So kè sức mạnh tham chiến Trung-Ấn
Báo Ấn Độ ngày 12/12 dẫn tài liệu của Bộ Quốc phòng nước này cho hay, quân đội Ấn Độ đã bị quân đội Trung Quốc bỏ xa nhiều năm và sức mạnh chiến đấu của Trung Quốc-Ấn Độ đang ở tỷ lệ 3:1.
Ấn Độ đang hi vọng sẽ lấp được khoảng cách trên trong vòng 15 năm tới, bằng cách cải thiện khả năng chiến đấu với một loạt chiến đấu cơ tàng hình, tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, tàu chiến mới cũng như các đội hình tấn công trên bộ mới.
Tài liệu mà tờ Hindustan Times có cơ hội tiếp cận dự đoán bức tranh trên sẽ thay đổi vào cuối giai đoạn Kế hoạch thứ 14 (2022-2027) của Ấn Độ, với Ấn Độ thu hẹp được khoảng cách trong sức mạnh chiến đấu với Trung Quốc xuống tỉ lệ chấp nhận được là 1,5:1.
Những thành tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh chiến đấu gồm hỏa lực của quân đội, khả năng vận động, khả năng hậu cần, tiềm lực con người và sức bền vững. Đây là những nhân tố quyết định quan trọng tới kết quả của một cuộc chiến.
Chuyên gia về các vấn đề chiến lược, phó Đô đốc không quân Kapil Kak của Ấn Độ cho rằng “tỷ lệ tham chiến mong muốn” trên có thể đạt được.
Video đang HOT
Tài liệu cũng cho thấy các bước Ấn Độ tiến hành nhằm đối trọng với hoạt động củng cố quân sự của Trung Quốc. Theo Ấn Độ, việc thành lập 2 lữ đoàn mới năm 2010 ở đông bắc đã hạ thấp khả năng tham chiến của Trung Quốc xuống tỉ lệ “2,7:1″.
“Ở trong một trận chiến trên bộ, một đội quân chỉ có thể tự vệ được trước một lực lượng tấn công khi có sức mạnh lớn gấp 3 lần sức mạnh của nó”, Kapil Kak nhận định.
Vì vậy Ấn Độ hi vọng việc thành lập lữ đoàn tấn công trên núi mới, với 85.000 quân, nhằm bảo vệ Arunachal Pradesh, dự kiến sẽ giảm hơn nữa lợi thế quân sự của Trung Quốc và tỷ lệ chênh lệch giữa đôi bên đến cuối giai đoạn Kế hoạch thứ 13 (năm 2022) còn 2,1:1.
Tài liệu cho hay, lữ đoàn tấn công mới sẽ cho phép quân đội Ấn có đủ khả năng phản kháng lại ở khu vực tự trị Tây Tạng.
Song các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh cho quân đội, giữ vững khoảng cách với Ấn Độ. Ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc năm 2013-14 cao gần gấp 3 lần của Ấn Độ. Ngoài ra, con số chi tiêu thực sự, theo các chuyên gia, còn lớn hơn thế rất nhiều.
So sánh vũ khí Trung-Ấn:
Theo Dantri
Tầu ngầm Nga "đắt khách"
Tàu ngầm đang lọt vào danh sách các mặt hàng vũ khí đắt khách của Nga tại khu vực Đông Nam Á khi Indonesia muốn sở hữu hạm đội tàu ngầm Kilo hiện đại.
2 tàu ngầm Kilo 636 đang neo đậu tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi của Nga
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với Đại sứ Nga tại Indonesia ngày 6-12, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết một phái đoàn quân sự do Đô đốc Marsetio, Tư lệnh Hải quân Indonesia dẫn đầu sẽ có chuyến thăm Nga vào cuối tháng 12 này để trao đổi về thỏa thuận mua tàu ngầm. Những tàu ngầm mà Indonesia muốn mua là lớp Kilo 636 nhằm nâng cao khả năng phòng thủ trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội Indonesia.
Bộ trưởng Yusgiantoro cho biết việc mua tàu ngầm của Nga còn nhằm mục tiêu xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Hải quân Indonesia. Tuy nhiên, ông Yusgiantoro từ chối cho biết chi tiết về khoản ngân sách quốc phòng dành cho hợp đồng mua sắm loại vũ khí này.
Trong khi đó, Đô đốc Marsetio cho biết theo chiến lược sức mạnh phòng thủ quốc gia, Hải quân Indonesia cần có ít nhất 12 tàu ngầm để triển khai tại các khu vực biển chiến lược. Indonesia quan tâm đến tàu ngầm Kilo của Nga do được trang bị loại tên lửa hành trình tiên tiến có thể nhắm bắn chính xác mục tiêu ở khoảng cách 300-400 km. Ngoài ra, Indonesia cũng đang xem xét khả năng mua một số loại vũ khí khác của Nga để trang bị cho tàu ngầm như tên lửa Klub-S, tên lửa hạm đối hạm Yakhont.
Việc Indonesia đàm phán mua tàu ngầm Kilo của Nga cho thấy tàu ngầm loại này đang được các nước Đông Nam Á, khu vực án ngữ vùng biển chiến lược quan trọng phía Tây Thái Bình Dương, quan tâm.
Tàu ngầm Kilo đang "đắt khách" tại Đông Nam Á trước hết do tính năng rất hiện đại, song giá cả lại phù hợp tới "túi tiền" của các nước trong khu vực. Tàu ngầm diesel/điên lớp Varshavyanka thuộc Dự án 636 theo cách gọi của Nga (NATO gọi là Kilo 636) chạy động cơ diesel/điện thuộc loại êm nhất thế giới, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" bởi tính năng "tàng hình" rất khó phát hiện khi hoạt động trong lòng biển.
Kilo 636 dài 73,8m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (tải trọng tối đa), tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình là
240 m, lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống hạm 3M54 Klub-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla.
Nhận thấy khách hàng tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á, trong cuộc triển lãm vũ khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á mang tên Quốc phòng và An ninh 2013 diễn ra tại Thái Lan đầu tháng 11 vừa qua, Nga đã lần đầu giới thiệu tàu ngầm phi hạt nhân Amur-1650 (biến thể xuất khẩu của tàu ngầm Lada), loại tàu ngầm còn hiện đại hơn Kilo. Tàu ngầm Nga vì thế sẽ có thể còn "đắt hàng" hơn nữa tại Đông Nam Á trong tương lai.
Theo ANTD
Indonesia mua nhiều Kilo hơn Việt Nam vì tên lửa 3M-14E? Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ đàm phán với Nga về việc mua một số tàu ngầm lớp Kilo của nước này nhằm tăng cường khả năng răn đe, sẵn sàng cho các cuộc xung đột tương lai trong khu vực. Hôm 6-12, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết, nước này sẽ cử một đoàn quan chức do Tham mưu trưởng...