So kè VinFast VF e34 và Kia Seltos tầm giá 700 triệu đồng
Vinfast VF e34 là mẫu ôtô điện phổ thông đầu tiên bán ra thị trường Việt Nam, đi kèm với nhiều trang bị và công nghệ an toàn. Đây được coi là đối thủ xứng tầm với mẫu xe quốc dân Kia Seltos.
Ngoại thất Vinfast VF e34 và Kia Seltos đều hiện đại, thể thao
Xe mang thiết kế đặc trưng của VinFast với dải đèn LED trước/sau giống trên hai mẫu Lux. Kiểu dáng xe thời trang hơn với nhiều đường cong.
Sở hữu thông số dài, rộng, cao lần lượt 4.300 mm, 1.793 mm, 1.613 mm, với bộ pin lắp dưới sàn xe giúp tối ưu không gian nội thất. Ảnh: Vinfast
VinFast VF e34 trang bị la-zăng 18 inch, cốp sau chỉnh điện, phanh đĩa trước/sau, khoảng sáng gầm 180 mm. Cửa kính trên xe đều điều khiển điện, lên/xuống một chạm.
Ở phía đối diện, mẫu SUV đô thị của Kia có những thay đổi nhỏ về thiết kế khi sử dụng logo mới ở phiên bản 2021.
Ngoài logo, kiểu dáng của Kia Seltos 2021 không có gì thay đổi, kích thước tổng thể vẫn ở mức 4.315 x 1.800 x 1.645 mm (dài x rộng x cao), chiều dài cơ sở 2.630 mm. Khác với hầu hết mẫu SUV đô thị khác, Seltos mang nét thiết kế vuông vức, góc cạnh, phù hợp với thị hiếu người dùng Việt hơn.
Nội thất và trang bị tiện nghi
Khoang lái ôtô điện VF e34 mở ra không gian hoàn toàn khác so với những mẫu xe dùng động cơ đốt trong của hãng xe Việt như Lux A, SA, Fadil.
Một số trang bị nổi bật bên trong mẫu xe này có thể kể đến như đèn chiếu sáng LED, màn hình giải trí 10 inch, màn hình lớn 7 inch sau vô-lăng, điều hoà tự động có cửa gió phía sau, đề nổ bằng nút bấm hay đặc biệt hơn cả là trợ lý ảo Vivi và tính năng quản lý xe thông qua ứng dụng điện thoại.
Video đang HOT
Hệ thống thông tin giải trí trên xe tương thích Apple CarPlay/Android Auto. Âm thanh 6 loa, điều hòa tự động kèm chức năng lọc không khí, cửa gió cho hàng ghế thứ hai, gương chiếu hậu trong xe chống chói, gạt mưa tự động.
Ghế trên VinFast VF e34 kiểu giả da (vinyl). Xe trang bị 2 cổng kết nối USB ở ghế trước và một cổng ở hàng ghế sau. Toàn bộ ghế trên xe chỉnh cơ.
Về phần mình, bên cạnh việc sử dụng logo mới, Seltos 2021 cũng nhận được nhiều nâng cấp về trang bị. Đối với bản cao nhất là 1.6 Premium, Thaco bổ sung thêm hệ thống lọc không khí. Người dùng có thể điều chỉnh hệ thống này thông qua màn hình giải trí trung tâm với 5 chế độ.
Hàng ghế trước được trang bị chức năng làm mát 3 mức độ, riêng vị trí ghế lái có thêm chỉnh điện 6 hướng. Ở hàng ghế hành khách, Seltos trang bị thêm cửa gió điều hòa sau, hàng ghế này cũng có thể điều chỉnh được độ ngả lưng lên đến 32 độ giúp cho các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy thoải mái ở những chuyến hành trình dài.
Về sự tiện nghi, mẫu SUV đô thị này sở hữu màn hình giải trí có kích thước lên đến 10,25 inch, có khả năng kết nối Apple CarPlay/Android Auto, khởi động bằng nút nhấn, hệ thống âm thanh 6 loa, cửa sổ trời…
Vận hành và trang bị an toàn
Động cơ điện có công suất tối đa 110 kW, mô-men xoắn cực đại 242 Nm, cùng hệ dẫn động cầu trước. Bộ pin lithium-ion dung lượng 42 kWh, có thể đi được quãng đường gần 300 km sau mỗi lần sạc đầy. Pin của VinFast không bán kèm xe mà dưới dạng thuê. Chi phí thuê bao hàng tháng là 1,45 triệu đồng.
Trái tim của Kia Seltos 1.6L Premium là khối động cơ Kappa 1.6 MPI, hút khí tự nhiên cho công suất tối 128 mã lực và momen xoắn cực đại 157Nm, đi cùng với hệ động cơ trên là hộp số 6 cấp tự động.
Trên VF e34, VinFast trang bị hàng loạt tính năng hỗ trợ an toàn như camera 360 độ, cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang, cân bằng điện tử, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, kiểm soát lực kéo.
Những tính năng an toàn khác như cảnh báo chệch làn, hỗ trợ đỗ xe, giám sát áp suất lốp, tìm kiếm, dẫn đường, chia sẻ vị trí, tự động gọi cứu hộ trong tình huống khẩn cấp, cảnh báo mức pin và đề xuất dẫn đường tới trạm sạc gần nhất, tự động chẩn đoán lỗi của xe, đề xuất lịch bảo dưỡng tự động, 6 túi khí. Tất cả đều được hiển thị và kiểm soát thông qua màn hình trung tâm 10 inch.
Trong khi đó, về mặt an toàn, danh sách tính năng hỗ trợ trên Kia Seltos 2020 tại Việt Nam bao gồm hệ thống cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, kiểm soát lực kéo, camera lùi, cảm biến đỗ xe…
Đâu là vị trí đặt cổng sạc tối ưu trên ôtô điện?
Tùy theo mục đích thiết kế của từng nhà sản xuất, cổng sạc trên ôtô điện có thể nằm 2 bên hông hoặc được bố trí ở trước xe để thuận tiện cho việc sử dụng của người lái.
Khác với việc nắp bình nhiên liệu của ôtô dùng động cơ đốt trong thường nằm ở 2 bên hông phía sau thân xe, các nhà sản xuất hiện nay chưa có quy chuẩn chung cho vị trí lắp đặt cổng sạc trên ôtô điện. Với từng cách bố trí, sẽ có những ưu và nhược điểm riêng tùy theo tình huống sử dụng.
Thay thế vị trí nắp bình xăng
Một trong những cách chọn vị trí cổng sạc cho xe điện quen thuộc và phổ biến nhất là thế chỗ nắp bình xăng/dầu của ôtô truyền thống. Tiếp đó, tùy theo nhà sản xuất mà cổng sạc sẽ được lắp ở bên phải hoặc bên trái thân xe, gần với trụ C.
Điểm cộng lớn nhất của thiết kế này là giúp người dùng không phải thay đổi quá nhiều thói quen sử dụng khi chuyển từ ôtô truyền thống sang xe điện khi vị trí nạp năng lượng được giữ nguyên.
Mẫu xe điện cỡ nhỏ BMW i3 có cổng sạc nằm bên phải thân xe để thuận tiện cho việc sử dụng trụ sạc trên vỉa hè. Ảnh: BMW, Wired.
Bên cạnh đó, quyết định bố trí cổng sạc ở đâu còn có thể liên quan đến yếu tố kỹ thuật khi thiết kế. Theo chuyên trang xe điện InsideEvs , mẫu xe điện đầu tiên của BMW, chiếc BMW i3 khi mới ra mắt vào năm 2013 có vị trí cắm sạc ở phía sau bên phải vì 2 lý do.
Đầu tiên là để tiết kiệm chi phí linh kiện điện tử và giảm khối lượng khi cổng sạc nằm gần với cụm pin và khối động cơ đặt ở cầu sau. Lý do thứ 2 liên quan đến việc sử dụng khi i3 được bán ra ở nhiều nước châu Âu lái xe bên tay phải bố trí các trạm sạc trên vỉa hè, lúc này vị trí cắm sạc nằm bên phụ sẽ thuận tiện nhất khi dừng đỗ và nạp năng lượng.
VinFast VF e34 có vị trí cổng sạc tương tự ôtô truyền thống giúp người dùng cảm thấy quen thuộc khi sử dụng. Ảnh: VinFast.
Hiện nay, nhiều hãng xe trên thế giới chọn cách bố trí cổng sạc cho xe điện nằm ở phía sau bên hông với thiết kế nắp đậy giống với nắp bình xăng, danh sách có thể kể đến BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen, VinFast...
Với riêng Tesla, hãng xe điện Mỹ đặt cổng sạc ở bên hông trái và thiết kế nắp đậy liền lạc với cụm đèn hậu. Thiết kế này gần tương tự việc thay thế nắp bình xăng và có thêm ưu điểm là tăng tính thẩm mỹ cho ngoại thất cho các dòng xe điện gồm Model 3, S, Y và X.
Giống với cổng sạc của xe hybrid
Phương pháp bố trí cổng sạc xe điện phổ biến kế tiếp cũng nằm bên hông, nhưng vị trí được dời lên phía trước, cạnh hốc bánh xe và trụ A.
Đây vốn là nơi cắm điện thường thấy trên các mẫu xe plug-in hybrid (PHEV) vốn có 2 nắp đậy bên hông, một cho nắp bình xăng và một cho cổng sạc pin. Dù vậy, đây không hẳn là một giải pháp nhằm tận dụng các bố trí sẵn có mà được một vài hãng xe lựa chọn có chủ đích.
Vị trí cắm sạc cạnh vị trí ra vào của người lái giúp nhắc nhở việc rút nguồn hoặc cắm sạc. Ảnh: Audi.
Theo Mary Smith, thành viên của bộ phận phát triển xe điện Ford Electrified Vehicle Technology Integration, hãng xe Mỹ bố trí cổng sạc phía trước bên trái nhằm giữ cho bộ phận này ở trong tầm nhìn của người lái, góp phần giúp hạn chế tình huống quên rút dây trước khi di chuyển hoặc quên cắm sạc. Ngoài Ford, General Motors, Audi hay Porsche cũng chọn cách bố trí cổng sạc này.
Tuy vậy, tại những quốc gia và vùng lãnh thổ quy định lái xe bên trái và vô-lăng xe nằm bên phải, các mẫu xe có cổng sạc nằm bên trái phía trước sẽ không phát huy được ưu điểm kể trên, thậm chí ít nhiều còn dễ khiến người lái quên rút/cắm dây sạc khi cần thiết.
Ngoài ra, một hạn chế khác của cách bố trí cổng sạc phía bên tài là gây bất tiện khi cần sử dụng trụ sạc trên vỉa hè. Lúc này dây sạc có thể không đủ dài, hoặc cổng sạc cắm ra bên ngoài gây cản trở các phương tiện khác lưu thông.
Người lái cần lựa chọn vị trí và hướng đỗ xe để thuận tiện cho việc sử dụng trạm sạc. Ảnh: Audi, InsideEvs.
Để khắc phục các hạn chế này, Audi e-tron GT hay Porsche Taycan được bố trí cổng sạc ở cả 2 bên, giúp người lái chủ động chọn lựa phương án cắm sạc thuận tiện nhất.
Cổng sạc nằm ở trước đầu xe
Số ít nhà sản xuất chọn bố trí nơi cắm sạc ngay phía trước đầu xe. Nắp đậy được ngụy trang thành mặt ca-lăng hoặc lưới tản nhiệt giả, giúp tổng thể ngoại hình của xe trông liền lạc hơn.
Số ít ôtô điện trên thị trường có nơi cắm sạc nằm trước đầu xe. Ảnh: Hyundai.
Dù không có lý giải chính thức nào dành cho cách thiết kế này, nguyên nhân có thể tương tự như cách BMW bố trí cổng sạc của i3, tức tối giản các linh kiện điện tử và giảm khối lượng.
Các mẫu ôtô điện có cổng sạc nằm phía trước như Nissan Leaf hay Hyundai Kona EV đều có động cơ điện đặt ở cầu trước và liên kết với cụm pin nằm dưới sàn. Bên cạnh đó, cách bố trí này cũng có ít nhiều tác dụng "nhắc nhở" người lái tháo sạc hoặc cắm nguồn cho xe khi vị trí cổng sạc nằm ngay phía trước.
Cổng sạc nằm phía trước buộc người lái phải tiến xe vào vị trí đổ để có thể kết nối được với nguồn điện. Ảnh: Nissan.
Tuy vậy, vị trí cổng sạc này dễ bị hư hỏng khi xe gặp tai nạn trực diện ở phần đầu. Ngay cả khi va chạm không quá mạnh cũng có thể khiến vị trí sạc bị hư hại và phải sửa chữa.
Thêm vào đó, do cổng nguồn nằm ở mũi xe nên người lái buộc phải tiến xe vào vị trí dừng đỗ để có thể cắm sạc. Điều này có thể gây bất tiện khi lùi xe ra khỏi bãi, hoặc không thể tiếp cận trụ sạc khi một vài bãi xe ở nước ngoài có quy định chỉ được phép lùi xe vào vị trí đỗ.
Với 700 triệu đồng, chọn VinFast VF e34, Hyundai Kona hay Kia Seltos? Vừa ra mắt với mức giá 690 triệu đồng, mẫu xe điện VinFast VF e34 có giá chỉ ngang với những mẫu SUV hạng B. Nếu không mua VF e34, người tiêu dùng có thể lựa chọn các mẫu xe như Hyundai Kona hay Kia Seltos trong cùng tầm giá. Mẫu xe điện VinFast VF e34 và Hyundai Kona hay Kia Seltos đều...