So kè Trung – Ấn trên vũ đài thế kỷ
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang có chuyến thăm Trung Quốc nhằm tìm cách tháo gỡ căng thẳng tranh chấp biên giới và thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Tuy nhiên, không khí hòa dịu này vẫn không thể che lấp hố sâu bất đồng, cũng như sự cạnh tranh ngày một gay gắt giữa hai quốc gia trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Trong cuốn “Giấc mộng Trung Hoa” gây ồn ào, Lưu Minh Phúc tuyên bố thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Trong mắt người Trung Quốc, chỉ có Mỹ xứng đáng là đối thủ duy nhất, là kẻ giữ chiếc vương miện cần phế bỏ để đoạt lấy vị thế siêu cường.
Những nước như Ấn Độ chỉ đáng xếp ở “chiếu dưới”, không thể đua tranh với Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ cũng tuyên bố thế kỷ 21 thuộc về họ và quốc gia Nam Á này không đùa. Trong ba thập niên qua, Trung Quốc phát triển thần tốc để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng thế giới cũng phải trầm trồ thán phục trước những kỳ tích phát triển của Ấn Độ.
Từ khi cải cách tận gốc nền kinh tế trì trệ vào thập niên 1990, Ấn Độ đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc và nay thực sự trở thành một thế lực kinh tế và chính trị trong cuộc chơi toàn cầu. Nhiều chuyên gia dự đoán, đến giữa thế kỷ 21, Ấn Độ trở thành cường quốc thế giới bên cạnh Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc xem Mỹ là đối tượng cạnh tranh chiến lược để giành quyền lãnh đạo thế giới, còn Ấn Độ luôn coi người láng giềng khổng lồ là đối trọng đặc biệt trong chiến lược sinh tồn của mình. Lịch sử quan hệ sóng gió Trung-Ấn mấy chục năm qua phản ánh rõ nét nhận thức cũng như nhãn quan chiến lược phát triển của hai bên.
Video đang HOT
Cải thiện quan hệ, hợp tác cùng thắng là xu hướng chủ đạo, nhưng trong khi các lãnh đạo chính trị và giới ngoại giao chừng mực thì giới học giả, tướng lĩnh ở cả Trung Quốc và Ấn Độ chẳng hề giấu giếm sự nghi kỵ, luôn tranh thủ bài bác, công kích nhau.
Ấn Độ tỏ ra không hề kém cạnh Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, trong đó có lịch sử nền văn minh lâu đời, dân số đông, kinh tế năng động (đều là thành viên khối BRIC và G-20)… Trung Quốc tiếp quản ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ; Ấn Độ cùng Nhật Bản, Brazil đang nỗ lực vận động để giành chiếc ghế quyền lực xứng đáng với vị thế của mình.
Trung Quốc là công xưởng của thế giới, còn Ấn Độ là văn phòng của thế giới và đang trên đường trở thành siêu cường về công nghệ sáng tạo. Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ cường quốc hạt nhân.
Ấn Độ đã phát triển tên lửa đạn đạo thế hệ mới có tầm bắn bao trùm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc nhằm đáp trả mối đe dọa từ tên lửa Đông Phong, hợp tác với Nga chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 FGFA nhằm đối phó máy bay tàng hình J-20.
Đối phó tham vọng hạm đội biển xanh của Trung Quốc, Ấn Độ đã mau chóng hiện đại hóa hải quân, vừa hạ thủy tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân tự sản xuất trong nước…
Trên nhiều vấn đề, quan hệ Trung-Ấn cũng đầy trắc trở, bằng mặt mà không bằng lòng. Ngoài việc Trung Quốc tranh chấp biên giới, tăng cường trợ giúp kinh tế, quân sự cho kình địch Pakistan, Ấn Độ còn lo lắng về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại một số quốc gia Himalaya sát sườn như Bhutan, Nepal.
Ấn Độ cũng bất an trước việc Trung Quốc triển khai chiến lược “chuỗi ngọc trai” với kế hoạch xây dựng các cơ sở tại Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, cùng ý đồ hiện diện hải quân thường xuyên ở Ấn Độ Dương.
Trước luận thuyết “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, Ấn Độ lập tức đáp trả bằng chính sách “Hướng đông”. Ngang cơ với Trung Quốc, Ấn Độ lại nhiều bạn bè, đồng minh chia sẻ lợi ích thiết thân, rõ ràng là thế lực không thể xem thường. Trên sân khấu đâu chỉ có “cặp đôi” Trung-Ấn mặc lòng diễn tấu. Còn có nhiều tay chơi quyền lực khác như Nga, Nhật Bản, nhất là Mỹ cũng đang ngắm nghía, toan tính.
Theo Đặng Vương Hạnh
Tiền phong
Nhật phát triển mạnh radar săn chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc
Ngày 12-10, các quan chức Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng nước này có kế hoạch trong năm tài khóa 2014 sẽ bắt đầu phát triển một hệ thống radar mới, có khả năng phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình.
Theo các quan chức này, với sự phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới ngày càng tăng trên khắp thế giới, nên việc thiết kế những công nghệ như vậy cũng trở lên ngày càng cấp thiết.
Lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản đã lựa chọn máy bay tàng hình F-35 là máy bay chiến đấu chủ lực tiếp theo, trong khi Trung Quốc cũng có kế hoạch sớm đưa vào biên chế các loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như J-20, J-31...
Trong đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2014 bắt đầu từ tháng 4 tới, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu 3,7 tỷ yên (khoảng 37,7 triệu USD) cho nghiên cứu và phát triển loại radar này. Các quan chức nước này ước tính quá trình nghiên cứu và phát triển dự kiến sẽ phải mất ít nhất 6 năm, nên loại radar mới này khó có thể được đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm tới.
Bộ Quốc phòng nước này hy vọng sẽ sản xuất một radar có thể được lắp đặt trên các xe bọc thép, để cho phép radar có thể triển khai tới mọi miền đất nước. Hệ thống vũ khí mới này ban đầu được cho là sẽ được triển khai tại các địa điểm như trên Đảo Miyako, thuộc Okinawa, nhưng nằm gần không phận Trung Quốc, để bổ sung cho các căn cứ radar hiện tại.
Máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc như J-20 là mục tiêu trực tiếp mà Nhật nhắm tới
Ngoài ra, Nhật còn không ngừng đầu tư phát triển và nâng cấp các loại radar tiên tiến triển khai cố định. Để tăng cường khả năng giám sát và răn đe trên biển, chú trọng ngăn chặn cái gọi là "hành động xâm lược biển đảo", của "một số đối thủ tiềm tàng", ngoài việc tăng cường triển khai radar giám sát biển FPS-5 ở Okinawa, Nhật Bản còn triển khai radar chống tàng hình thế hệ mới nhất FPS-7.
Đây là loại radar cảnh giới, giám sát biển kiểu cố định rất hiện đại, có tính năng vượt trội các loại radar thế hệ cũ, vừa có khả năng phát hiện máy bay tàng hình, vừa có năng lực phòng thủ tên lửa... FPS-7 là loại anten đầu tiên của Nhật Bản áp dụng công nghệ anten radar bãi rộng, nâng cao cực đại tính linh hoạt, phạm vi giám sát và độ nhạy của anten.
Cùng với các dự án đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch sẽ bắt đầu nghiên cứu phát triển một hệ thống kiểm soát hỏa lực có thể đánh chặn - thông qua các tên lửa đất đối không - các máy bay chiến đấu tàng hình do hệ thống radar mới này phát hiện, nếu máy bay được cho là chuẩn bị tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản.
Theo ANTD
Lộ ảnh tên lửa mới trên tiêm kích tàng hình Trung Quốc Tờ Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) đã cho đăng tải hình ảnh của một loại tên lửa bí ẩn gắn trên chiếc J-20, mẫu máy bay chiến đấu tàng hình nội địa đầu tiên của Trung Quốc, trang tin Want China Times (Đài Loan) đưa tin ngày 23.9. Ảnh loại tên lửa mới, bí ẩn màu trắng nằm bên ngoài thân chiếc...