Sở hữu vũ khí hạt nhân, Triều Tiên có thể làm suy yếu vị thế Mỹ
Mỹ đối mặt nguy cơ suy giảm vị thế ở châu Á khi Triều Tiên có khả năng đáp trả và răn đe hạt nhân chiến lược đáng tin cậy.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra một thiết bị hạt nhân. Ảnh: Reuters.
Việc Triều Tiên đạt được hàng loạt tiến bộ trong phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ( ICBM) mang đầu đạn hạt nhân khiến Mỹ phải tính đến giải pháp quân sự, dù vẫn ưu tiên biện pháp ngoại giao. Nếu không thể chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, Washington sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả chiến lược, theo cây bút Chrispin Rovese của National Interest.
Theo Rovese, trong 5-10 năm tới, chương trình hạt nhân Triều Tiên sẽ có thêm những bước tiến đáng kể, đạt khả năng tấn công hạt nhân đáng tin cậy vào lãnh thổ Mỹ. Bình Nhưỡng cũng sẽ tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân để duy trì khả năng răn đe Mỹ.
Một khi Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng trả đũa và răn đe chiến lược, nước này có thể tăng cường các hoạt động khiêu khích mà không lo ngại phản ứng mạnh mẽ Washington và đồng minh. Trong lịch sử chưa từng có bất cứ cuộc đụng độ trực tiếp nào giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi điều đó sẽ dẫn tới kết cục hủy diệt.
Rovese cho rằng việc Triều Tiên gia tăng căng thẳng sẽ khiến khu vực bất ổn, làm suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á. Bình Nhưỡng thậm chí còn có thể sử dụng biện pháp quân sự để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Với sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Hàn Quốc có thể đánh bật đối phương qua vĩ tuyến 38, nhưng thương vong từ cả hai phía sẽ rất lớn.
Video đang HOT
Nếu kịch bản này xảy ra, dư luận Mỹ và Hàn Quốc sẽ gây áp lực, đòi tấn công trả đũa Triều Tiên. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ sẽ khó hành động mạnh tay, vì lo ngại Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân hủy diệt các thành phố đông dân cư của nước này.
Khi nhận thấy chiếc ô bảo vệ của Mỹ không thể bảo vệ được mình trước mối đe dọa Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể buộc phải tự phát triển khả năng răn đe hạt nhân. Australia cũng có thể nhanh chóng theo đuổi hướng đi này.
Việc vũ khí hạt nhân xuất hiện khắp châu Á – Thái Bình Dương sẽ khiến hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân mất hiệu lực. Triều Tiên có thể công khai cung cấp vũ khí hạt nhân cho các quốc gia thù địch với Mỹ, giúp họ sở hữu khả năng răn đe chiến lược.
Trước việc Mỹ bất lực trước một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc sẽ phải đặt dấu hỏi về mục đích cho Mỹ đồn trú trên lãnh thổ, trong khi Nhật Bản và Australia cũng thấy lo lắng khi sự hỗ trợ của Mỹ không được đảm bảo.
Điều này sẽ tạo ra một lỗ hổng quyền lực đáng kể ở châu Á, tạo cơ hội để Trung Quốc gia tăng vị thế của mình. Theo Rovese, Bắc Kinh sẽ tận dụng điều này để đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa, xây dựng tiềm lực quân sự và tăng cường hoạt động trên các vùng biển xung quanh, với niềm tin rằng Washington sẽ không dám đối đầu giống như với Bình Nhưỡng, thách thức trực tiếp tới uy tín Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Cây bút này cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế rằng Triều Tiên đã là một quốc gia hạt nhân và phải chuẩn bị sẵn sàng cho những hệ quả tiêu cực đối với uy tín và ảnh hưởng của mình tại châu Á trước thực tế này.
Duy Sơn
Theo VNE
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân Nga - Mỹ vì tên lửa Triều Tiên
Việc Mỹ bắn hạ tên lửa Triều Tiên có thể gây hiểu nhầm, vô tình kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm và trả đũa hạt nhân của Nga.
Một vụ đánh chặn có thể bị nhầm với đòn tấn công phủ đầu bằng ICBM. Ảnh minh họa: Boeing.
Quan chức quân đội Mỹ hôm 18/9 cho biết nước này đang cân nhắc bắn hạ tên lửa Triều Tiên, kể cả khi nó không đe dọa trực tiếp đến Mỹ và đồng minh. Giới chuyên gia cho rằng quyết định bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân giữa Moscow và Washington, theo National Interest.
Nga đã tái thiết, nâng cấp phần lớn hệ thống radar cảnh báo sớm trên mặt đất, vốn bị xuống cấp kể từ khi Liên Xô tan rã. Nước này vẫn chưa hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm trong không gian, nhưng mạng lưới phòng thủ của Moscow đủ hiện đại để tránh phát động một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân vì lỗi hệ thống, điều từng suýt xảy ra trong quá khứ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng vẫn tồn tại nguy cơ Nga tấn công trả đũa khi phát hiện các tên lửa phóng lên từ lãnh thổ Mỹ. "Khi một chính phủ không hoàn toàn tự tin về khả năng sống sót của hệ thống răn đe hạt nhân, đồng thời cho rằng đối phương có chung nhận định, họ sẽ muốn duy trì quyền trả đũa để răn đe", Olga Okiler, giám đốc chương trình Nga và Á-Âu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định.
Nga sẽ phải dựa vào hệ thống cảnh báo sớm để bảo đảm họ không bị bất ngờ trong mọi tình huống. Tuy nhiên, vấn đề của Moscow là radar mặt đất không thể đưa ra cảnh báo nhanh bằng vệ tinh trong không gian.
Nga có mạng lưới radar hiện đại, nhưng không nhanh bằng vệ tinh cảnh báo. Ảnh: Sputnik.
Cả Mỹ và Nga đều xây dựng hệ thống cảnh báo sớm trên nền tảng vệ tinh và radar mặt đất. Tuy nhiên, Nga mới chỉ vận hành hai trong tổng số 12 vệ tinh dự kiến, họ cần thêm thời gian để đưa vệ tinh mới vào không gian, thay thế những vệ tinh từ thời Liên Xô.
Nếu chỉ dựa vào hệ thống mặt đất, nhiều khả năng lá chắn phòng thủ của Nga sẽ nhầm lẫn giữa một vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo với một đòn tấn công phủ đầu bằng ICBM. "Mỗi quốc gia cần nhiều hệ thống cảnh báo sớm để có thêm thời gian xác nhận nguy cơ bị tấn công phủ đầu, cũng như ra quyết định đáp trả hay không", Mike Kofman, chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA), cho biết.
Các chuyên gia đặc biệt lo ngại việc Nga tin tưởng vào hệ thống ICBM đặt trong hầm phóng, dù họ có nhiều bệ phóng di động và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có khả năng sống sót cao hơn. Điều này khiến Moscow sẵn sàng tung đòn trả đũa hạt nhân khi cảm thấy bị đe dọa.
Giải pháp tốt nhất để tránh nguy cơ này là Mỹ thông báo trước cho Nga về ý định bắn hạ tên lửa Triều Tiên. Nhưng trong những thời điểm gấp gáp như vậy, lựa chọn này gần như là bất khả thi và hiểm họa chiến tranh hạt nhân vô tình nổ ra vẫn sẽ đeo bám hai cường quốc Nga và Mỹ, chuyên gia Kofman nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Hàn Quốc quyết không triển khai vũ khí hạt nhân Tổng thống Moon Jae-in bác khả năng triển khai vũ khí hạt nhân ở nước này, cảnh báo nó có thể dẫn đến chạy đua vũ trang hạt nhân. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters. "Tôi không đồng ý rằng Hàn Quốc cần phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình hay di chuyển các vũ khí hạt nhân chiến...