Số liệu toàn cầu báo động về người trẻ nhiễm Covid-19, Pháp nguy cơ ‘thất thủ’
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người trong độ tuổi 15-24 bị nhiễm virus corona đã tăng gấp ba trong 5 tháng qua.
Reuters dẫn một phân tích của WHO cho thấy, từ 24/2 tới 12/7, có tới 6 triệu người từ 15-24 tuổi bị nhiễm bệnh, tăng từ 4,5% lên 15%. Nguyên nhân của sự tăng vọt này được cho là do người trẻ thường tới câu lạc bộ đem, bãi biển, những nơi vốn tập trung đông người.
Ngoài Mỹ, một số quốc gia khác như Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Nhật, nhiều ca nhiễm mới đều là những người còn trẻ. “Giới trẻ có xu hướng ít thận trọng về việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội”, Neysar Ernst, một quản lý thuộc phòng bảo vệ sinh học của Đại học John Hopkins, Mỹ cho hay.
Công bố số người có kháng thể ở Italia
Nhà chức trách Italia phát hiện, chỉ 2,5% dân số nước này, khoảng 1.482.000 người, có kháng thể Covid-19 dù Italia là một trong số những nước bị tác động mạnh nhất bởi đại dịch ở châu Âu.
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu vừa được công bố hồi đầu tuần này, vùng Lombardy – nơi bị đại dịch Covid-19 tấn công mạnh hất ở Italia, là nơi có số người có kháng thể cao nhất 7,5%. Trong khi đó, hai đảo lớn của Italia là Sicily và Sardina, số người có kháng thể lại thấp nhất, chỉ 0,3%.
Pháp có thể đầu hàng Covid-19
Hội đồng khoa học của chính phủ Pháp cho biết, nước này có nguy cơ không thể kiểm soát được đại dịch Covid-19 và làn sóng lây nhiễm thứ hai nhiều khả năng sẽ diễn ra vào mùa thu hoặc mùa đông. Cơ quan này cho hay, tình hình dịch bệnh ở Pháp hiện vẫn được kiểm soát song rất bấp bênh.
Theo Guardian, cảnh báo trên được đưa ra khi nhà chức trách Pháp đang tìm cách khống chế sự tăng vọt các ca nhiễm mới. Trong ba ngày gần đây nhất, nước này ghi nhận 3.367 ca nhiễm mới và số người phải nằm ở phòng chăm sóc tích cực bắt đầu tăng cao hơn.
Video đang HOT
Thủ tướng Pháp Jean Castex mới đây kêu gọi người dân không nên mất cảnh giác, và mỗi người Pháp đều phải rất thận trọng. Và rằng, cuộc chiến chống virus phụ thuộc vào cộng đồng địa phương, chính quyền cũng như mỗi người dân.
Đức chiến đấu với làn sóng lây nhiễm thứ hai
Đức hiện đang chiến đấu với làn sóng lây nhiễm thứ hai của virus corona và việc người dân coi thường các quy định giãn cách xã hội có nguy cơ làm uổng phí những thắng lợi ban đầu, Susanne Johna – Chủ tịch Marburger Bund – đại diện cho các bác sĩ ở nước này, cho biết.
“Chúng ta đang ở trong làn sóng thứ hai”, bà Johna nói với báo Augsburger Allgemeine. Số ca nhiễm virus ở Đức đã tăng thêm 879, lên tổng số 211.281 trường hợp, thống kê của Viện Robert Koch cho biết.
Virus corona lập kỷ lục lần thứ tư liên tiếp ở Ba Lan
Ba Lan ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày tăng kỷ lục lần thứ tư trong vòng một tuần, 680 trường hợp nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm Covid-29 ở nước này lên 48.149. Hơn 30% số ca nhiễm mới là ở vùng Silesia, miền nam nước này.
Nga đứng thứ 4 thế giới về số ca nhiễm
Nga ghi nhận 5.159 trường hợp mới nhiễm virus corona, nâng tổng số người nhiễm ở nước này lên tới 861.423. Trong 24h qua, có thêm 144 người thiệt mạng vì virus, nâng tổng số ca tử vong lên 14.351.
Tổng thống Mỹ kêu gọi người ủng hộ đeo khẩu trang
Tổng thống Donald Trump đã gửi một lá thư tranh cử, trong đó đưa ra một đề nghị khá lạ tới những người ủng hộ: hãy cân nhắc đeo khẩu trang. Thông thường, thư kiểu này chỉ kêu gọi đóng góp.
Động thái hiếm có này diễn ra sau khi ông Trump đăng một bức ảnh chụp bản thân đeo khẩu trang dù trước đó ông luôn tránh đeo khẩu trang nơi công cộng
Mỗi ngày, Ấn Độ ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm
Trong vòng 24h qua, Ấn Độ phát hiện 52.050 ca nhiễm, 803 ca tử vong vì virus corona, Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình cho biết.
Đây là ngày thứ 6 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm một ngày. Hiện, số ca nhiễm ở Ấn Độ ít nhất là 1.855.745 và số ca tử vong là 38.938.
Thống kê toàn cầu
Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 5/8 (theo giờ Việt Nam), hơn 18,6 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm Covid-19, ít nhất 702.676 trường hợp trong số đó đã tử vong. Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến hơn 11,9 triệu bệnh nhân được chữa khỏi.
WHO hoàn tất nền tảng điều tra nguồn gốc Covid-19
WHO thông báo một nhóm nghiên cứu của họ đã hoàn thành nền tảng cho cuộc điều tra về nguồn gốc động vật và vật chủ trung gian truyền nCoV.
"Một đội chuyên gia gồm hai thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hoàn thành nhiệm vụ kéo dài ba tuần ở Trung Quốc xây dựng nền tảng cho những nỗ lực chung sắp tới nhằm xác định nguồn gốc virus", WHO cho biết trong một tuyên bố. Đội đã "thảo luận sâu rộng với các đối tác Trung Quốc và nhận được cập nhật về các nghiên cứu dịch tễ học, phân tích sinh học và di truyền cùng nghiên cứu về sức khỏe động vật".
Họ cũng "tiến hành các cuộc thảo luận qua video với những nhà khoa học, nhà virus học ở Vũ Hán, Trung Quốc, cũng như giới chức ở Bắc Kinh", WHO nói thêm.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp tại Thụy Sĩ, ngày 3/7. Ảnh: Reuters.
Thông báo được đưa ra sau khi một nhóm chuyên gia tại cuộc họp lần thứ tư của ủy ban khẩn cấp về Covid-19 do WHO triệu tập hôm 31/7 kêu gọi tổ chức này đẩy nhanh cuộc điều tra của họ, vốn được khởi động từ cuối tháng 6.
Ủy ban họp ba tháng một lần nhằm đánh giá xem tình hình dịch có đủ điều kiện để được coi là trường hợp khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng hay không, đồng thời cho lời khuyên tới Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Cuộc họp vừa qua kêu gọi tăng tốc "nghiên cứu về những ẩn số quan trọng còn lại của nCoV, ví dụ như nguồn gốc động vật và các vật chủ trung gian tiềm năng của nó".
Theo Tổng giám đốc Tedros, cuộc họp kết luận rằng Covid-19 hiện vẫn ở mức báo động cao nhất. "Đại dịch là cuộc khủng hoảng y tế của thế kỷ và ảnh hưởng của nó sẽ được cảm nhận trong nhiều thập kỷ tới", ông nói.
Ủy ban khẩn cấp gồm các chuyên gia y tế từ hơn 20 nước, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Pháp và Hàn Quốc. Tìm ra nguồn gốc động vật của virus hiện là ưu tiên hàng đầu khi mà các chuyên gia trên toàn cầu đang tiếp tục nghiên cứu và nỗ lực tìm hiểu về mầm bệnh.
"Chúng ta có thể chiến đấu với virus tốt hơn nếu chúng ta biết mọi thứ về nó, kể cả việc nó bắt đầu như thế nào", Tedros nhấn mạnh hồi cuối tháng 6 khi công bố về cuộc điều tra.
Ngày 7/7 nhóm chuyên gia hai người đến Trung Quốc để thiết lập nền tảng cho cuộc điều tra.
Tuy nhiên, Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho rằng sẽ phải mất hàng tuần nữa thì một đội đầy đủ các chuyên gia mới có thể đặt chân đến Trung Quốc. Họ sẽ phải tuân thủ các quy định cách ly của Trung Quốc trước khi bắt đầu công việc.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 18 triệu ca nhiễm, gần 680.000 ca tử vong.
Trung Quốc cách ly hơn 18.000 người Trung Quốc thông báo hơn 18.000 người đang bị cách ly trên cả nước, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đột biến. Theo thông báo của chính phủ Trung Quốc hôm 30/7, đa số người bị cách ly, khoảng hơn 12.000 người, đang sinh sống ở tỉnh Tân Cương, phía tây đất nước, tâm điểm của đợt bùng phát dịch...