Sợ học sinh đi WC không dội nước, thầy giáo làm bảng hướng dẫn tỉ mỉ từng bước theo phong cách dạy tin học
Hai tờ hướng dẫn có ngôn từ lầy lội như công thức tin học khiến các em học sinh cười bò.
Nhà WC công cộng trước giờ vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, bởi tình trạng nhiều người dùng nhưng không ai có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Nhiều người dùng nhà vệ sinh xong thậm chí không giật nước hay rửa tay xong không thèm vặn vòi lại.
Có lẽ quá ám ảnh bởi điều này nên một thầy giáo dạy Hóa ở một trung tâm học thêm tại Gia Lai đã tỉ mỉ làm hai bảng hướng dẫn chi tiết cách dội nước và khóa vòi để “nhắc nhẹ” các em học sinh của mình.
Cụ thể, thầy giáo đã dán hai bảng hướng dẫn với nội dung khá lầy lội như sau lên tường nhà vệ sinh:
Rửa xong nhớ khóa van nước:
Hướng dẫn:
Bước 1: Xả van => rửa.
Bước 2: Đóng van.
Bước 3: Kiểm tra nước “còn chảy không”. Nếu còn quay lại bước 2.
Xin cảm ơn!
Video đang HOT
Tờ hướng dẫn lầy lội của thầy giáo Hóa.
Em đẹp trai (đẹp gái) nhất khi đi vệ sinh xong DỘI NƯỚC
Hướng dẫn: Làm theo 4 bước
Bước 1: Xả nước vào xô đỏ (nhỏ) gần đầy.
Bước 2: Dội ít nhất 2 xô (tiểu). 3 xô nếu đi (đại tiện).
Bước 3: Xem nếu cầu sạch thì ok. Nếu còn quay lại Bước 2.
Bước 4: Đi cầu xong nhớ mở cửa ra tấn viên gạch lại.
Xin cảm ơn!
Hướng dẫn mang phong cách công thức tin học của thầy giáo.
Hầu hết phản ứng của học sinh khi đọc xong 2 bảng hướng dẫn như công thức lập trình tin học này đều là không nhịn được cười. Nhất là khi thầy giáo còn tỉ mỉ dặn dò các em học sinh “đi nhẹ” thì dội mấy xô, “đi nặng” thì dội mấy xô nữa.
Câu chuyện về thầy giáo dạy Hóa “tâm huyết với môi trường” này ngay khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận được sự yêu thích khổng lồ từ cộng đồng mạng.
Hiện có tới hơn 21 nghìn lượt like, 232 bình luận và 337 lượt chia sẻ dành cho bài đăng về “quyết tâm chấn chỉnh ý thức xả nước” của thầy giáo.
Bảng hướng dẫn lầy lội của thầy giáo nhận được sự yêu thích cuồng nhiệt từ cư dân mạng.
Cộng đồng mạng nghi ngờ thầy dạy Tin chứ không phải Hóa, vì tờ hướng dẫn như ngôn ngữ lập trình.
Thầy đã tâm huyết như này thì chắc hẳn nhà vệ sinh của lớp học chẳng mấy chốc mà sạch bong, sáng bóng ấy nhỉ!
Theo Helino
Apple sử dụng ngôn ngữ lập trình Swift trong mã nguồn iOS 13 "nhiều gấp đôi" so với iOS 12
Apple đã giới thiệu ngôn ngữ lập trình Swift tại Hội nghị dành cho các nhà phát triển WWDC 2014, và quảng bá rằng đó là ngôn ngữ lập trình "của tương lai" dành cho các nền tảng của Apple.
Kể từ đó, ngôn ngữ này đã được sử dụng rất rộng rãi bởi các nhà phát triển bên thứ ba; song điều trớ trêu là chính Apple lại rất chậm chạp trong việc tích hợp ngôn ngữ này vào hệ điều hành của mình.
Hiện tại, đa số các nền tảng hệ điều hành của Apple đều vẫn được viết bằng ngôn ngữ Objective-C cũ.
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Đầu tiên, Apple vẫn có một lượng khổng lồ các dòng mã cổ điển viết bằng ngôn ngữ Objective-C truyền thống và điều quan trọng là chúng vẫn vận hành hoàn toàn bình thường (nếu không nói là rất tốt), do đó chẳng có lý do gì phải viết lại toàn bộ chúng chỉ để chuyển sang một ngôn ngữ khác (dù nó có mới hơn hay thuận tiện hơn), chưa kể trong quá trình viết lại sẽ tiềm ẩn nguy cơ rất cao xảy ra lỗi, mất rất nhiều thời gian và công sức để dò tìm và khắc phục. Thứ hai, trước phiên bản Swift 5, ngôn ngữ lập trình này vẫn chưa có được sự ổn định trong các ABI; và phải đến phiên bản Swift 5.1, ngôn ngữ này mới có được tính ổn định trong các module. Cả hai tính năng này đều rất quan trọng đối với việc triển khai ngôn ngữ lập trình Swift vào các thành phàn hệ thống.
Nói một cách đơn giản, phải đến những phiên bản gần đây, ngôn ngữ lập trình Swift mới thực sự có được sự ổn định cần thiết để vận hành các thành phần của hệ điều hành (phần mềm hệ thống).
Nhà phát triển Alexandre Colucci đã theo dõi việc triển khai ngôn ngữ lập trình Swift trong các phiên bản hệ điều hành của Apple bắt đầu từ iOS 9, bằng cách theo dõi các tệp nhị phân sử dụng mã nguồn Swift được tích hợp bên trong phần mềm. Báo cáo mới nhất của ông cho biết trên phiên bản hệ điều hành iOS 13, có 141 tệp nhị phân sử dụng ngôn ngữ Swift, hơn gấp đôi so với số tệp nhị phân Swift được tìm thấy trong iOS 12.
Không có gì ngạc nhiên khi đa số các thành phần sử dụng ngôn ngữ Swift trong iOS 13 là các tính năng mới, chẳng hạn như Sidecar, Find My và Reminders. Các ứng dụng khác sử dụng Swift bao gồm Health (Sức khoẻ), Books (Sách) và Shortcuts (thành phần bổ trợ của trợ lý ảo Siri). Ngoài ra, một số dịch vụ hệ thống cũng sử dụng ngôn ngữ này, chẳng hạn như 'daemon', chịu trách nhiệm "ghép đôi' thiết bị iOS với các thiết bị ngoại vi như tai nghe AirPods và loa thông minh HomePod, và một thành phần khác phụ trách tính năng tìm kiếm ngoại tuyến trong ứng dụng Find My.
Theo VN Review
Học sinh miền núi Ninh Thuận sáng chế phần mềm học tiếng Raglai trên điện thoại Xuất phát từ nhu cầu tự học và bảo tồn tiếng dân tộc Raglai, hai học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Pinăng Tắc, huyện miền núi Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) là Mai Vĩ Hào (học lớp 12A1) và Pinăng Bảo (học lớp 12A2) đã tìm hiểu, sáng chế thành công phần mềm tự học tiếng dân tộc Raglai trên...