Số hóa vùng cam sành 2.400 ha ở Tam Bình Vĩnh Long
Ngày 14-10, Công ty CP Đầu tư Koina Investment Group (viết tắt là Koina) chính thức bàn giao lại bản đồ vùng nguyên liệu cam Tam Bình cho UBND huyện Tam Bình (Vĩnh Long).
Đây là dự án công nghệ hỗ trợ việc quản lý vùng nguyên liệu mà Koina xây dựng và triển khai theo chỉ đạo của UBND huyện Tam Bình theo Quyết định số 3314/QĐ-UBND về việc điều tra đánh giá, xây dựng vùng nguyên liệu Tam Bình. Koina và cán bộ chuyên trách tại huyện đã thành lập tổ công tác thực hiện hai nhiệm vụ là khảo sát vườn cam và xây dựng bản đồ cam Tam Bình và thí điểm chương trình nông dân tiên tiến.
Nông dân huyện Tam Bình thu hoạch cam sành
Mục tiêu của dự án là: hệ thống hoá thông tin dữ liệu hình ảnh vườn cam tại Tam Bình theo chỉ dẫn địa lý và đặc hữu theo từng vùng miền; truy xuất được nguồn gốc của cam sành tại huyện Tam Bình; cung cấp dữ liệu bằng hình ảnh trực quan, dễ hiểu; tối ưu dữ liệu chuẩn bị cho công tác dự báo và phân quyền người quản lý, báo cáo và thu thập dữ liệu.
Video đang HOT
Dự án được thực hiện từ 1-7 đến 10-10 vừa qua và đã số hóa được gần 2.400 ha cam Tam Bình tại các xã: Loan Mỹ, Bình Ninh, Ngãi Tứ, Trường Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Hòa Lộc, Hòa Hiệp, Hòa Thạnh, Hậu Lộc, Mỹ Lộc. Koina đã bàn giao cho UBND huyện Tam Bình: website thống kê, bộ công cụ phân quyền; biên bản bào giao và hướng dẫn sử dụng, quản lý hệ thống.
Thông qua công cụ này UBND huyện Tam Bình có thể xem thông tin toàn bộ diện tích vùng trồng cam sành tại địa phương về nguồn cung, sản lượng, tuổi vườn, thời gian canh tác và thu hoạch bằng hình ảnh minh hoạ trực quan. Đặc biệt, với công cụ này, UBND huyện Tam Bình có thể cập nhật giá thu mua tại vườn theo thời gian thực.
Ông Võ Duy Phú, đồng sáng lập kiêm Giám đốc Phát triển Kinh doanh Koina cho biết, trong thời gian tới Koina sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển thêm bản đồ nguyên liệu bưởi cho huyện Tam Bình, với các tính năng tương tự như đã làm với cam sành.
Koina là startup tiên phong ở Việt Nam ứng dụng công nghệ và kinh nghiệm để quản lý chuỗi cung ứng và phát triển đầu ra cho nông sản Việt Nam.
Koina phân phối các sản phẩm rau củ quả, trái cây, nông sản Việt Nam với giá hợp lý và chất lượng tốt bằng cách đồng hành cùng nông dân để cải tạo canh tác, gia tăng năng suất đất trồng thông qua các ứng dụng công nghệ.
Trước đó, tháng 8-2022, Koina ký biên bản ghi nhớ với Viện Cây ăn quả miền Nam để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho cam sành Vĩnh Long và các loại cây ăn quả có múi ở ĐBSCL.
Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn - giải pháp để gạo Việt chiếm lĩnh thị trường EU
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới nhưng gạo Việt lại khó có mặt tại các thị trường lớn như Liên minh châu Âu (EU).
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels, ông Trần Văn Công, Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại EU đã đưa ra những nhận định, đánh giá về vấn đề này.
Theo ông Trần Văn Công, hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường EU trong những năm vừa qua có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, EU không phải là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam do EU chỉ dành một hạn lượng là 80.000 tấn cho gạo trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Một lý do khác là EU cũng không phải là một thị trường tiêu thụ gạo lớn so với các thị trường khác.
Trong thời gian vừa qua, từ khi triển khai EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực để xuất khẩu gạo sang thị trường EU theo hạn lượng được cấp. Ông Trần Văn Công cho biết, đối với gạo xát thường, các doanh nghiệp đã tận dụng triệt để hạn ngạch. Riêng gạo xay, xuất khẩu vào EU còn rất ít. Theo cam kết là 20.000 tấn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam mới thực hiện được một phần rất nhỏ.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã cố gắng nỗ lực để tận dụng hạn ngạch 30.000 tấn gạo thơm xuất khẩu. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Công, việc xin cấp giấy chứng nhận với dòng gạo thơm còn khó khăn nên việc tận dụng mức hạn ngạch gạo thơm nêu trên trong thời gian vừa qua cũng chưa được như mong muốn. Do đó, lượng gạo của Việt Nam vào thị trường EU còn hạn chế so với các nước khác.
Để xuất khẩu gạo thành công vào thị trường EU, ông Trần Văn Công cho rằng các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu chuẩn, đạt các tiêu chí do các quy định của EU đưa ra, cụ thể là các ngưỡng giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo Quy định 396/2005. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tận dụng và khai thác tốt thị trường gạo EU cần phải tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn theo các quy định của EU. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tập trung vào khai thác tốt hạn ngạch EU đã dành cho Việt Nam với thuế suất là 0% trong khuôn khổ của EVFTA.
Ông Trần Văn Công nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt hạn lượng gạo xát nhưng vẫn cần tập trung khai thác thêm hạn ngạch đối với nhóm gạo thơm và nhóm gạo xay để tận dụng tối đa hạn ngạch mà EU dành cho Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông Trần Văn Công, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần trao đổi với các đối tác nhập khẩu tại EU, đăng ký sớm với các cơ quan có thẩm quyền tại EU để có khung thời gian phù hợp và tập trung vào phát triển thương hiệu gạo.
Thời gian vừa qua, gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu thông qua một số đối tác lớn tại Đức, Séc, Hà Lan và Pháp và vẫn còn hạn chế tại các quốc gia khác. Hiện nay, Đức vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam thông qua nhiều kênh khác nhau. Gạo Việt nhập khẩu Đức được phân phối lại cho các nước khác, phục vụ nhu cầu trong nước, phân phối theo các cái kênh cho nhà hàng, siêu thị, các hệ thống siêu thị bán lẻ của cộng đồng châu Á. Gạo của Việt Nam cũng đã bước đầu được đánh giá cao về mặt chất lượng và có khả năng tiếp cận chiếm lĩnh thị trường.
Sản phẩm OCOP quốc gia - Bài 2: Hình thành vùng nguyên liệu tập trung, chú trọng xây dựng thương hiệu Sau thời gian phát triển rộng khắp cả nước, Chương trình OCOP "chững" lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tới nay đã bước vào giai đoạn hồi phục sản xuất, các địa phương phát triển nhiều sản phẩm OCOP độc đáo, phát huy lợi thế của địa phương... Sản phẩm nho NH 01-152 đạt tiêu chuẩn OCOP 4...