập các mức cao kỷ lục phiên cuối tuần 9/7
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc tuần giao dịch ngắn ngày ở mức cao hơn tuần trước, sau khi phiên giao dịch cuối cùng của tuần này (ngày 9/7) khép lại với mức cao kỷ lục của cả ba chỉ số chính.
Hoạt động tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Kỳ nghỉ lễ quốc khánh Mỹ kéo dài từ cuối tuần trước kết thúc và Phố Wall mở cửa muộn trong tuần này vào ngày 6/7, với các chỉ số tăng giảm trái chiều. Các nhà giao dịch cho biết nhóm cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ dẫn đầu đà giảm trong phiên chiều giữa bối cảnh giá dầu thô đi xuống do nguồn cung thiếu ổn định sau một sự cố khác trong các cuộc đàm phán về sản lượng dầu của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC .
Peter Hanks, chiến lược gia thị trường của công ty giao dịch phái sinh hàng đầu thế giới IG, có trụ sở tại Vương quốc Anh, lưu ý rằng khối lượng giao dịch trong những tháng mùa Hè có xu hướng thấp hơn, khi các kỳ nghỉ và các giải đấu bóng đá lớn có thể đóng vai trò như một "cơn gió ngược" đối với thị trường chứng khoán.
Phiên 7/7, các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng nhẹ sau khi Biên bản cuộc họp chính sách của Fed trong tháng trước thừa nhận rằng lạm phát đã cao hơn dự kiến và ngân hàng trung ương nước này sẽ cần phải chuẩn bị sẵn sàng để rút lại chương trình mua trái phiếu khổng lồ của mình. Tuy nhiên, Fed không đưa ra manh mối về thời điểm khi nào sẽ hành động, cùng với lập trường nhất quán của Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng điều đó sẽ không gây xáo trộn thị trường.
Việc các nhà đầu tư bán ra do sự không chắc chắn về tốc độ phục hồi của kinh tế Mỹ đã khiến thị trường "nhuộm" đỏ trong phiên giao dịch ngày 8/7 trước khi phục hồi mạnh mẽ vào phiên cuối tuần này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/7, cả ba chỉ số chủ chốt của Phố Wall đều leo lên các mức cao kỷ lục mới, phục hồi từ đà sụt giảm trong phiên trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 448,23 điểm (tương đương 1,3%) lên mức cao kỷ lục 34.870,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1,1% lên mức cao mọi thời đại 4.369,55 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1%, lên 14.701,92 điểm, cũng ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục.
Chốt lại tuần này, chỉ số Dow Jones tăng 0,2%, chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq đều tăng mỗi chỉ số 0,4%.
Những cổ phiếu dẫn đầu đà giảm điểm trong ngày 9/7, bao gồm nhóm cổ phiếu ngân hàng và hưởng lợi từ việc tái mở cửa kinh tế, đã khởi sắc vào ngày thứ Sáu. Cổ phiếu Bank of America vọt 3,3%, dẫn đầu đà tăng của nhóm cổ phiếu ngành tài chính. Cổ phiếu Royal Caribbean cộng 3,6% và cổ phiếu Wynn Resorts tiến 2%. Cổ phiếu American Airlines và United Airlines đều tăng hơn 2%.
Đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ lớn đã bị kìm hãm vào phiên cuối tuần, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh mới nhắm vào các hoạt động cạnh tranh của những "đại gia" ngành này.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm điểm trong phiên cuối tuần, dứt chuỗi tăng tám phiên liên tiếp. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu tài chính thuộc S&P 500 tăng 2,9%, đánh dấu mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 1/3.
Các nhà phân tích kỳ vọng tăng trưởng thu nhập của các doanh nghiệp Mỹ thuộc S&P 500 sẽ đạt 65,8% trong quý II/2021, tăng so với dự báo trước đó là tăng trưởng 54%.
Xu hướng mua lại cổ phiếu tại châu Âu tăng mạnh Mùa báo cáo lợi nhuận phá kỷ lục ở châu Âu đã cho thấy sự gia tăng mạnh số công ty sẽ mua lại cổ phiếu của họ, mang đến hy vọng cho các nhà đầu tư về lợi nhuận "kiểu Mỹ" tại một thị trường có truyền thống tập trung vào việc trả cổ tức thay vì mua lại cổ phiếu. Giao...