Sợ lây nhiễm Covid-19: Nhiều bạn trẻ phượt xe máy về quê đón tết
Năm nay, sợ lây nhiễm Covid-19, nên nhiều bạn trẻ chọn phương tiện xe máy để đi phượt về quê vui tết, sum họp cùng gia đình.
bạn trẻ đi phượt về quê đón tết . Ảnh CAO KHẨM
Chiều 30 tết, theo ghi nhận của phóng viên, trên tuyến quốc lộ 1A, nhiều nhóm bạn trẻ di chuyển từ TP.HCM, về quê ăn tết. Họ với trang phục kín mít từ đầu đến chân, hành lý được sắp xếp gọn gàng phía trước và sau xe.
Chuyến đi về tỉnh Phú Yên hơn 500 cây số mà Phùng Ngọc Sang (25 tuổi) di chuyển dù gian nan, nhưng anh vô cùng háo hức. Sang nói vì giáp tết anh mua vé xe ở nhiều nơi mà không có, nên anh chọn hình thức về quê bằng xe máy. Đây là lần đầu tiên anh đi phượt về quê, do đó anh đã hỏi thăm nhiều bạn bè đồng hương trên các trang mạng xã hội để có thêm kinh nghiệm trên đường về cho an toàn. Sang biết đi một mình nguy hiểm, nên anh đi theo nhóm hội đồng hương mà anh đã liên hệ trước đó trên các diễn đàn. “Đi mệt đến đâu thì nghỉ đến đó, chỉ mất 12 tiếng là tới nhà rồi”, Sang chia sẻ.
Sáng mùng 1 Tết: Không có ca mắc Covid-19 mới, hơn 129.900 người đang cách ly chống dịch
Tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, trước đó anh Trần Gia Huy (27 tuổi) ngại ra bến xe nơi tập trung đông người nên anh quyết định chọn xe máy di chuyển về quê đón tết. 3 giờ sáng ngày 26 âm lịch, anh xuất phát từ TP.HCM đi về quê Nha Trang. Chuyến đi này, anh đi cùng nhóm bạn học đồng hương. “Chạy xe máy hai người để về quê đón tết, tránh đám đông để khỏi lây nhiễm Covid-19. Hễ ai mệt, buồn ngủ thì thay phiên tay lái, mệt thì nghỉ quán cà phê võng. Khi gặp địa điểm đẹp thì dừng lại ngắm cảnh. Tôi thấy đây là một trải nghiệm đẹp của thời tuổi trẻ”.
Vợ chồng anh Nguyễn Đăng Khôi (45 tuổi), làm công nhân ở tỉnh Bình Dương, chiều 26 tết hai vợ chồng làm xong việc cũng sắp xếp đồ đạc lên xe máy về Vĩnh Long đón tết. Như mọi năm, vợ chồng anh Khôi đều di chuyển bằng xe máy, vì đi xe khách hay bị say xe. Đi xe máy tiện lợi, muốn đi giờ nào thì đi không ràng buộc thời gian. “Song đi xe máy, mọi người cần tuân thủ luật giao thông, đi đúng làn đường, tốc độ, đặc biệt là không uống rượu, bia”, Khôi nhắn nhủ.
Tương tự, anh Võ Văn Tuấn (34 tuổi) cũng chọn xe máy là phương tiện về quê ngày tết. Quê ở tỉnh Đăk Lăk, anh khá lo lắng vì chưa từng đi xe máy đường dài bao giờ. Song tham khảo ý kiến anh em trong các hội phượt được hướng dẫn tận tình nên cũng thử một chuyến. Anh trang bị đầy đủ như mọi người, có cả áo phản quang để đi đêm cho bớt nguy hiểm. 19 giờ tối, anh xuất phát từ Đồng Nai. “Tả tơi sau hơn 10 tiếng đồng hồ bạt mặt với nắng và gió, nhưng mình rất vui vì về đến nhà kịp tết”, Tuấn cho hay.
Không về quê, bạn trẻ rủ nhau đi hiến máu chiều 30 Tết
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều sinh viên, người lao động chọn ở lại Hà Nội thay vì về quê ăn Tết như mọi năm. Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ngày 30 Tết, rất đông người dân đến đăng ký hiến máu tại Viện Huyến học - truyền máu trung ương.
Hoàng Thị Đào (quê Nghệ An) cho biết đây là lần hiến máu thứ 8 nhưng là lần mà Đào cảm thấy ý nghĩa nhất - Ảnh: MAI THƯƠNG
Cầm trên tay tờ đăng ký hiến máu, sau khi điền đầy đủ thông tin và khai báo y tế, Hoàng Thị Đào (quê Nghệ An) đánh dấu vào ô hiến 350ml máu. Đây là lần hiến máu thứ 8 của cô gái 24 tuổi, nhưng với cô, đây là lần ý nghĩa nhất.
"Năm nay vì dịch bệnh nên mình chủ động ở lại Hà Nội đón Tết. Tình hình dịch càng ngày càng diễn biến phức tạp nên mình cũng không muốn về quê, sợ ảnh hưởng tới mọi người. Bạn bè cùng quê mình cũng ở lại, cho nên ngày 30 Tết chúng mình rủ nhau đi hiến máu.
Hi vọng trong những ngày Tết này, những người bệnh sẽ có đủ máu để điều trị. Chúng mình muốn qua hành động này để gửi tới những người bệnh, những người còn kém may mắn hơn chúng mình một sự sẻ chia ấm áp và lời chúc mừng năm mới an lành" - Đào chia sẻ.
Còn với anh Nguyễn Văn Hiệp (Thanh Chương, Nghệ An), đây là lần thứ 19 anh đi hiến máu. Vì hiến máu nhiều nên anh theo dõi lịch hiến máu và biết hôm nay là ngày đủ điều kiện.
"Cứ đến ngày là tôi đi hiến. Nhất là năm nay, dịp Tết mà dịch nên không thể về quê, ngày 30 Tết ở lại Hà Nội cũng không làm gì nên tôi đăng ký hiến tiểu cầu, vì thời gian lấy tiểu cầu lâu hơn và có thể dùng ngay.
Tôi nghĩ hành động hiến máu ngày cuối năm không chỉ là một nghĩa cử đẹp mà còn mang lại may mắn, tài lộc cho mình trong năm mới. Vừa có máu cho người bệnh điều trị mà cả mình có thêm sức khỏe nữa" - anh Hiệp tâm sự trong lúc chờ tới lượt hiến tiểu cầu.
Đặc biệt, không chỉ có các bạn trẻ Việt mà nhiều du khách người nước ngoài cũng đến đăng ký hiến máu tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương trong chiều 30 Tết.
Rohan Nainan Koshy (du khách Ấn Độ), hiện đang làm quản trị truyền thông cho một công ty ở Hà Nội, đến hiến tiểu cầu từ trưa 30 Tết cùng vợ.
"Tôi có theo dõi và được biết đây đang là dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam, dịp này có rất ít người đến hiến máu mà nguồn dự trữ máu đang cạn kiệt. Vì vậy chúng tôi đến đây để mong giúp đỡ người Việt Nam như cái cách mà họ giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình và thân thiện trong thời gian sống ở đây" - vị khách người Ấn Độ tươi cười chia sẻ.
Rohan Nainan Koshy (du khách Ấn Độ) 'khoe' giấy chứng nhận hiến máu sau khi hiến 350ml tiểu cầu - Ảnh: MAI THƯƠNG
TS Bạch Quốc Khánh - viện trưởng Viện Huyết học - truyền máu trung ương (bìa trái) - cũng tham gia hiến máu ngày 30 Tết. Ông cho biết: "Áp lực tiếp nhận và cung cấp máu vào trước, trong và sau Tết luôn là nỗi lo thường trực cho các cơ sở truyền máu. Kỳ nghỉ Tết kéo dài và dịch COVID-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương khiến nỗi lo càng trầm trọng hơn" - Ảnh: MAI THƯƠNG
TS Nguyễn Ngọc Dũng - trưởng khoa tế bào, Viện Huyết học - truyền máu trung ương - cũng tham gia hiến máu chiều 30 Tết - Ảnh: MAI THƯƠNG
Ngày 30 Tết không được về quê sum vầy cùng gia đình, các bạn trẻ chọn việc đi hiến máu như một hành động lan tỏa sự sẻ chia ấm áp - Ảnh: MAI THƯƠNG
Người dân được xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe trước lúc hiến máu - Ảnh: MAI THƯƠNG
Không chỉ có các bạn trẻ mà nhiều người Hà Nội cũng tham gia hiến máu trong ngày 30 Tết và xem đó là hành động cho đi đầy cao đẹp - Ảnh: MAI THƯƠNG
Hoàng Anh Tuân (2002, sinh viên Đại học Thăng Long) cho biết đây là lần hiến máu đầu tiên, bạn đi cùng với mẹ và quyết định đây sẽ là công việc thường niên cho ngày 30 Tết những năm sau - Ảnh: MAI THƯƠNG
Vì diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên người đến hiến máu đều trang bị khẩu trang và ngồi cách xa nhau, đảm bảo phòng chống dịch - Ảnh: MAI THƯƠNG
Để tri ân người hiến máu trong thời điểm rất thiếu máu trước và sau Tết Nguyên đán, Viện Huyết học - truyền máu trung ương đang triển khai gói quà tặng xét nghiệm và lì xì cho người hiến máu trong thời gian từ ngày 3 đến ngày 23-2 - Ảnh: MAI THƯƠNG
Trúng mẻ cá lớn, ngư dân Lý Sơn "rủng rỉnh" đón Tết Những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu, tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn hối hả cập bờ với đầy ắp tôm, cá. Phiên biển cuối năm "trúng" lớn giúp ngư dân Lý Sơn có thu nhập khá đón Tết. Thời điểm này, vũng neo trú tàu thuyền Lý Sơn luôn nhộn nhịp. Tàu đánh bắt xa bờ...