Sở hữu cái mõm dài như mỏ vịt, chú chó bỗng nổi rần rần thành hiện tượng rồi hốt về hơn 200 nghìn fan trên MXH
Nhờ chiếc mõm dài bất thường, chú chó này bỗng trở nên nổi tiếng dù trước đó đã có người xem đây là khuyết tật.
Những bức ảnh dưới đây là Eris, một chú chó giống Borzoi của Nga. Loài chó này có đặc điểm nhận dạng là cái cổ cùng mõm siêu dài, chưa kể chiều cao của chúng cũng được liệt vào hàng “khổng lồ” khi có thể đạt tới hơn 70 cm. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở Eris chính là mõm, cái mà chủ nhân của chú chó này tin là “dài nhất thế giới”.
Đây là Eris
Eris năm nay đã 2 tuổi, nó đang sống cùng Lyly Kambourian, 27 tuổi ở Richmond, bang Virginia (Mỹ). Và theo mô tả của người chủ, Eris sở hữu cái mõm dài tới 12.2 inch (tương đương 31 cm). Chính nhờ đặc điểm thú vị này mà Eris đã có cho mình hơn 200.000 người theo dõi trên Instagram.
“Khi đi trên đường, nhiều người láng giềng đã rất tò mò về Eris khi chúng tôi đưa em về. Họ không biết em thuộc giống gì bởi ngoại hình kỳ lạ. Và có quá nhiều sự tò mò nên chúng tôi đã phải tìm đường khác để đi về.” – Lyly chia sẻ. Ngoài ra, tên của chú chó này được đặt theo vị nữ thần của sự bất hòa trong thần thoại Hi Lạp – Eris.
Video đang HOT
Chú chó sở hữu cái mõm dài tới 31 cm
“Khi Eris còn bé, có người đã nói với chúng tôi rằng em có vấn đề về răng miệng, những chiếc răng có thể đang chọc vào lợi và nó cần được loại bỏ. Tuy vậy, thời gian dần trôi và Eris cũng chẳng gặp vấn đề gì cả.” Lyly còn cho biết Eris là một chú chó ngoan và thân thiện, nó sử dụng rất tốt cái mõm dài như vịt của mình, có thể đặt chính xác vào bất cứ khoảng trống nào trên ghế, hàng rào…
Hiện người chủ vẫn chưa làm thủ tục xác nhận kỷ lục cho Eris và Lyly cũng chưa biết cách làm. Tuy vậy, Eris cũng đã có rất nhiều người theo dõi trong cộng đồng nuôi chó với chiếc mõm đặc biệt của mình.
Những khoảnh khắc gây chấn động về người lao động nghèo Ấn Độ mùa dịch
Mất việc, thiếu thức ăn do dịch bệnh và mắc kẹt tại các thành phố lớn do lệnh phong tỏa, hàng nghìn người lao động nghèo tại Ấn Độ đang đối mặt với khủng hoảng.
Bức ảnh một người phụ nữ Ấn Độ đội bọc hành lý sau đầu, bên trên là chú chó nhỏ được nhiều dân mạng chia sẻ vào 18/5. Theo Gulfnews, người phụ nữ này là lao động nhập cư, đi bộ trở về quê nhà tránh dịch. Khi bức hình được chụp, bà đã kiệt sức nhưng vẫn không nỡ đặt chú chó xuống. Người phụ nữ nhận được nhiều lời tán dương vì hành động ấm áp của mình. Ảnh: Twitter.
Nhiều người dân Ấn Độ thời gian này cũng kêu gọi nhận nuôi động vật bị bỏ rơi khi chủ nhân thất nghiệp do dịch bệnh hoặc rời thành phố lớn về quê. Các nhà hoạt động vì động vật lo ngại sau khi dịch bệnh được kiểm soát và mọi người trở lại làm việc, các thú nuôi có thể sẽ bị bỏ rơi một lần nữa. Ảnh: Twitter.
Không thể về nhà khi nghe tin con trai qua đời, Rampukar Pandit (38 tuổi), lao động nhập cư sống ở Nawada, bất lực ngồi khóc bên đường. Nhờ sự giúp đỡ của nhiếp ảnh gia và một số người tốt bụng, Pandit sau đó được hỗ trợ đưa đến ga New Delhi, nơi anh lên một chuyến tàu đặc biệt về Bihar cùng hàng trăm người khác để về nhà. Bức ảnh đau lòng của Pandit phần nào khắc họa nỗi thống khổ của lao động nghèo trên con đường chạy trốn khỏi các thành phố lớn do Covid-19. Ảnh: Atul Yadav.
Trước đó, hình ảnh một ông bố gánh 2 đứa con nhỏ trên lưng để đi bộ quãng đường 1.200 km về quê cũng khiến nhiều dân mạng nhói lòng. Ba bố con di chuyển từ thành phố Kurnool, bang Andhra Pradesh đến bang Chhattisgarh. Ảnh: Twitter.
Ở tháng cuối thai kỳ, một phụ nữ Ấn Độ cùng chồng và 4 đứa con đi bộ từ thành phố Nashik, bang Maharashtra, về thị trấn Satna ở bang Madhya Pradesh lân cận do phương tiện giao thông công cộng không còn hoạt động sau lệnh phong tỏa. Trên đường đi, người phụ nữ sinh một bé gái. Cô chỉ nghỉ ngơi khoảng 1,5-2 tiếng rồi tiếp tục ôm con đi bộ 160 km trước khi bị chặn lại ở một chốt kiểm dịch. Sau đó, sản phụ được hỗ trợ kiểm tra sức khỏe và cùng gia đình chuyển tới nơi cách ly. Ảnh: Kanesh.
Không có tiền thuê xe, Jyoti Kumari (15 tuổi) đã đạp xe chở người bố bị thương vượt 1.200 km để về quê nhà. Nữ sinh cho biết thường đạp xe cả ngày lẫn đêm và chỉ nghỉ khoảng 2-3 tiếng tại trạm xăng mỗi tối đồng thời xin thức ăn tại các điểm cứu trợ trên đường đi. Sau hành trình dài 6 ngày, hai bố con về đến nhà an toàn và Kumari được truyền thông ca ngợi vì lòng dũng cảm và hiếu thảo. Ảnh: BBC.
30 hình ảnh trước-sau khi "trang điểm" của hội thú cưng chứng minh: Không có chó xấu, chỉ có chủ không biết "làm màu"! Sau khi được sen đưa đi làm đẹp, các boss thay đổi 180 độ đến nỗi dân tình ú ớ không nhận ra! Những chú chó rất cần sự yêu thương, săn sóc và nuông chiều từ con sen của mình. Đặc biệt việc cắt tỉa lông thường xuyên là việc làm không thể thiếu. Mới đây, trang Bored Panda đã đưa ra...