Sợ hôn nhân vì ám ảnh hàng đêm thấy cảnh bố lột quần, đánh mẹ
Tôi quá nhạy cảm và tinh đời trước người khác phái. Tôi sợ đi vào vết xe đổ của mẹ. Tôi sợ hôn nhân.
Tôi rất khó cảm xúc với người khác phái, chỉ vô tình bắt gặp một đặc điểm gợi nhớ đến… bố tôi là tôi rùng mình sợ hãi. Tôi sợ hôn nhân, sợ dẫm phải vết xe đổ của mẹ.
Năm nay tôi đã 32 tuổi. Bạn bè tôi đều đã lập gia đình, thậm chí có người đã có đứa con thứ hai, nhưng tôi vẫn lẻ bóng đi về, vẫn chăn đơn gối chiếc. Lý do là vì tôi bị ám ảnh bởi người cha của mình.
Sợ hôn nhân vì ám ảnh hàng đêm thấy bố lột quần, đánh mẹ.
Tôi không may mắn được hưởng tuổi thơ trong trẻo hồn nhiên như chúng bạn. Mẹ tôi là người phụ nữ rất hiền hậu, đảm đang, yêu chồng thương con hết mực. Nhưng tình yêu của mẹ đã dành sai chỗ cho một người đàn ông như bố tôi. Có thể nói, trong trường hợp của mẹ, câu “gái có công chồng chẳng phụ” sai hoàn toàn.
Gia đình tôi có 3 anh chị em sinh sống ở Thái Bình. Tôi là con gái út. Ngay từ hồi còn nhỏ, bố đã thường xuyên rượu chè và mượn cớ về đánh đập mẹ con tôi mỗi khi không vừa ý chuyện gì. Từ hồi tôi học lớp 2, tôi đã nhớ như in những trận đòn kinh hoàng mà ông đánh tôi mỗi khi anh em tôi bị điểm kém. Ông đánh rất đau, bạ đâu đánh đấy mà toàn dùng thắt lưng da để vụt. Tôi đau chết điếng mà cố nhịn không dám khóc bởi nếu khóc ông càng đánh đau hơn. Tôi vẫn nhớ những lần đó mẹ tôi khóc lóc thảm thiết để van xin ông nhưng ông không tha. Chỉ khi nào ông nguôi giận thì ông mới dừng. Chính bởi vậy ngay từ nhỏ chúng tôi đã rất sợ cha.
Còn với mẹ thì ông còn dã man hơn nhiều, chỉ cần mẹ cãi lại ông vì bất cứ 1 lý do gì dù đúng dù sai là ông cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay ngay lập tức. Tôi nhớ có lần ông đòi mẹ tôi nấu món này món nọ, mẹ tôi đi làm về cũng mệt nên chỉ nói với giọng hơi khó chịu một chút, ấy vậy mà ông ấy dang ngay cái bàn tay hộ pháp ra tát mẹ tôi nổ đom đóm mắt trước ánh mắt sững sờ của mấy anh em tôi. Má mẹ tôi sưng vù và in hằn 5 đầu ngón tay sau cái tát trời giáng đó. Sau những lần như vậy chúng tôi vô cùng thương mẹ và căm ghét bố nhưng những đứa trẻ như tôi thì biết làm được việc gì khác?
Không dừng lại ở đó. tuổi thơ của tôi còn phải đau đớn khi chứng kiến cảnh bố như một con quỷ hung dữ túm tóc lột quần áo đánh mẹ giữa đêm. Hồi đó chúng tôi còn nhỏ nên vẫn chưa hiểu chuyện gì nhưng đó là những kí ức kinh hoàng cho tới giờ tôi không bao giờ quên. Lần đó anh em chúng tôi phải chạy sang cầu cứu hàng xóm thì mẹ tôi mới được giải thoát nếu không chắc mẹ đã chẳng còn sống cho tới tận bây giờ. Cứ mỗi lần nghĩ lại cảnh tượng đó là tôi thấy rùng mình và chảy nước mắt vì thương mẹ. Hồi đó tôi còn ngây thơ ước rằng giá như mình cao lớn một chút thì có phải mình đã xông vào đánh bố giúp mẹ không.
Video đang HOT
Mẹ tôi lại là một người phụ nữ nhẫn nhịn và có tinh thần chịu đựng phi thường.
Mẹ tôi lại là một người phụ nữ nhẫn nhịn và có tinh thần chịu đựng phi thường. Dù ở với bố tôi phải chịu nhiều đắng cay như thế nhưng không bao giờ mẹ có ý định chống đối. Có thể chính bởi tính cách này mà bố tôi càng được đà lấn tới. Bà chỉ âm thầm chịu đựng. Thậm chí còn bao che, không muốn các con hay họ hàng biết những trận đòn thừa sống thiếu chết mà bà đã phải chịu đựng. Chính bởi vậy, anh em chúng tôi ngay từ nhỏ đã vô cùng thương mẹ. Chúng tôi luôn cố gắng học hành, phấn đấu thật tốt để mong kiếm thật nhiều tiền giúp mẹ thoát khỏi cảnh nghèo và mang mẹ chạy trốn đi một nơi thật xa.
Mơ ước đó từng bước trở thành hiện thực khi 3 anh em tôi thi đỗ vào trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Chúng tôi thuê nhà, làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Không như những gia đình khác bố mẹ phải chạy từng đồng lo cho con ăn học, nhà tôi thì ngược lại, 3 anh em tôi học giỏi nên kì nào cũng nhận được học bổng, còn kiếm được thêm tiền gửi về cho mẹ.
Ra trường với tấm bằng loại giỏi, anh chị em chúng tôi không khó để xin được những công việc có mức thu nhập khá, lại hợp với chuyên môn. Chúng tôi vẫn chung sống hòa thuận và yên ấm bên nhau, hàng tháng gửi tiền về cho bố mẹ. Những lần gọi điện hỏi thăm đều thấy mẹ vui phấn khởi, cứ nghĩ thầm rằng, giờ các con trưởng thành bố mẹ đỡ vất vả chắc không còn cảnh bạo lực như xưa. Nhưng hóa ra không phải, bố vẫn đánh mẹ thường xuyên thời gian đó, có điều mẹ vẫn giấu chúng tôi, những cuộc điện thoại vẫn đầy ắp tiếng cười phấn khởi của mẹ ẩn chứa đằng sau là một nỗi đau về thể xác. Sau này tôi mới biết tính mẹ như vậy, luôn chịu đựng hi sinh, luôn muốn các con yên lòng.
Một vài năm sau, khi anh trai tôi được lên chức tổng giám đốc của một doanh nghiệp Nhà Nước cũng là thời cơ để chúng tôi tìm cách giải thoát cho mẹ. Chúng tôi một căn hộ ở Hà Nội để đón mẹ lên ở cùng. Căn nhà cũ ở Thái Bình đành phải bán đi để thêm thắt vào căn hộ ở trên này. Và dù không muốn thì bố tôi cũng lên ở cùng chúng tôi. Chúng tôi hi vọng giờ đây bố đã thay đổi tâm tính, chứng kiến thành quả của con cái thì sẽ khác xưa. Nhưng hóa ra chúng tôi đã sai lầm.
Cái khổ vẫn còn đeo bám mãi mẹ tôi cho tới lúc già. Giờ đây hàng ngày hàng giờ chứng kiến cảnh người bố vũ phu vẫn không tiếc tay đánh mẹ khiến lòng tôi quặn thắt.
Ông ấy rất khỏe, những lúc ông ấy lên cơn thì một đứa con gái chân yếu tay mềm không thể làm gì nổi. Người anh trai của tôi những lúc đó cũng chỉ dám giữ ông để cho mẹ chạy mà thôi. Có người hỏi tôi: tại sao con cái lớn thế mà lại để bố đánh mẹ, nhưng tôi thực sự không biết làm cách nào khác. Bởi lúc đó trong ông như một con thú hoang rất đáng sợ. Ông sẵn sàng đánh đập lại bất cứ một đứa nào nếu dám chống đối lại ông. Ngay cả anh trai tôi đã từng bị ông ấy cầm dao dọa chém bởi khi đã ‘lên cơn” thì ông ấy bất chấp, không khác gì một kẻ thâm thần.
Tôi khuyên mẹ nên ly dị nhưng chưa bao giờ mẹ có khái niệm đó. Mẹ nói: Mẹ cố sống đến giờ này là vì chúng tôi. Dù ông ấy thế nào đi chăng nữa thì vẫn là bố của chúng tôi. Có còn hơn không. Mẹ đã chứng kiến biết bao gia đình tan cửa nát nhà, con cái khổ sở vì vợ chồng ly tán, nay bà không muốn các con phải khổ. Tôi thuyết phục bà hàng nghìn lần vẫn không được.
Nhiều lúc tôi thầm nghĩ, rất may anh trai của mình bản chất hiền lành, nên không có án mạng xảy ra chứ không chắc chắn cảnh giết cha vì bênh mẹ đã xảy ra ngay trong chính căn nhà này.
3 anh em tôi đã từng rủ mẹ bỏ ra ngoài thuê nhà, để mặc ông bố ở trong căn nhà rộng thênh thang đó 1 một mình không người hầu hạ nhưng rồi kế sách đó chẳng được bao lâu. Ông ấy gọi điện xin lỗi khóc lóc với mẹ tôi khiến mẹ tôi lại mủi lòng. Một ngày ông ấy gọi cho mẹ tôi gần 20 cuộc điện thoại để xin lỗi, oán trách bản thân và bảo… nhớ bà. Cứ xong mỗi lần như thế mẹ tôi lại mủi lòng, và sự việc chỉ êm êm trong khoảng thời gian ngắn. Nhiều khi tôi vừa giận vừa thương vì người mẹ nhu nhược yếu đuối của mình nhưng ngẫm đi ngẫm lại thì thấy mẹ quá vị tha và độ lượng. Mẹ bảo không nỡ nhìn ông ấy chết. Đấy cứ thế mẹ tôi phải chịu đựng bố tôi cho tới tận bây giờ.
Giờ đây hàng ngày hàng giờ tôi vẫn luôn muốn bù đắp cho mẹ nhiều nhất có thể, đi làm được bao nhiêu tiền tôi dành tiền đưa mẹ tôi đi du lịch, bồi bổ chăm sóc mẹ tôi từng li từng tí. Đi làm về tôi chỉ muốn nhanh nhanh chóng về bên mẹ.
Chính bởi vậy giờ đây tôi không dám lấy chồng cho dù đã 32 tuổi. Một phần vì cảm thấy không yên tâm khi phải xa mẹ, sợ lỡ có ngày bố đánh chết mẹ thì sao.
Còn phần nữa là bởi trải qua quá nhiều biến cố nên tôi thấy mình già dặn quá so với tuổi. Tôi quá nhạy cảm và tinh đời trước người khác phái. Người ta yêu thì phải nhắm một mắt nhưng tôi không làm thế được. Người ta nhìn đời bằng lăng kính màu hồng thì tôi nhìn đời bằng lăng kính không số. Tôi khó mà rung động được người khác phái. Chỉ một hoặc vài lần tiếp xúc, tôi đã có thể “đọc vị” người đó tốt hay xấu, hiền lành hay gia trưởng, đến với tôi vì mục đích gì.
Tôi sợ đi vào vết xe đổ của mẹ. Tôi sợ hôn nhân.
Theo Phunutoday
Vợ khóc ngất khi... chồng hàng xóm bị tai nạn
Nhìn vợ tất tả vừa chăm con vừa thay phiên với chị Hằng vào chăm anh Nam trong viện khiến tôi thêm nghi ngờ mối quan hệ giữa hai người họ.
Nhìn thấy vợ vật vã, khóc lóc như thể nhà có đám khi nghe tin chồng cô hàng xóm đang cấp cứu trong bệnh viện khiến tôi ngỡ ngàng và không thể lý giải nổi. Tôi không nghĩ rằng vợ mình lại lo lắng cho gia đình họ đến vậy. Có lẽ nào... ?
Gia đình tôi chuyển về ở khu chung cư đang ở cũng đã được 3 năm. Vợ chồng tôi chơi thân nhất với nhà chị Hằng, anh Nam - ở sát vách nhà tôi. Vợ tôi và chị Hằng tuy không cùng lứa tuổi nhưng lại yêu thích thời trang nên họ suốt ngày qua lại, rủ nhau đi shopping, mua sắm nên dần dà hai gia đình trở nên thân thiết với nhau. Là đàn ông và cũng bận bịu nhiều công việc nên tôi và anh Nam (chồng chị Hằng) cũng chỉ ngồi tám chuyện với nhau khi hai gia đình tổ chức ăn uống, hát hò chung. Anh Nam hơn tôi 4 tuổi và làm giám đốc của một công ty cổ phần xây dựng.
Tôi cũng làm trong nghành xây dựng nhưng là dân công trình suốt ngày đi công tác từ Bắc chí Nam. Nhờ có gia đình nhà chị Hằng nên tôi lại càng an tâm trong những chuyến đi xa. Nhà anh chị ấy chỉ có 1 đứa con mà cháu cũng đã lớn chứ không như vợ tôi một nách hai con mọn. Thằng lớn năm nay học lớp 2 còn cô con gái chỉ mới 22 tháng. Có lần tôi đi công tác miền Nam, ở nhà thằng lớn và con bé thi nhau vào viện. Anh em họ hàng thì xa xôi nên cũng may có sự giúp đỡ của chị Hằng, anh Nam. Tôi thầm cảm ơn anh chị hàng xóm nhiều lắm nên cứ sau mỗi chuyến công tác dài ngày, tôi luôn mua các đặc sản vùng miền sang biếu anh chị hoặc mời họ sang nhà ăn uống.
Vợ khóc ngất khi chồng hàng xóm gặp tai nạn.
Vợ tôi thì luôn xem họ như người thân ruột thịt. Có lần anh Nam ốm mà tôi thấy vợ tất bật lo cơm cháo hơn cả chị Hằng. Tôi trêu đùa "Vợ lo lắng hơn cả khi chồng ốm ấy nhỉ" thì cô ấy bảo: "Chị Hằng buôn bán lấy đâu ra thời gian, vả lại còn nấu ăn vụng nên nhờ em mang đồ ăn qua cho anh Nam. Người ta giúp mình thì nhiều chứ nhà mình có mấy khi giúp được gia đình anh chị ấy đâu". Ngẫm lại vợ tôi nói quá đúng và thực lòng tôi cũng chỉ đùa cho vui chứ trong lòng rất ủng hộ, tán thành việc làm ân nghĩa của vợ. Họ không chỉ san sẻ, giúp đỡ chuyện lặt vặt mà còn cho vợ chồng tôi mượn gần 200 triệu để trả nợ ngân hàng khi đáo hạn.
Có một điều khiến tôi thật sự không thấy thoải mái khi anh Nam có vẻ luôn cưng chiều con bé út nhà tôi. Mà nhiều khi tôi thấy con gái mình có nhiều nét hao hao giống anh ấy hơn bố đẻ nó là tôi. Tôi nghĩ như vậy vì có hôm hai nhà cùng đi thang máy và anh Nam bế con bé thì bà hàng xóm tầng trên cứ xuýt xoa khen: "Ôi sao bố con nó giống nhau thế". Chị Hằng để quên túi xách nên xuống sau và không có mặt trong thang máy hôm đó. Câu nói của bà hàng xóm khiến anh Nam có vẻ mất tự nhiên và lúng túng rồi chỉ về phía tôi: "Bố cháu đây cơ bà ạ, tôi là bác cháu".
Và rồi một biến cố lớn xẩy ra với nhà chị Hằng và cũng là lúc mối nghi ngờ trong tôi càng ngày một lớn. 12g đêm chị Hằng đập cửa nhà tôi khóc lóc: "Anh Nam đi công tác với cơ quan bị tai nạn nặng lắm không biết qua nổi không. Chị vừa nhận được tin của mấy anh em cùng cơ quan anh ấy báo về". Chị Hằng vừa nói dứt lời thì vợ tôi mặt tái nhợt rồi ôm chị Hằng khóc lóc. Tôi có cảm giác như cô ấy đau khổ, sốc hơn cả chị Hằng.
Tôi chở chị Hằng vào viện nhưng trong lòng thấy vô cùng hoang mang, bất an. Trong đầu tôi vẫn không thể lý giải vì sao mà vợ mình dành nhiều tình cảm cho anh Nam đến vậy. Chuyện càng khiến tôi đau đầu hơn khi sáng hôm sau vào viện thăm anh Nam trong phong cấp cứu, vợ tôi cứ nắm lấy tay anh ấy khóc không ngừng. Cũng may nhờ trời là cuối cùng thì anh Nam cũng qua cơn nguy hiểm.
Nhìn vợ tất tả vừa chăm con vừa thay phiên với chị Hằng vào chăm anh Nam trong viện khiến tôi thêm nghi ngờ mối quan hệ giữa hai người họ. Phải chăng có một bí mật động trời nào mà tôi chưa được biết trong chuyện tình cảm mờ ám này? Và đưa con gái út liệu có phải đúng là giọt máu của tôi khi mà nó thân thiết và giống anh Năm nhiều đến vậy? Tôi phải làm sao để giải tỏa mối nghi ngờ này mà không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc hai gia đình bởi biết đâu suy luận của tôi là sai thì sao?... Và nếu những nghi ngờ của tôi là đúng thì tôi biết phải giải quyết thế nào đây?
Theo Megafun
Vợ vào nhà nghỉ với tình nhân để "trả đũa" chồng Đúng vậy tôi thích anh ta thì làm sao. Thế anh đã bao giờ hiểu cảm giác bị chồng phản bội đau như thế nào không? Tôi như chết lặng khi nghe tin vợ tôi không có chuyến công tác đợt này. Thì ra cô ấy đã lừa dối tôi để đi hú hí cùng người tình. Có lẽ giờ đây cô ta...