Sợ học, sợ thi, trốn vào viện… tâm thần
Sợ đến trường, sợ học, sợ gặp gỡ mọi người, sợ giao tiếp, tinh thần hoảng loạn, liên tục cho mình là người kém cỏi là trường hợp của cháu H.T.H., 17 tuổi ngụ tại Hưng Yên. H. luôn bị ám ảnh bởi kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Viện Sức khỏe tâm thần từng tiếp nhận trường hợp cháu N.V.X. tại Hà Nội giả vờ điên, X. có biểu hiện y hệt như người mắc bệnh tâm thần thực sự. X. luôn miệng nói bị đau đầu, ôm đầu cả ngày và thỉnh thoảng ngồi thơ thẩn, la hét, đập phá, có một thời gian X. còn giả vờ bị lẩn thẩn đi lang thang khắp phố phường để xin ăn. Gia đình quá lo lắng, đưa X. đi khám tại viện tâm thần phát hiện X đang “giả vờ” để lừa gia đình. Chị Mai mẹ của X. cho hay: “Sắp đến kỳ thi tốt nghiệp, mà cháu học kém nên có ý định “trốn thi” bằng cách giả vờ tâm thần để không phải học, không phải thi và không phải chịu áp lực phải đỗ tốt nghiệp từ phía gia đình”.
Bác sĩ đang thăm khám cho một bệnh nhân bị điên “thật” do áp lực học hành. Ảnh: TL
Giống như X., khoảng một tuần trước kỳ thi cháu T. luôn tỏ ra bướng bỉnh, đập phá đồ đạc, nói chuyện luyên thuyên. Khi gặp người lạ T. lại chửi bậy, đuổi đánh. Có khi T. nhịn ăn hàng tuần liền rồi cứ ngồi lì trong phòng không giao tiếp với ai, người thân đều cảm thấy bất lực và không ngờ rằng T. lại “phát bệnh” nhanh đến thế, “Chúng tôi hết sức bất ngờ khi T. phát bệnh quá nhanh, chỉ trong vòng 1 tuần mà bệnh tình của cháu đã nặng hơn rất nhiều, ai ai cũng lo lắng…”, mẹ của T. cho biết. Nhưng sau khi nhập viện, bác sĩ thăm khám, phát hiện T. cũng đang giả vờ tâm thần để không phải học thì người thân mới… ngã ngửa.
Trường hợp của cháu Nguyễn Văn Khanh (Đống Đa, Hà Nội) mới khiến các bác sĩ phải kính nể về độ giả điên của em. Số là Khanh rất sợ học đặc biệt là dưới sức ép từ gia đình khiến Khanh mất ăn, mất ngủ.
Video đang HOT
Thấy bạn bè vẫn thường rỉ tai nhau cách khiến bố mẹ sẽ không bao giờ ép học hành đó là… giả điên. Nghe là làm, Khanh chuẩn bị sẵn kịch bản cho màn kịch của mình, không giống như nhiều bạn cùng trang lứa chỉ giả vờ điên khi mùa thi sắp tới rồi sau khi kết thúc mùa thi đến kỳ nghỉ hè là lại tỉnh như người thường, Khanh chủ động “điên” có “quy trình”. Ban đầu, anh chàng kêu là khó ngủ thường xuyên thức đêm, có những thời điểm Khanh còn thức thâu đêm suốt sáng, gia đình cho uống thuốc ngủ mà mắt Khanh vẫn mở trừng trừng. Sau đó một thời gian, Khanh nói là bị đau đầu đêm thường nhìn thấy ma xuất hiện nên không dám ngồi vào bàn học…
Thấy Khanh mắc bệnh, người nhà tính cách đưa em đi khám nhưng cứ mỗi lần nhắc đến việc đi khám thì Khanh lại tỉnh như sáo nói có bị sao đâu mà đi khám… Cuối cùng lừa mãi Khanh, gia đình mới mời được một vị bác sĩ đầu ngành về chuyên khoa thần kinh tới điều trị thì được biết đầu óc Khanh hoàn toàn bình thường. Lý giải điều này, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Loạn thần cấp, Viện Sức khỏe tâm thần cho hay: Do áp lực thi cử nên có nhiều cháu giả vờ tâm thần để trốn học, trốn thi. Những trường hợp này sau khi khám tổng thể, kết quả đều cho thấy các cháu hoàn toàn khỏe mạnh, không hề mắc bệnh rối loạn tâm thần hay rối loạn trầm cảm.
Sợ đến trường, sợ học, sợ gặp gỡ mọi người, sợ giao tiếp, tinh thần hoảng loạn, liên tục cho mình là người kém cỏi là trường hợp của cháu H.T.H., 17 tuổi ngụ tại Hưng Yên. H. luôn bị ám ảnh bởi kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Em luôn trong tâm trạng lo lắng mình không đỗ đạt bằng anh, chị. Trong khi anh, chị đều đã đạt thủ khoa ở những trường đại học có tiếng trên địa bàn Hà Nội. H. lo lắng, không ăn uống, lúc nào cũng vã mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật, trông em rất gầy còm và xanh xao.
Vì áp lực học hành, lúc nào em cũng tự “nhốt” mình trong phòng để học, học và… học. Và rồi, em nằm lả trên đống sách vở, chẳng nói chẳng rằng, người đờ đẫn, mơ màng thì được gia đình cho đi khám. Các bác sĩ kết luận em đã mắc bệnh rối loạn tâm thần và phải nằm viện điều trị lâu dài. Vậy là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua H. đã không thể góp mặt vì lý do sức khỏe.
Gương mặt tội nghiệp của em vẫn chứa đựng những hoài bão lớn lao trên con đường học vấn, thế nhưng giờ đây ánh mắt của em chỉ nhìn xa xăm vào khoảng không vô định, cái khoảng không mà ở đó chứa đựng nhiều dấu hỏi của cuộc đời…
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, để cải thiện tình trạng này ở học sinh cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Cả gia đình và nhà trường phải động viên các cháu, không tạo áp lực quá lớn, đưa ra những quy định quá ngặt nghèo không cần thiết… Là bác sĩ từng điều trị trực tiếp cho rất nhiều bệnh nhân là học sinh mắc bệnh tâm thần, bác sĩ Dũng cũng khuyên các cháu trước khi vào phòng thi hãy vững tâm, chỉ nên coi thi cử là những bài kiểm tra nhỏ.
Các cháu nên nghỉ ngơi và ôn bài theo thời khóa biểu thật khoa học. Đảm bảo ăn, ngủ đúng giờ, thể dục thể thao nhẹ nhàng. Phụ huynh thường xuyên thăm hỏi, động viên con cái, kích thích con học theo bản năng chứ không tạo áp lưc cho con để dẫn đến những hệ quả đáng tiếc…
Theo PLXH
Shock với clip teengirl "nhảy lầu" tự tử trong trường
Trong clip, nữ sinh Cần Thơ nhảy từ lan can tầng 2 xuống và được 3-4 thầy cô ở dưới đỡ. Nhiều người cho rằng, nữ sinh cố tình tạo sự chú ý bằng việc làm quá cạn nghĩ.
Vừa qua, trên mạng rộ lên đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh một nữ sinh Cần Thơ (được cho là thuộc trường CVL) đứng trên lan can tầng 2 để "chuẩn bị" tự tử. Clip được các học sinh khác quay từ xa, không nghe thấy hội thoại giữa giáo viên và nữ sinh dại dột, nhưng ai xem cũng đều thấy các thầy cô giáo đang ra sức động viên bạn nữ, thầy cô còn đứng dàn ra để sẵn sàng đỡ. Còn bạn bè của nữ sinh thì cố gắng gọi nữ sinh quay lại. 1 lúc sau, nữ sinh quyết định nhảy xuống và 3 thầy giáo ở dưới đã đỡ được một cách dễ dàng.
Học sinh trong trường và thầy cô đang ra sức động viên nữ sinh (Ảnh chụp từ clip)
Nói là dễ dàng, bởi khoảng cách từ lan can và mặt đất là khá ngắn. Nữ sinh không bị xây xước hay ảnh hưởng gì đến thân thể. Nguyên nhân dẫn đến việc "nghĩ quẩn", được cho là do áp lực học hành. Nữ sinh vừa đoạt giải nhì môn sinh vật trong kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc, nhưng riêng việc quyết định "nhảy lầu" giữa trường, khiến toàn bộ học sinh và các thầy cô giáo bị một phen hết hồn đã đem lại những ý kiến trái chiều về hành động không bình thường này.
...Và nhảy xuống từ lan can tầng 2
Khi clip được up lên mạng, nhiều diễn đàn trường cấp 3 đã nhanh chóng cop về và bàn tán xôn xao. Hầu hết đều cho rằng nữ sinh này "chủ ý gì khi chọn địa điểm mà biết chắc mình... không thể bị làm sao", bởi ai xem clip cũng đều thấy khoảng cách giữa lan can và mặt đất là rất ngắn. Nhiều bạn còn bức xúc, cho rằng nữ sinh cố tình tạo sự chú ý.
Và ngay lập tức, đoạn clip không đem lại sự thông cảm, thương tiếc hay chia sẻ gì về việc làm dại dột của nữ sinh, mà chỉ bị cộng đồng mạng đồng loạt lên án. Tự tử đã là hành động quá dại dột và cạn nghĩ, nhất là khi người trẻ chọn cách ấy để kết thúc khó khăn của mình. Nhưng ở đây, nữ sinh lại "chơi nổi" bằng cách khiến thầy cô, bạn bè thót tim ngay giữa sân trường mình học, khiến tên tuổi trường mình bỗng dưng "nổi" một cách bất đắc dĩ, và chắc chắn, cô bạn cũng biết thừa nhảy từ lan can thấp như thế chẳng đem lại "kết quả kinh khủng" nào. Nhiều thông tin cho biết, nữ sinh này còn là vận động viên nhảy xa.
Trong diễn đàn CNTT, nick phamchau comment: "Cái lầu thấp tè vậy thì nhảy chi vậy trời, tạo scandal à!", còn nick anhco_ct khẳng định: "Đúng là em này gây scandal cho cả trường và cho chính mình mà... Nhảy từ ban công đó xuống dưới đất cùng lắm là 5m hoặc cao hơn chút xíu cỡ 7m thì chẳng si nhê gì đâu. Không cần người đỡ thì em cũng chẳng sao hết, cũng hơi tê tê cái chân chút thôi!".
Nếu đúng như những gì trong diễn đàn các trường đưa tin, thì quả thực khó hiểu cho hành động vô lý của một học sinh giỏi, lại là vận động viên thể thao. Dại dột hay gây sốc, điều này có lẽ vẫn còn phải bàn dài dài!
Theo PLXH
Bi quan về bản thân ngay trước ngày thi đại học Trong thời điểm này, nếu như teen không sớm thay đổi suy nghĩ sai lệch về việc học thì kết quả thi sẽ là một bài học đắt giá về sự chủ quan của chính bản thân mình. Bi quan về bản thân mình Chăm chỉ "cày ngày cày đêm" để mong có tấm vé vào ĐH thế mà lúc này nhiều bạn...