Sợ khủng bố, TQ thu của dân hàng trăm ngàn hộp diêm
Cảnh sát Tân Cương coi diêm là một nguy cơ tiềm tàng và phát động chiến dịch tịch thu rầm rộ.
Trong thời gian gần đây, ở Trung Quốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tấn công bạo lực do các phần tử đòi ly khai ở Tân Cương gây ra, khiến nhà chức trách nước này phải tăng cường tối đa các biện pháp an ninh, kể cả biện pháp tịch thu diêm của người dân.
Hôm 14/7, cảnh sát Kashgar ở khu tự trị Tân Cương cho hay đồn công an huyện Yarkant đã tiêu hủy gần 100.000 hộp diêm mà họ tịch thu từ các cửa hàng, chợ và khách sạn trong khu vực.
Cảnh sát Tân Cương tiêu hủy hàng trăm ngàn hộp diêm của dân
Trong khi đó, đồn công an huyện Yecheng cũng đã phát các loại bật lửa gas cho người dân để đổi lấy hơn 6.000 hộp diêm bị họ tịch thu.
Một cảnh sát ở Kashgar giải thích: “Việc tịch thu hàng trăm ngàn hộp diêm này sẽ giúp chúng tôi tăng cường kiểm soát an ninh công cộng, loại trừ các mối đe dọa an ninh tiềm tàng.”
Còn tại thành phố Changji, cảnh sát thành phố cũng đã tiêu hủy 20.000 hộp diêm để “đảm bảo rằng số diêm này không bị các tổ chức khủng bố các các phần tử cực đoan sử dụng vào mục đích tội phạm.”
Chiến dịch tịch thu diêm rầm rộ của người dân này được cho là nhằm quản lý các sản phẩm nguy hiểm có thể được sử dụng để chế tạo vật liệu nổ.
Tờ Thời báo An ninh của Trung Quốc từng đưa tin khi cảnh sát Korla kiểm tra một khách sạn trong khu vực và phát hiện một hộp diêm trong phòng khách sạn, họ đã chỉ trích chủ khách sạn vì “hành vi nguy hiểm” này và quyết định tịch thu toàn bộ 20 hộp diêm tại đây.
Video đang HOT
Cảnh sát tuần tra ban đêm ở Tân Cương
Tờ báo này cho rằng việc mua bán và sử dụng diêm là bị cấm “theo các quy định hiện hành”, tuy nhiên họ không nói rõ quy định đó được áp dụng ở Korla hay trên toàn khu vực Tân Cương.
Một thông báo được đăng trên website của chính quyền thành phố Aksu (Tân Cương) cho biết bất cứ người dân nào cung cấp thông tin về các mối đe dọa tiềm tàng với xã hội sẽ được thưởng từ từ 500 tới 500.000 nhân dân tệ, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến chất nổ, trong đó có cả việc mua diêm với số lượng lớn.
Một cảnh sát huyện Yecheng cho biết chiến dịch tịch thu diêm này được thực hiện từ chỉ thị của cấp trên, tuy nhiên ông này từ chối nói rõ đó là chỉ thị của ai.
Trước đây, Trung Quốc cũng ra quy định người dân mua xăng lẻ sẽ phải đăng ký thông tin cá nhân với cảnh sát sau một loạt vụ tấn công bạo lực đẫm máu bằng vũ khí thô sơ, chất nổ và xăng xảy ra ở nhiều khu vực khắp cả nước.
Theo Khampha
Trung Quốc: Ẩn số Tân Cương và chính sách 'chuyển lửa ra ngoài'
Một trong những lý giải gần đây cho chính sách của Trung Quốc tại biển Đông là mục tiêu "chuyển lửa ra ngoài", trong số đó có câu chuyện Tân Cương. Hiểu lai lịch câu chuyện này sẽ giúp gợi mở nhiều vấn đề về chính sách của người láng giềng.
Luôn được xem vùng đất của sự bí ẩn, vùng đất nằm ở phía Tây Trung Quốc và chiếm một phần sáu lãnh thổ nước này, đây vốn là một phần của con đường tơ lụa thời cổ đại và đã trở thành cầu nối của Trung Quốc với khu vực Trung Á và Trung Đông trong nhiều thế kỷ trước. Thế nhưng những năm gần đây khu vực này luôn gắn liền với những bất ổn kéo dài liên tục.
Gần đây nhất, ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm vùng này, một vụ nổ lớn xảy ra ở nhà ga tại Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, khiến ít nhất ba người chết và 79 người bị thương. Cuộc tấn công này được coi như một thông điệp đầy thách thức với chính phủ Bắc Kinh vì đây là lại chuyến thăm đầu tiên của ông Tập tới Tân Cương trên cương vị Chủ tịch nước và quan trọng hơn một trong những mục tiêu của chuyến đi là tìm kiếm một sự đồng thuận sự đoàn kết lại bị đáp trả bằng vũ lực.
Trung tâm hay vùng trũng
Năm 1933, quân nổi dậy Turkic ở Tân Cương tuyên bố độc lập và thành lập nhà nước Cộng hòa Đông Turkistan đầu tiên (hoặc Cộng hòa Hồi giáo Đông Turkistan), nhưng một năm sau đó lại được sát nhập vào Trung Quốc. Trong năm 1944, các bộ phận của Tân Cương một lần nữa tuyên bố độc lập, sau đó thành lập nhà nước Cộng hoà Đông Turkistan thứ hai với sự hỗ trợ của Liên Xô.
Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố Tân Cương là một tỉnh của Trung Quốc, là "phần không thể tách rời của nhà nước Trung Hoa thống nhất đa sắc tộc".
Tuy nhiên, sự hiện diện của hai nhà nước Cộng hòa Đông Turkistan là cơ sở lịch sử cho thấy nhu cầu khác của người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương. Tính chiến lược trong địa chính trị của khu vực này ngày càng hiện rõ sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự ra đời của năm quốc gia Trung Á độc lập - Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Sự bất ổn định từ bên ngoài làm tăng tốc những yếu tố bất ổn từ bên trong.
Trong những năm 1990, Bắc Kinh đã quyết định thúc đẩy tăng trưởng của Tân Cương bằng cách tạo ra các khu kinh tế đặc biệt, trợ cấp cho nông dân trồng bông địa phương và tái cấu trúc hệ thống thuế cũng như các công trình cơ sở hạ tầng khác. Tuy vậy, hơn 75% dân số Urumqi (thủ phủ của Tân Cương với hai triệu người) là người Hán. Các sản phẩm hàng hoá xuất phát từ người Hán đã thống trị nền kinh tế địa phương và các nguồn tài nguyên có giá trị ở Tân Cương vô tình đã tạo ra một cảm giác thất vọng, bất mãn trong lòng các dân tộc bản địa.
Sự bấp bênh về kinh tế và bất bình đẳng so với dân di cư người Hán tiếp tục khiến cho mối lo ngại của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ gia tăng. Có thể nhìn thấy rằng, những bất ổn ở khu vực này từ 2009 đến nay, xuất phát từ nỗi sợ hãi không tên này.
Vì những mối ràng buộc về văn hoá giữa tộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và những quốc gia láng giềng xung quanh, Trung Quốc lo sợ rằng các quốc gia này sẽ hỗ trợ cho phong trào ly khai ở đây. Để giữ ổn định, Trung Quốc đã thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải thắt chặt mối quan hệ các nước. Tổ chức hợp tác Thượng Hải được tạo ra để "đảm bảo sự hỗ trợ cho các quốc gia Trung Á" đồng thời "ngăn chặn mối liên kết giữa cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại các quốc gia này và Tân Cương."
Tuy vậy trong một thời gian dài, nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã tìm cách sang Pakistan, Afghanistan và tiếp xúc với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Các quan chức Trung Quốc lo ngại rằng lực lượng này có thể thúc đẩy hoạt động chống phá nhà nước, đó là lý do tại sao họ đã tuyên bố sẽ trừng trị thẳng tay ba "lực lượng chống phá" ở Tân Cương - phong trào ly khai, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Cảnh sát Trung Quốc đứng canh gác ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Ảnh: Reuters
Tìm kiếm sự ổn định
Sau một loạt các vụ bạo động liên quan đến lực lượng Duy Ngô Nhĩ ly khai và các tổ chức Hồi giáo cực đoan trong những năm 1980 và 1990, chính phủ Trung Quốc tìm kiếm sự cân bằng thông qua một chính sách mang tên "ổn định trên hết" ở Tân Cương. Các quan chức đã nhất trí rằng Tân Cương có một "vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng" trong tiến trình phát triển quốc gia. Phát triển sẽ đặt nền tảng các giải pháp cho mọi vấn đề ở khu vực này.
Vào cuối tháng 3/2010, lãnh đạo của 19 tỉnh, thành phố giàu có được gọi đến Bắc Kinh để tham dự một hội nghị cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển của Tân Cương theo mô hình "hỗ trợ kép" bằng cách cung cấp nguồn nhân lực, công nghệ, quản lý và tài chính.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lúc đó yêu cầu đến năm 2015, GDP bình quân đầu người ở Tân Cương phải bắt kịp với mức trung bình của cả nước và thu nhập của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cơ bản phải đạt mức trung bình như các tỉnh phía Tây của đất nước. Trong suốt thời gian này, những tiến bộ "đáng lưu ý" phải được thực hiện trong cơ sở hạ tầng của khu vực, khả năng tự phát triển, đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội.
Các nhà lãnh đạo gặp vấn đề trong việc dự đoán quá trình phát triển kinh tế.
Hiện đại hóa kinh tế sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn vào thành phố. Những người di cư này thường có kì vọng không thực tế.
Trường hợp nhiều người nổi loạn ở Urumqi chủ yếu là thanh thiếu niên đến từ các vùng nông thôn ở phía nam Tân Cương. Các xung đột sắc tộc là một trong những hệ quả của tăng trưởng kinh tế không đồng đều.
"Đoàn kết dân tộc và hoàn thành xây dựng Tân Cương" được lập lại như một khẩu hiệu chính trong chuyến đi của Chủ tịch Tập. Ông khuyến khích học sinh tại một trường tiểu học địa phương là song ngữ, nói cả hai ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ và tiếng phổ thông Trung Quốc.
Dạy trẻ em dân tộc thiểu số nói tiếng Hoa, truyền thông Trung Quốc trích lời Tập Chủ tịch rằng - sẽ "không chỉ làm cho các sinh viên dễ tìm công ăn việc làm trong tương lai, quan trọng hơn, nó sẽ làm cho một đóng góp to lớn đẩy mạnh đoàn kết dân tộc". Tuy nhiên, ông cũng khuyến khích các giáo viên nói tiếng Hoa học tiếng Duy Ngô Nhĩ để giao tiếp tốt hơn với các sinh viên của họ.
Tương lai trong tay ai?
Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc trong việc dẹp yên chủ nghĩa ly khai, một vụ việc nổi bật đáng lo đó là mối liên hệ giữa người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đòi ly khai ở Tân Cương và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo xuyên quốc gia tại Trung Á. Tân Cương có chung biên giới với 5 quốc gia Hồi giáo như: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và Pakistan. Mặc dù các quốc gia này phản đối bất kì phong trào đòi ly khai nào của người Duy Ngô Nhĩ nhưng người dân ở các quốc gia này và ngay cả những người ở Trung Đông đều nhận thấy rằng người Ngô Duy Nhĩ đang gặp khó khăn trong việc thích nghi ngay trên mảnh đất quê hương của mình.
Vấn đề Tân Cương tác động đến tình hình Trung Quốc, Trung Á và thậm chí là cả cho khu vực Á-Âu. Như vậy, mặc dù Tân Cương là một vấn đề nội địa của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh cần có sự góp mặt của các quốc gia như là một cách xử lý đa phương thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
Hiện tại chưa rõ Bắc Kinh sẽ thiết lập một bản sắc dân tộc của Trung Quốc cho những người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo, Phật giáo và một số nhóm khác như thế nào để đạt được sự hòa hợp dân tộc.
Ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi sự giáo dục toàn diện về sự thống nhất dân tộc để giúp đỡ người dân địa phương xác định "quê hương tuyệt vời, đất nước Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc và một con đường phát triển xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc". Mặt khác, ông nói rằng sự lãnh đạo của Đảng sẽ đi kèm với hệ thống hiện có của các khu vực của dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc thúc đẩy hội nhập giữa các nhóm dân tộc khác nhau dựa trên các hệ thống hiện tại vẫn còn là một câu hỏi.
Câu hỏi này chắc chắn sẽ là một "quả bóng" chính sách mà chính quyền Bắc Kinh tiếp tục sử dụng trong các chính sách đối ngoại của mình.
Theo Vietnamnet
TQ: Một trùm tình báo công an đột tử ở Tân Cương Phó Giám đốc tình báo công an TQ chết khi đang thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở Tân Cương. Ngày 6/7, báo chí chính thống Trung Quốc đưa tin một quan chức tình báo cấp cao của nước này đã chết tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Ông Yu Tianhua, Phó Giám đốc Trung tâm...