Số liệu sổ đỏ bị giấu ở Đà Nẵng ‘nhảy múa’
Từ hơn 17.000 lô đất tái định cư, con số được HĐND thành phố Đà Nẵng thống nhất lại là 1.367 lô. Trong vụ giấu đất tái định cư, thành phố phải chi ít nhất 36 tỷ đồng cho người dân đi thuê nhà.
Ngày 8/7, kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII tiếp tục “ nóng” câu chuyện “lọt sổ” hơn 17.000 lô đất. Theo báo cáo của Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, qua rà soát 313 dự án, có 1.367 lô đất do 6 đơn vị không thực hiện báo cáo và báo cáo thiếu.
Ông Thơ cho hay, việc thiếu sót trong quản lý tái định cư là vì những năm trước thành phố chưa nhất quán, thay đổi chủ trương qua các giai đoạn, giao quá nhiều đơn vị cùng quản lý đất tái định cư. Tuy nhiên con số ông Thơ đưa ra không được nhiều đại biểu đồng tình. Lý do, trước đó lãnh đạo thành phố thông báo có hơn 17.000 lô đất bị cơ quan chức năng “giấu”.
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng, số liệu lô đất “nhảy múa” là chưa thỏa đáng. Việc thành phố chưa phân công lãnh đạo phụ trách chính thức công tác đền bù giải tỏa và tái định cư là vi phạm pháp luật. “Tôi khẳng định là vi phạm pháp luật. Đất đai là của nhà nước, nhà nước quản lý tại sao lại không có đồng chí lãnh đạo nào chịu trách nhiệm vấn đề này”, ông Bình truy vấn.
Việc lọt sổ hàng nghìn lô đất khiến Đà Nẵng phải chi tiền tỷ từ ngân sách cho các hộ dân tái định cư đi thuê nhà ở. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng kết luận, số đất “lọt sổ” chính xác là 1.367 lô trên 17.700 lô có thực của Đà Nẵng. Có 6 đơn vị báo cáo thiếu và không chính xác là Công ty cổ phần Vật liệu xây lắp và kinh doanh nhà 1.301 lô, Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng 29 lô, Ban giải toả đền bù số một 22 lô, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng Đà Nẵng 8 lô, Trung tâm phát triễn quỹ đất 4 lô, ban quản lý xây dựng số ba 3 lô.
Video đang HOT
Bí thư Đà Nẵng quy trách nhiệm cho Sở Xây dựng và Văn phòng UBND thành phố, trong đó có cả Chủ tịch HĐND. Ngoài việc tách riêng vụ ông Nguyễn Ngôn sang cơ quan công an điều tra hành vi lạm quyền, HĐND Đà Nẵng yêu cầu UBND thành phố rà soát lại trường hợp có cán bộ đã nghỉ hưu, chuyển ra ngoài nếu có sai phạm cũng phải xử lý nghiêm.
Theo ông Thọ, vụ việc đã kết thúc khi thống nhất được số lô đất “lọt sổ” và xử lý nghiêm trách nhiệm của các bên liên quan. “Đây là bài học cho đội ngũ lãnh đạo. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”, ông nói.
Tại kỳ họp, dự án công viên công cộng và bãi đỗ xe ngầm Viễn Đông quy mô hơn 5.000 m2 cũng được đưa ra bàn thảo, vì giao đất không thu tiền từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012 đưa vào sử dụng nhưng không đúng tiến độ. UBND thành phố đã ra quyết định thu hồi nhưng việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng chưa đầy đủ và không kịp thời. Tuy nhiên, thành phố vẫn giữ nguyên chủ trương làm bãi đỗ xe mới, giao Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch lên kế hoạch làm công viên từ nay đến cuối năm 2015.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Quyết tháo dỡ biệt phủ của đại gia vàng
Trong phần thảo luận tại tổ vào sáng ngày 8/7 trong khuôn khổ kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, Chủ tịch TP Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ - cho biết sẽ quyết định tháo dỡ khu biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quang.
Chủ tịch TP Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ - cho hay, việc tháo dỡ khu biệt thự của ông Phan Như Thạch (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) tuy có vất vả nhưng cũng đã êm xuôi.
Khu biệt phủ của ông Ngô Văn Quang ở núi Hải Vân (quận Liên Chiểu)
Riêng đối với vụ việc của ông Ngô Văn Quang (Giám đốc Công ty TNHH vàng Phước Minh, Quảng Nam), sau khi chấp hành quyết định xử phạt của UBND quận Liên Chiểu cũng đã tháo dỡ một phần nhưng sau đó đương sự có gửi đơn kiến nghị đến lãnh đạo TP kể cả gửi đơn tới Bộ TN-MT (sau đó Bộ TN-MT cũng chuyển về TP xem xét, xử lý) xin giữ lại khu biệt phủ để làm du lịch sinh thái, tâm linh.
Theo Chủ tịch TP Đà Nẵng, họ (ông Ngô Văn Quang-PV) kiến nghị thì theo luật thành phố phải xem xét, trả lời. Do đó, lãnh đạo TP đã dành một thời gian để các cơ quan, đơn vị góp ý để rộng đường dư luận.
Chủ tịch TP Đà Nẵng cũng cho rằng, việc tháo dỡ biệt thự của ông Quang không khó. Tuy nhiên, trong sự việc này còn có sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, thậm chí có những vấn đề khuất tất đằng sau đó nữa. "Họ xây dựng trái phép nhưng chính quyền địa phương làm lơ, chỉ lập biên bản qua loa rồi về. Họ thấy êm êm thì làm tới luôn, đến bây giờ thì khu biệt phủ lên đến cả trăm tỷ.", ông Thơ nói.
Chủ tịch TP Đà Nẵng quyết định phá dỡ khu biệt phủ trái phép này
Ông Huỳnh Đức Thơ cũng chia sẻ, dù là tài sản của cá nhân hay của ai cũng là tài sản của xã hội. Vấn đề đặt ra cho chính quyền Đà Nẵng là có thái độ hành xử như thế nào trước khối lượng tài sản lớn như vậy. Do vậy, lãnh đạo TP đã dành một thời gian để suy nghĩ, tìm cách xử lý. Các sở, ban, ngành và UBND TP Đà Nẵng thảo luận về vấn đề này rất nhiều. Đa số ý kiến trong bộ máy chính quyền đề nghị giữ lại, chứ đập sẽ uổng phí.
Cũng theo ông Thơ, lãnh đạo TP chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu nếu không đập thì làm cách gì để không đập mà vẫn giữ nghiêm kỷ cương? Có ý kiến cho biết, một Nghị định của Chính phủ quy định, hướng dẫn về vấn đề xử phạt mà cho tồn tại. Theo đó, phạt tới 50% giá trị tài sản xây dựng trái phép, từ đó sẽ tạo ra sự răn đe. Khu biệt phủ của ông Quang trị giá trên 100 tỷ đồng nhưng phần tháo dỡ mất đi khoảng 26 tỉ, phạt 50% của phần đó là 13 tỷ. Tuy nhiên, thành phố nhìn nhận rằng, sẽ không hợp lí khi chỉ có hơn 2ha đất cằn cỗi trên rừng núi mà phạt tới 13 tỷ, bằng số tiền mua 4 mảnh đất ở thành phố.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng cho biết, hiện nay đang chuẩn bị cho ông Quang một bãi rất lớn cả héc ta mới chứa nổi đồ tháo dỡ của ông ra.
"Chuyện khu biệt phủ của ông Quang coi như kết thúc, không còn gì nữa nhưng chính quyền TP Đà Nẵng cũng rất có trách nhiệm đối với những sai phạm cũng như những tài sản của công dân tạo ra, giải quyết thế nào cho thấu lý đạt tình", ông Thơ phát biểu.
Hủy hợp đồng giao khoán đối với hộ ông Phan Như Thạch Theo đó, Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu thu hồi và hủy bỏ giá trị pháp lý hợp đồng số 01/HĐK ngày 1/4/1997 và số 01b/HĐK ngày 21/9/1997, diện tích 3 ha tại khu vực đồi Chim Chim, tiểu khu 11, phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) do Ban quản lý Rừng đặc dụng Nam Hải Vân trước đây xác lập với bên nhận khoán là ông Phan Như Thạch và bà Vũ Thị Lan Tin, trú đường Yên Bái (quận Hải Châu, Đà Nẵng) do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng (sử dụng rừng và đất giao khoán không đúng mục đích). Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu giao các bộ phận chức năng thuộc Hạt phối hợp các cơ quan chức năng thu hồi hợp đồng số 01/HĐK ngày 1/4/1997 và số 01b/HĐK ngày 21/9/1997 để bàn giao rừng và đất lâm nghiệp cho UBND phường Hòa Hiệp Bắc quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo quyết định số 7280/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND TP Đà Nẵng.
Công Bính
Theo Dantri
Chủ tịch TP Đà Nẵng giải trình vụ "ém" 17.000 lô đất Các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng chất vấn gay gắt lãnh đạo TP về vụ hơn 17.000 lô đất tái định cư bị "ém" trong thời gian dài khiến ngân sách phải bỏ ra hàng chục tỉ mỗi năm để thuê nhà cho người dân trong khi chờ đất tái định cư. Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều ngày 7/7,...