Sở hữu chéo tùm lum, thoái vốn gặp “hòn đá tảng”
Lộ trình thoái vốn tại các ngân hàng theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã quá thời hạn tới… 5 tháng nhưng đến thời điểm hiện tại, việc thoái vốn của nhiều nhà băng vẫn đang nằm ở “phương án” và chưa có bước triển khai cụ thể…
Một trong những mục tiêu của đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) là giảm tỷ lệ sở hữu chéo của các ngân hàng nhằm nâng cao tính minh bạch và năng lực tài chính của hệ thống. Dù vậy, trước diễn biến khó khăn của thị trường, kế hoạch này đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
“Rối” như canh hẹ
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định cụ thể về thoái vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Thông tư 36 được xem là cách giảm bớt “quyền lực tập trung” của các cổ đông lớn.
Dù vậy, thời điểm hiện tại việc thoái vốn của các NHTM tại một TCTD khác đang diễn ra khá chậm. Có thể kể đến các trường hợp như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đang sở hữu 65% vốn tại Ngân hàng liên doanh Lào – Việt; 50% tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga. Tương tự, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đang nắm giữ 8,76% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và cũng chưa thể thoái vốn do chưa tổ chức được đại hội cổ đông dù ngân hàng này đã 2 lần tổ chức nhưng bất thành.
Một “anh lớn” của các NHTM đang có sở hữu chéo tại khá nhiều ngân hàng khác là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Theo ghi nhận, Vietcombank hiện đang nắm giữ vốn cổ phần tại 4 ngân hàng và 1 công ty tài chính gồm: Eximbank (8,19%), Saigonbank (4,3%), MBBank (9,59%), OCB là 5,07% và tại Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) 10,91%. Như vậy, theo quy định của thông tư 36 thì nhà băng này “buộc” phải thoái vốn và được lựa chọn giữ lại chỉ 2 TCTD nhưng phải thoái vốn về dưới 5%.
Agribank cũng đang có tỉ lệ sở hữu chéo tại nhiều ngân hàng
Tuy nhiên, dù đã trễ hạn tới 5 tháng nhưng động thái thoái vốn của Vietcombank vẫn đang dừng ở mức… trình phương án.
Video đang HOT
Với mạng lưới mở rộng khắp các tỉnh thành, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cũng đang có tỉ lệ sở hữu chéo liên ngân hàng. Cụ thể, Agribank hiện đang sở hữu vốn tại hai ngân hàng khác là và TrustBank, đồng thời thông qua công ty con là Chứng khoán Agribank sở hữu 14,2% cổ phần tại HD Bank và HD Bank lại sở hữu cổ phần tại ABBank.
Còn tại VietinBank, bên cạnh việc sở hữu 50% Ngân hàng liên doanh Indovina, nhà băng này cũng đang sở hữu 10,39% cổ phần của SaigonBank.
Chưa dễ thoái vốn
Theo ghi nhận, từ đầu năm đến nay, trong hệ thống các ngân hàng chỉ có 2 thương vụ “thoái vốn” thành công được ghi nhận. Cụ thể, mới đây nhất vào cuối tháng 6.2016, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã thoái vốn thành công với 16,875 triệu cổ phần (tương ứng 5,48% ) tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) được bán ra cho 10 nhà đầu tư cá nhân. Trước đó, vào tháng 2.2016, Maritime Bank cũng bán thành công 64,2 triệu cổ phiếu MBB (tương đương 4% vốn điều lệ của ngân hàng này) cho nhóm nhà đầu tư nước ngoài thuộc quỹ Dragon Capital. Nhờ thương vụ này, Maritime Bank thu về gần 1.000 tỉ đồng, đồng thời giảm tỷ lệ nắm giữ MBB xuống mức 4,96%.
Tại nhiều ngân hàng khác, nhất là những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn thì dù đã có nhiều nỗ lực trong việc thoái vốn, giảm sở hữu, nhưng thực tế quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn. Phó giám đốc một ngân hàng thương mại chia sẻ, diễn biến của thị trường thì ngày càng khó khăn nên rất khó thu hút nhà đầu tư trong nước rót vốn. Còn muốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cũng không dễ dàng vì quy định mở room cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại ngân hàng chưa được “nới” nhiều nên càng khó thu hút. Vì vậy, việc các ngân hàng “lỗi hẹn” với thông tư 36 cũng là dễ hiểu.
Trước tình hình khó khăn này, nhiều ngân hàng đang có kế hoạch “thoái vốn” với ngân hàng khác bằng giải pháp tăng vốn điều lệ của đơn vị mình. Chẳng hạn, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đang đưa ra kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3.547 tỉ đồng lên 4.500 tỉ đồng. Nếu việc tăng vốn này được triển khai thành công, tỷ lệ sở hữu của Vietcombank ở OCB sẽ giảm từ mức 5,07% xuống còn xấp xỉ 4%. Sau khi hoàn tất quá trình tăng vốn, cũng năm 2016 này, OCB dự kiến sẽ tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tượng chọn lọc bên ngoài và 500 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu.
Tuy nhiên, thực tế do tình trạng nợ xấu cao, lợi nhuận kinh doanh bị ảnh hưởng do phải trích lập dự phòng khiến một số ngân hàng như: SaigonBank, VietA Bank… phải chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc giữ lại lợi nhuận (không chia cổ tức) để dành tăng vốn. Song vì kết quả hoạt động kinh doanh kém cùng với nhiều lần “lỗi hẹn” cổ tức nên nhiều cổ đông ngân hàng không ủng hộ giải pháp tăng vốn của các ngân hàng nên tình trạng “thoái vốn” ở nhiều ngân hàng vẫn dậm chân.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định, trong vòng một năm khi Thông tư có hiệu lực (từ 1.2.2015), các ngân hàng thương mại (NHTM) đang sở hữu cổ phần tại hơn hai tổ chức tín dụng khác hoặc nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của các tổ chức tín dụng đó sẽ phải thoái vốn.
Theo Danviet
Sắp có 'quà riêng' tái cơ cấu ngân hàng
Một cơ chế hỗ trợ được cho là cần thiết sắp hiện thực, sau bốn năm triển khai quá trình tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam.
Dù không nhiều ý nghĩa khi so với thực tế hiện nay, nhưng ở khía cạnh môi trường và cơ chế kinh doanh, sự phân biệt đối xử giữa các thành phần tham gia thị trường ở đây là đáng chú ý.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo một chính sách, trong đó tạo sự hỗ trợ cho các ngân hàng tham gia tái cơ cấu. Nhưng cơ chế này lại chỉ dành riêng cho các ngân hàng thương mại nhà nước.
Với dự thảo trên, dự kiến tới đây, các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc cổ phần nhưng Nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu chi phối sẽ được áp cơ chế sử dụng vốn rộng hơn trong cho vay.
Theo quy định hiện hành ở Thông tư 36, chỉ ngân hàng thương mại nhà nước mới được áp tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) ở mức cao nhất với 90%; các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và 100% vốn nước ngoài thấp hơn với 80%.
Theo chính sách đang soạn thảo, tới đây dự kiến đối tượng được áp giới hạn 90%, được một trong những điều kiện để cho vay ra nhiều hơn, sẽ mở rộng.
Cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), từ năm 2015, khối ngân hàng thương mại nhà nước có thêm các "ngân hàng 0 đồng" mà Ngân hàng Nhà nước đã mua lại, bao gồm Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Xây Dựng và Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu.
Trường hợp Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank) và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã là ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng Nhà nước vẫn sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là những ngân hàng thương mại có vai trò dẫn đầu và tạo lập thị trường, tiên phong trong việc thực hiện các định hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường tiền tệ.
Cùng đó, ba "ông lớn" trên được Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ tham gia hỗ trợ quá trình tái cơ cấu của một số ngân hàng yếu kém, tham gia sáp nhập, hợp nhất một số ngân hàng, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
Với những lý do trên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng: "Việc xem xét nâng tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của các ngân hàng này từ 80% lên 90% là cần thiết nhằm hỗ trợ các ngân hàng này hoàn thành nhiệm vụ được giao".
Về cơ chế, dự kiến điều chỉnh trên sẽ là "món quà" dành riêng cho các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại Nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu chi phối.
Còn trên thực tế, điều chỉnh dự kiến đó không có nhiều ý nghĩa.
Bởi lẽ, dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước suốt thời gian qua cho thấy, khối ngân hàng "được quà" nói trên luôn có tỷ lệ LDR ở mức cao vượt trội; cập nhật gần nhất đến tháng 11/2015 ở mức 98,38%, trong khi giới hạn dự kiến trên chỉ 90%.
Trong khi đó, sau khi Thông tư 36 có hiệu lực, khối ngân hàng thương mại cổ phần gần như tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm túc, về số liệu báo cáo, khi duy trì LDR luôn thấp hơn giới hạn quy định 80%.
Dù không nhiều ý nghĩa khi so với thực tế hiện nay, nhưng ở khía cạnh môi trường và cơ chế kinh doanh, sự phân biệt đối xử giữa các thành phần tham gia thị trường ở đây là đáng chú ý.
Theo VnEconomy
Cổ phần hóa DNNN: Khó thể về đích 'đúng hẹn' Năm 2015, năm cuối của kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015 đã gần kết thúc, nhưng theo số liệu của Bộ Tài chính tính đến ngày 12/11 vừa qua cả nước còn phải thực hiện cổ phần hóa 130 doanh nghiệp. Điều này là khó có thể thực hiện khi thời gian dường như không ủng hộ tiến trình này. Dây...